TỔNG HỢP CÔNG THỨC KINH TẾ VĨ MÔ CẦN NHỚ

Ngày: 18/03/2023

Kinh tế vĩ mô đã từng là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ sinh viên, tuy nhiên nếu biết cách học cũng như nắm vững các công thức môn kinh tế vĩ mô này thì công việc học tập và thi cử sẽ "easy" hơn rất nhiều.

Bài viết dưới đây tổng hợp các công thức môn kinh tế vĩ mô đầy đủ và chập nhật mới nhất năm 2023. Nắm vững những công thức dưới đây để chinh phục A+ một cách dễ dàng.

Dưới đây tổng hợp tất cả các công thức theo 6 nội dung:

1. Cân bằng tổng cung - tổng cầu :

📍Yo < Yp : Cân bằng khiếm dụng (CB dưới mức tiềm năng) → nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái → tỉ lệ thất nghiệp thực tế cao hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.

📍Yo = Yp : Cân bằng toàn dụng (mọi nguồn lực toàn dụng) → tỉ lệ thất nghiệp thực tế bằng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.

📍Yo > Yp : Cân bằng trên toàn dụng (CB trên mức tiềm năng) → nền kinh tế đang ở tình lạm phát cao  → tỉ lệ thất nghiệp thực tế nhỏ hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.

 
📍Công cụ điều chỉnh:
  • Chính sách tài khóa
  • Chính sách tiền tệ
  • Chính sách kinh tế đối ngoại
  • Chính sách thu nhập
Lưu ý : chính sách thu thuế không nằm trong chính sách điều tiết.
Bài giảng Ôn tập Tổng cung - Tổng cầu

 
2. Các phương pháp tính GDP:

🌈Phương pháp chi tiêu:

GDP = C + I + G + X – M
Trong đó:
C : Chi tiêu hộ gia đình
I : đầu tư (bao gồm đầu tư ròng cộng cho khấu hao I = In + De).
G : chi tiêu chính phủ
X : xuất khẩu
M : nhập khẩu

🌈Phương pháp thu nhập :

GDP = w + i + R + Pr + Ti + De
Trong đó:   
w : tiền lương
i: tiền lãi
R: tiền thuê
Pr: lợi nhuận (lợi nhuận trích nộp thuế, lợi nhuận giữ lại cho doanh nghiệp, lợi nhuận chia cổ đông)
Ti: thuế gian thu
De: khấu hao
ĐỀ THI KINH TẾ VĨ MÔ NEU (giống đến 90% đề thi thật)
EBOOK VĨ MÔ TMU
EBOOK A+ VĨ MÔ HVTC
Các trường khác các bạn lên: Onthisinhvien.com

 
Tổng sản phẩm quốc gia:
GNPmp = GDPmp + NIA
Trong đó : NIA = thu nhập do xuất khẩu – thu nhập do nhập khẩu
GNPfc = GNPmp – Ti
GDPfc = GDPmp - Ti

 
Sản phẩm quốc nội ròng:
NDPmp = GDPmp – De
NDPfc = GDPfc - De

 
Sản phẩm quốc dân ròng:
NNPmp = GNPmp – De
NNPfc = GNPfc - De
sản phẩm quốc dân ròng

 
Thu nhập quốc dân :
NI = NNPmp - Ti
(NI = NNPfc  hay NNPfc = GNPfc  - Ti )

 
Thu nhập cá nhân:
PI = NI - Pr* + Tr
Trong đó :  
Pr* : phần doanh nghiệp giữ lại để hình thành các quỹ và phần nộp ngân sách
Tr : chi chuyển nhượng

 
Thu nhập khả dụng:
Yd = PI – Thuế cá nhân
 
Tốc độ tăng trưởng:
gt = GDPt-GDPt-1GDPt-1 . 100%
Trong đó:  gt : tốc đọ tăng trương của năm t
                 GDPt : GDP của năm t
                 GDPt-1 : GDP của năm t-1
Lưu ý: GDP thực tính theo năm gốc ( theo giá cố định)
           GDP danh nghĩa tính theo giá hiện hành
           GNP danh nghĩa tính theo giá hiện hành

 
3. Các hàm số của tổng cầu:
Tiêu dùng biên: Cm = ∆C∆Yd  (0<Cm<1)
Tiết kiệm biên: Sm = ∆S∆Yd
Đầu tư biên: Im = ∆I∆Y
Thuế biên: Tm = ∆T∆Y
Nhập khẩu: Mm = ∆M∆Y
  • Cán cân ngân sách và cán cân thương mại:
  • Cán cân thương mại
  • Cán cân ngân sách
X > M :CCTM thăng dư (NX >0)
G > T: CCNS thâm hụt (B>0)

Bội chi ngân sách
X < M : CCTM thâm hụt (NX < 0)
G < T :CCNS thặng dư (B <0)

Bội thu ngân sách
X = M :CCTM cân bằng
G = T: CCNS cân bằng

 
4. Xác định sản lượng cân bằng:
Sản lượng cân bằng:  Y = C + I + G + X – M
Hay Y =  ADo + ADmY
⬄ Y = ADo1-ADm = Co+I0+Go+Xo-Mo-CmTo1-Cm+Cm.Tm-Im+Mm
Số nhân tổng cầu: ∆Y = k .∆AD
          k= 11-Cm+Cm.Tm-Im+Mm

Chính sách tài khóa:
Yt < Yp : nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái → cần ↑ G , ↓ T → thực hiện chính sách tài khóa mở rộng.
Yt > Yp : nền kinh tế ở tình trạng lạm phát → cần ↓ G, ↑ T → thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp.

 
5. Công cụ kiểm soát cung ứng tiền tệ:
⭐Nghiệp vụ thị trường mở:
Để tăng cung tiền, NHTW mua trái phiếu chính phủ từ dân chúng.
Để giảm cung tiền , NHTW bán trái phiếu  chính phủ từ dân chúng.

⭐Thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc:
Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc làm giảm cung tiền.
Giảm tỉ lệ dữ trữ bắt buộc làm tăng cung tiền.
tỷ lệ dự trữ bắt buộc

⭐Thay đổi lãi suất chiết khấu:
Tăng lãi suất chiết khấu làm giảm cung tiền .
Giảm lãi suất chiết khấu làm tăng cung tiền .

Chính sách tiền tệ:
☞ Yt > Yp : lạm phát → ↓ SM : - Thực hiện CSTT thu hẹp .
☞ Yt < Yp : suy thoái → ↑ SM : - Thực hiện CSTT mở rộng .
Bài giảng ôn tập 3 công cụ điều tiết tiền tệ của NHTW

6. Đo lường thất nghiệp:

                   u = UL .100%
Trong đó:    u: là tỉ lệ thất nghiệp
          U: là số người thất nghiệp
          L:là lực lượng lao động

Tỉ giá hối đoái:
          er = e . P(*)P
Trong đó:   
e : tỉ giá hối đoái
P* : giá hàng hóa sản xuất ở nước ngoài bằng ngoại tệ
P: giá hàng há sản xuất trong nước bằng ngoại tệ

Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM ĐẠT HỌC BỔNG ( CẢ CHÍNH QUY VÀ CHẤT LƯỢNG CAO)
Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC TOÁN CHO CÁC NHÀ KINH TẾ
Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC KINH TẾ VI MÔ 
Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ 
Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
Tham khảo: NHỮNG KÊNH THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO SINH VIÊN