REVIEW KINH NGHIỆM HỌC TẬP KINH TẾ VĨ MÔ

Ngày: 18/03/2023


KINH TẾ VĨ MÔ

Review kinh nghiệm học
1, Tổng quan môn học:
Môn học này khác với vi mô là nó nghiên cứu tổng thể của nền kinh tế, kiến thức rộng hơn nên không hề dễ dàng đâu nha. Nó nghiên cứu về tổng cung, tổng cầu và sự thay đổi của đường AD trên mô hình 45 độ. Nghiên cứu về tổng sản phẩm quốc nội(GDP) và tổng sản phẩm quốc dân(GNP), ngoài ra chúng ta còn được tìm hiểu về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ với rất nhiều công thức tính toán và lý thuyết. Thị trường ngoại hối và tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện vốn tự do cũng khá phức tạp đấyyyy.
Kiến thức của Vĩ Mô:
✅ Chương I: Tổng quan kinh tế học vĩ mô
✅ Chương II+III: Đo lường sản lượng và mức giá
✅ Chương IV: Sản xuất và tăng trưởng
✅ Chương V: Tiết kiệm - Đầu tư - Hệ thống tài chính
✅ Chương VI: Thất nghiệp
✅ Chương VII: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
✅ Chương VIII: Tiền tệ và lạm phát
✅ Chương IX: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
✅ Chương X: Tổng cung - Tổng cầu
✅ Chương XI: Sự đánh đổi ngắn hạn giữa thất nghiệp và sản lượng
Chương nào ở đây cũng quan trọng và áp dụng trong lúc làm bài tập nên đừng bỏ qua chương nào nhé ❤
Hệ thống bài giảng về những kiến thức Vĩ mô quan trọng nhất, xem tại đây
2, Bài thi cuối kì
1. Cấu trúc đề: 40 câu trong vòng 60 phút
2. Hình thức thi: Trắc nghiệm có giám sát
3. Nội dung: chia làm 2 phần quan trọng là lý thuyết và bài tập tính toán
🖐️ Trọng tâm kiến thức nằm rơi vào các chương sau:
Chương 2+3: Đo lường sản lượng và mức giá
Chương 5: Tiết kiệm- Đầu tư-Hệ thống tài chính
Chương 9: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Chương 10: Tổng cung - Tổng cầu
🖐️ Lý thuyết: trải đều tất cả các chương, bao gồm cả những câu hỏi lý thuyết trong giáo trình và hầu hết là câu hỏi lý thuyết có tính vận dụng. Vì vậy, học thuộc lý thuyết trong giáo trình là không đủ, phải hiểu được bản chất và mối liên hệ kiến thức giữa các chương thì mới làm được bài. Các câu hỏi lí thuyết thường không quá khó, nhưng sẽ không quá dễ, chủ yếu phải suy luận và rất hay “lừa”. Một vài câu hỏi trong thực tế cần vận dụng hiểu biết cá nhân.
🖐️ Bài tập: Bài tập chỉ khoảng 3-4 câu tính toán thông thường, nhớ công thức là làm được. Các dạng bài tập thường ra là bài tập liên quan đến tính GDP (hoặc GNP, Dep,...), bài tập về cung tiền (chỉ ở mức độ áp dụng công thức, không khó như bài trong SBT) và bài tính MPC.
Review chi tiết, đầy đủ nhất về đề thi cuối kỳ, xem tại đây
3,Kinh nghiệm thi:
  • Ôn kỹ kiến thức cơ bản của từng chương, từng phần nhỏ, đầu tư thời gian cho việc học.
  • Đọc kỹ đề vì có những đáp án đọc qua rất giống nhau
  • Có thể học theo những keyword, từ khóa quan trọng
  • Phân bổ thời gian làm bài hợp lý
  • Tham khảo đề thi từ những năm trước để quen dạng đề
Môn này về cơ bản cách học không khác vi mô là mấy. Mình thấy có vẻ ít lý thuyết hơn vi mô. Thâm chí môn học này còn dễ hơn cả vi mô nhé. Không cần học nhiều, chỉ cần năm bắt được nội dung chính từng chương. Hiểu được các loại đồ thị và vẽ được. Phần bài tập tính toán thì mọi người cần nắm rõ công thức tính tổng cầu và các công thức liên quan, vẽ dược sơ đồ thể hiện và chỉ cần áp dụng mô hình đó cho hầu hết những chương và kiến thức còn lại. Khi mà hiểu và giải thích được 2 loại đồ thị đó coi như  đã giải quyết xong được môn kinh tế vi mô rồi đó.
Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM ĐẠT HỌC BỔNG ( CẢ CHÍNH QUY VÀ CHẤT LƯỢNG CAO)
Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC TOÁN CHO CÁC NHÀ KINH TẾ
Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC KINH TẾ VI MÔ 
Tham khảo: REVIEW TỔNG HỢP CÔNG THỨC KINH TẾ VĨ MÔ
Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
Tham khảo: NHỮNG KÊNH THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO SINH VIÊN