Nội dung | Giai đoạn 1936-1939 | Giai đoạn 1939-1941 |
Những căn cứ để Đảng đề ra nội dung chỉ đạo cách mạng | *Tình hình thế giới - Chủ nghĩa Phát xít ra đời và ráo riết chuẩn bị chiến tranh thế giới để chia lại thị trường thế giới và tiêu diệt Liên Xô thành trì của phong trào cách mạng thế giới. - Quốc tế cộng sản triệu tập Đại hội lần thứ VII( T7-1935) tại Matxcơva: + Vạch ra nhiệm vụ cho cách mạng thế giới là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, giành dân chủ, hòa bình, bảo vệ Liên Xô. + Lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống chủ nghĩa phát xít + Đối với những nước thuộc địa, mặt trận dân tộc thống nhất có tầm quan trọng đặc biệt - Ở nhiều nước, mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít lần lượt ra đời. *Tình hình trong nước - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động sâu sắc đến đời sống tầng lớp nhân dân. Bọn phản động ở Đông Dương vơ vét, bóc lột nhân dân để phục vụ cho chiến tranh, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp pt đấu tranh của nhân dân ta. - Hệ thống tổ chức của Đảng và các cơ sở cách mạng của quần chúng đã được khôi phục |
*Tình hình thế giới: Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. - 01/09/1939 Đức tấn công Ba Lan, 2 ngày sau Anh Pháp tuyên chiến với Đức. - T6/1940 Đức tấn công Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng Đức. - 22/06/1941 Đức tấn công Liên Xô, lúc này cuộc chiến chuyển thành phe phát xít do Đức cầm đầu đối đầu với lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột. *Trong nước: Chiến tranh thế giới thứ 2 đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến Đông Dương và Việt Nam. - Pháp đã thi hành các chính sách thời chiến rất trắng trợn, chúng thủ tiêu quyền tự do, dân chủ mà ta giành được trong thời kỳ 1936 – 1939. - Lợi dụng Pháp đầu hàng Đức, 22/9/1940, Nhật tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng - 23/9/1940, Pháp kí hiệp định đầu hàng Nhật - Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Pháp – Nhật trở nên gay gắt, đặt nhân dân ta dưới 1 cổ 2 tròng áp bức. - Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp và Nhật cấu kết với nhau để bóc lột nhân dân, cướp đoạt ruộng đất, bắt nhổ lúa trồng đay. Đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng cực, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt |
Các Hội nghị Trung Ương của Đảng trong thời gian này | - Hội nghị lần thứ 2 (T7-1936) - Hội nghị lần thứ 3 (T3-1937) - Hội nghị lần thứ 4 (T9-1937) - Hội nghị lần thứ 5 (T3-1938) |
- Hội nghị ban chấp hành Trung ương 6 (T11/1939): mở đầu sự chuyển hướng - Hội nghị ban chấp hành Trung ương 7 (T11/1940): bổ sung nội dung chuyển hướng - Hội nghị ban chấp hành Trung ương 8 (T5/1941): hoàn chỉnh nội dung |
Chủ trương chỉ đạo xuyên suốt giai đoạn | Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương | - Chuyển hướng mục tiêu đấu tranh từ đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ hằng ngày lên mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc. - Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng trong từng nước, lấy liên minh công - nông làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Chuyển hướng phương pháp đấu tranh cách mạng. Xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nước ta: Lãnh đạo khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương giành thắng lợi mở đường cho 1 cuộc tổng khởi nghĩa to lớn. - Chú trọng công tác xây dựng Đảng và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng |
Xác định kẻ thù chính của CM | Bọn phản động thuộc địa, phát xít, và bè lũ tay sai của chúng | Đế quốc phát xít Pháp – Nhật |
Xác định nhiệm vụ chính của CM | - Chống thực dân phản động thuộc địa, tay sai; chống phát xít, chống chiến tranh. - Đòi tự do, dân chủ, dân sinh, cơm áo và hòa bình |
- Nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu - Tạm gác lại khẩu hiệu "Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày", thay bằng khẩu hiệu "Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt Nam cho dân cày nghèo", "Chia lại ruộng đất công cho công bằng và giảm tô, giảm tức"… |
Xác định hình thức tổ chức | - Hội nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp nhằm mục đích mở rộng mối quan hệ của Đảng với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp. - Hội nghị lần thứ ba và tư, quyết định chuyển mạnh hơn nữa về phương pháp tổ chức và hoạt động để tập hợp đông đảo quần chúng. Hình thức tổ chức quần chúng phát triển rộng rãi, bao gồm các hôị tương tế, hôị ái hữu |
Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa |
Hình thức đấu tranh của CMVN | - Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai, bí mật, bất hợp pháp. - Bãi công, biểu tình, mit tinh, yêu sách, sách báo, nghị trường, … |
Xây dựng và chuẩn bị tổ chức tổ chức lực lượng vũ trang tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền |
Mối quan hệ giữa CMVN và CM thế giới | - CMVN là 1 bộ phân của CM thế giới - Gắn bó với giai cấp vô sảnthế giới, trước hết là vô sản Pháp để cùng chống kẻ thù chung là Phát xít và phản động thuộc địa Đông Dương |
Phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cách mạng Việt Nam là một phần của cách mạng thế giới. |
Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ trong CM ở Đông dương | Cuộc vận động dân chủ thời kỳ 1936 - 1939 đề ra mục tiêu đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, tự do cơm áo và hoà bình. + Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng, thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo củaĐảng. + Đảng Cộng sản Đông Dương đã có bước trưởng thành mới trong nhận thức, thể hiện qua việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ |
Chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đồ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. “Cách mệnh phản đế và điền địa là hai cáimấu chốt của cách mệnh tư sản dânquyền. Không giải quyết được cáchmệnh điền địa thì không giải quyết được cách mệnh phản đế. Trái lại không giải quyết được cách mạng phản để thì không giải quyết được cách mệnh điền địa |