Phân tích chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng giai đoạn 1930 – 1945

Ngày: 21/01/2024

LỊCH SỬ ĐẢNG

Phân tích chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng giai đoạn 1930 – 1945

Nội dung phân tích chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng giai đoạn 1930-1945 bao gồm: Phân tích ba hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, nội dung nghị quyết chủ trương chuyển hướng, ý nghĩa chiến lược của chủ trương và đưa ra nhận xét. Bài viết được chắt lọc từ các tài liệu ôn thi thuộc các trường đại học trên cả nước do vậy bạn có thể an tâm tham khảo nhé !

Bạn đã có đề thi Lịch sử Đảng giữa và cuối kì chưa? Nếu chưa có thì lấy đề theo trường ở dưới đây nha:
Đề thi Lịch sử Đảng trường NEU
Đề thi Lịch sử Đảng trường UEH
Đề thi Lịch sử Đảng trường HVTC
Đề thi Lịch sử Đảng trường TMU
Đề thi Lịch sử Đảng trường HUST
Đề thi Lịch sử Đảng trường HUCE


Phân tích chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng giai đoạn 1930 – 1945

Chủ trương chiến lược mới của Đảng

1. Ba hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

a. Hội nghị lần thứ 6 (Tháng 11/1939): Mở đầu

Tại Hội nghị Trung ương sáu, tháng 11/1939, đánh dấu sự trưởng thành của Đảng về tư duy chính trị và sự chỉ đạo thực tiễn của Đảng trong công cuộc lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trước sự phát triển gay gắt của những mâu thuẫn giữa đế quốc Pháp và các dân tộc Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Hội nghị kịp thời đưa ra những quyết định chiến lược rất quan trọng về con đường cách mạng của các dân tộc ở Đông Dương: “Bước đường sinh tồn của dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để giải phóng dân tộc”.

Hội nghị đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên vị trí hàng đầu, cách mạng ruộng đất và mọi vấn đề khác cũng phải phục vụ cho mục tiêu cao nhất đó. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc được thực hiện bằng sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc Đông Dương trong Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương và Mặt trận phản đế của từng quốc gia dân tộc Việt, Miên, Lào. Mặt trận đó là sự liên hiệp các dân tộc, các giai cấp và tầng lớp xã hội, các đảng phái chính trị chống đế quốc Pháp và bọn tay sai của chúng, thực hiện nền độc lập hoàn toàn cho các dân tộc Đông Dương.

Xem thêm: So sánh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ở 2 giai đoạn 1936-939 và 1939-1941

b. Hội nghị lần thứ 7 (11/1940): Bổ sung

Tại Hội nghị Trung ương bảy, tháng 11/1940, sau khi phân tích tình hình thế giới và ảnhhưởng của Chiến tranh thế giới thứ Hai tới Đông Dương, Hội nghị dự đoán: “Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy, Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: lĩnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập”. Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Pháp-Nhật. Vì vậy, Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế lúc này là Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít Pháp-Nhật ở Đông Dương.

Hội nghị chủ trương, đi đôi với việc mở rộng Mặt trận phản đế, phải lựa chọn nhữngngười hăng hái nhất trong các đoàn thể của mặt trận, tổ chức các đội tự vệ, “trực tiếp võ trang cho dân chúng”, “tổ chức nhân dân cách mạng quân”, tiến lên võ trang bạo động.

Ngoài ra Hội nghị có những quyết định quan trọng về khởi nghĩa Bắc Sơn, và xem xét hoản khởi nghĩa Nam Kỳ. Những quyết định của Hội nghị Trung ương tháng 11/1940 đánh dấu sự bổ sung chuyểnhướng chỉ đạo chiến lược mà Hội nghị Trung ương sáu vạch ra, chuẩn bị điều kiện cho khởi nghĩa võ trang giành chính quyền

c. Hội nghị lần thứ 8 (5/1941): Hoàn chỉnh

Tiến theo xu hướng đó, Hội nghị Trung ương tám, tháng 5/1941 đã bổ sung, kế thừa và hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Hội nghị Trung ương sáu. Hội nghị Trung ương tám đã nhấn mạnh tầm quan trọngcủa vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. Sau khi quân Nhật vào chiếm đóng Đông Dương. Thực dân Pháp và Phát xít Nhật cấu kết nhau áp bức, bóc lột nhân dân làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ở Đông Dương và đế quốc Pháp – Nhật ngày càng gay gắt. Trước tình hình đó, Hội nghị quyết định: “Khẩu hiệu của Đảng ta là trước hết phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách của giặc Pháp - Nhật”. Nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là phải tập hợp tối đa các giai cấp, đảng phái, các nhóm cách mạng cứu nước, các tôn giáo, các dân tộc chống đế quốc Pháp-Nhật. Tất cả quyền lợi của giai cấp đều phải được đặt dưới quyền lợi dân tộc. Trên cơ sở đó, Hội nghị nhất trí với chủ trương của Hội nghị Trung ương sáu là tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất và chỉ mới thực hiện giảm tô, chia ruộng đất công cho nông dân.

Hội nghị trung ương 8
Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941) tại Pắc Bó (Hà Quảng- Cao Bằng)

Xuất phát từ chủ trương khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh vì độc lập, tự do của từng dân tộc Việt, Miên, Lào, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhấtphản đế Đông Dương và giúp đỡ các dân tộc Miên, Lào thành lập Mặt trận Cao Miên độc lập đồng minh và Mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh; cáchội quầnchúng đều lấy tên hội cứu quốc để thu hút rộng rãi các lực lượng yêu nước tham gia; khi giành độc lập, sẽ xây dựng một nước Việt Nam dân chủ mới và thànhlập chính quyền cáchmạng của chung toàn thể dân tộc không phải thuộc quyền riêng của một giai cấp nào.

2. Nội dung quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ sáu (tháng 11-1939), Hội nghị lần thứ bảy (tháng11-1940) và Hội nghị lần thứ tám(tháng 5-1941). Trên cơ sở nhận định khảnăng diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai và căncứ vào tình hình cụ thểtrong nước, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định chuyển hướng chỉđạochiến lược như sau:

Một là, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Ban chấp hành Trung ương nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với Đế quốc, phát xít Pháp - Nhật. Bởi “Trong lúc này nếu không giải quyết đượcvấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đếnvạn năm cũng không đòi lại được”. Để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng lúc này, Ban Chấp hành Trung ương quyết định tạm gác lại khẩu hiệu "Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày", thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, Việt gian cho dân cày nghèo, "chia lại ruộng đất công cho công bằng và giảm tô, giảm tức"…

Hai là, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thi hành chính sách “dân tộc tự quyết”. Sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật, các dân tộc trên cõi Đông Dương sẽ “tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành lập một quốc gia tùy ý”. “Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng”. Từ quan điểm đó, hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng, thực hiện đoàn kết từng dân tộc, đồng thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù chung.

Ba là, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, “không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản xứ, ai có lòng yêu thương nòi sẽ cùng nhau thống nhất mặt trận, thu góp toàn lực đem tất cả ra giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc”. Các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh đều mang tên “cứu quốc”.

Bốn là, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo tinh thần dân chủ, một hình thức nhà nước “của chung cả toàn thể dân tộc”. Hội nghị chỉ rõ, “không nên nói công nông liên hiệp và lập chính quyền Xô viết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hiệp và thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa”

Năm là, Hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân, “phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù”. Trong những hoàn cảnh nhất định thì “với lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”. Hội nghị còn xác định những điều kiện chủ quan, khách quan và thời cơ tổng khởi nghĩa.

Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương chiến lược được đề ra từ Hội nghị 11/1939, khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương chính trị 10/1930, khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Đó là ngọn cờ dẫn đường cho toàn dân Việt Nam đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị lực lượng, tiến lên trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do.

3. Ý nghĩa của chủ trương chiến lược mới

- Thể hiện sự phát triển mới trong nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng
- Là nguyên nhân trực tiếp quyết định đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 19452.

4. Nhận xét

  Nhiệm vụ chủ yếu Lực lượng cách mạng
Cương lĩnh 2/1930 Chống đế quốc, chống phong kiến giải phóng dân tộc đặt lên hàng đầu Khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên liên minh công nông
Luận cương 10/1930 Chống phong kiến, chống đế quốc, “thổ địa” là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền Công nhân, nông dân, một phần tử lao khổ ở đô thị
Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộclên hàng đầu Khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên liên minh công nông

Chúng ta đã đi hết nội dung về "Phân tích chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng giai đoạn 1930 – 1945" một cách đầy đủ và sâu sắc. Bài viết này có thể sử dụng làm tài liệu ôn tập của các bạn sinh viên ở các trường đại học trên toàn quốc. Hi vọng các bạn đã tìm được thông tin kiến thức mà mình mong muốn. Đừng quên ủng hộ Ôn thi sinh viên trên các nền tảng FacebookYoutube và Tiktok để chúng mình có nhiều động lực ra thêm nhiều nội dung bổ ích nữa nha !!!

Chúc bạn học tập tốt !

Một số bài viết khác có thể bạn sẽ cần:
So sánh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ở 2 giai đoạn 1936-939 và 1939-1941
So sánh cương lĩnh Chính trị đầu tiền của Đảng và Luận cương Chính trị
Học phí các trường đại học năm 2023-2024 (dự đoạn 2024-2025)
Lộ trình đại học dành cho tân sinh viên
Tân sinh viên lên đại học cần mang theo những gì ?


Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT