So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị của Đảng

Ngày: 21/01/2024

LỊCH SỬ ĐẢNG
So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng


Bài viết nêu rõ một số vấn đề như sau: Về sự giống và khác nhau của Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2/1030 và Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng và nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó. Mời bạn đón đọc !

Bạn đã có đề thi Lịch sử Đảng giữa và cuối kì chưa? Nếu chưa có thì lấy đề theo trường ở dưới đây nha:
Đề thi Lịch sử Đảng trường NEU
Đề thi Lịch sử Đảng trường UEH
Đề thi Lịch sử Đảng trường HVTC
Đề thi Lịch sử Đảng trường TMU
Đề thi Lịch sử Đảng trường HUST
Đề thi Lịch sử Đảng trường HUCE

Bài viết nêu rõ một số vấn đề như sau: Về sự giống và khác nhau của Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2/1030 và Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng và nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó

* Giống nhau
      

- Phương hướng chiến lược: đều tiến hành 2 giai đoạn là cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đi theo đường lối cách mạng Việt Nam được đề ra trong Hội nghị thành lập Đảng là “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.      

- Mâu thuẫn cơ bản: đều chỉ ra 2 mâu thuẫn cơ bản của nước ta trong thời điểm đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp. Hai mâu thuẫn này được ngầm thể hiện thông qua 2 nhiệm vụ cách mạng là đánh đế quốc và đánh phong kiến. Trong đó, đánh đế quốc để giải quyết mâu thuẫn dân tộc, đánh phong kiến để giải quyết mâu thuẫn giai cấp.     

- Nhiệm vụ cách mạng: đều thực hiện 2 nhiệm vụ là đánh đế quốc và đánh phong kiến.    

- Lực lượng cách mạng: đều chỉ ra lực lượng nòng cốt của cách  mạng Việt Nam  là công nhân  và nông dân. Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản

- Mối quan hệ với cách mạng thế giới: cách mạng Việt Nam (cách mạng Đông Dương) là một bộ phận của cách mạng thế giới.

   
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng           Luận cương chính trị đầu tiên

* Khác nhau

Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên
(2/1930)
Luận cương chính trị
(10/1930)
Phạm vi Việt Nam Đông Dương
Nội dung về cách mạng tư sản dân
quyền
Chỉ thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc,giành độc lập dân tộc, không bao gồm cách mạng ruộng đất Bao gồm cả nhiệm vụ giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất
Mâu thuẫn chủ yếu Mâu thuẫn dân tộc Mâu thuẫn giai cấp
Nhiệm vụ chủ yếu Đánh đế quốc  Đánh phong kiến
Thứ tự thực hiện các nhiệm vụ chiến lược + Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đánh đế quốc trước, đánh phong kiến sau

+ Nhiệm vụ chống đế quốc là nhiệm vụ
quan trọng số 1, xuyên suốt của cách mạng
Việt Nam
+ Đề cao nhiệm vụ giai phóng giai cấp, đánh phong kiến trước, đánh đế quốc sau

+ Chưa thấy được mâu thuẫn chính của đất nước khi đó là mâu thuẫn dân tộc, đặt nặng chiến tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất
Lực lượng cách mạng + Công nhân, nông dân là nòng cốt.

+ Tri thức, tiểu tư sản, phú nông, trung tiểu địa chủ, tư sản dân tộc có thể lôi kéo, lợi dụng trung lập. 
⇒ Đánh giá đúng khả năng làm cách mạng của  các giai  cấp, tầng  lớp  khác  trong xã hội. Chủ trương xây dựng đại đoàn kết dân tộc, tập hợp các lực lượng yêu nước cùng đứng  lên  giải phóng  dân  tộc,  chống  đế quốc
+ Chỉ có công nhân và nông dân.  ⇒ Không  nhận  thức được  khả năng  làm cách mạng của các giai cấp khác trong xã hội như tiểu tư sản, tư sản dân tộc,...không ý thức được khả năng có thể lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ yêu nước đi theo con đường cách mạng.
 

*Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau của 2 văn kiện trên      

Sự khác nhau giữa 2 văn kiện Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị có thể xuất phát từ sự khác biệt trong nhãn quan chính trị, năng lực cách mạng, khả năng đánh giá tình hình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trần Phú. Ngoài ra, sự khác biệt này có thể đến từ các tác động bên ngoài như Quốc tế Cộng sản hoặc bối cảnh đất nước thời điểm đó.      

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người có kinh nghiệm dày dặn về cách mạng, có vốn kiến thức thực tế phong phú và tầm nhìn chiến lược rộng mở. Bác hiểu rõ tình hình đất nước, biết rõ con đường nào phù hợp với cách mạng Việt Nam. Kết hợp với một khoảng thời gian dài bôn ba ở nước ngoài, Bác đã xác định được con đường đúng đắn phù hợp với cách mạng nước nhà, tìm được con đường giúp dân tộc thoát khỏi ách nô lệ.      

Đồng chí Trần Phú là học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là một học viên ưu tú vừa tốt nghiệp Đại học Phương Đông (Liên Xô) do Quốc tế cộng sản thành lập. Luận cương do đồng chí soạn thảo ít nhiều chịu sự ảnh hưởng về tư tưởng của Quốc tế cộng sản, hay nói cách khác là mang đậm tư tưởng của Quốc tế cộng sản

Hình ảnh đồng chí Trần Phú
 
Tư tưởng của Quốc tế cộng sản có rất nhiều điểm đáng để học hỏi nhưng cũng có những điểm không phù hợp với tình hình Việt Nam khi đó. Những hạn chế trong Luận cương chính là hạn chế của thời đại, là sự áp đặt tư tưởng của Quốc tế cộng sản một cách máy móc, thiếu linh hoạt lên cách mạng Việt Nam.        

Cụ thể, hạn chế đầu tiên đó là đặt nặng vấn đề giải phóng giai cấp hơn vấn đề giải phóng dân tộc. Phải biết rằng Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn bao trùm nhất của nước ta chính là mâu thuẫn dân tộc, là mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với đế quốc. Nhưng việc xác định sai mâu thuẫn chủ yếu này trong bản Luận cương (Luận cương xác định mâu thuẫn giai cấp là mâu thuẫn chính) đã dẫn tới việc xác định nhiệm vụ cách mạng dân tộc, đánh đế quốc đáng lẽ nên được đặt lên hàng đầu lại xếp sau nhiệm vụ giải phóng giai cấp, đánh phong kiến.        

Hạn chế thứ hai là việc đánh giá không đúng khả năng làm cách mạng của các giai cấp khác trong xã hội ngoài giai cấp công nhân, nông dân. Áp đặt tư duy giai cấp tư sản không thể làm cách mạng, chỉ biết bóc lột kinh tế, tiểu tư sản bấp bênh về kinh tế, bạt nhược về chính trị. Xác định phải đánh đổ giai cấp địa chủ dù biết rằng trong có một bộ phận trung tiểu địa chủ yêu nước có tinh thần cách mạng, sẵn sàng gia nhập cách mạng.        

Sau này, những hạn chế trong Luận cương (10/1930) đã được khắc phục tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939

Chúng ta đã đi hết nội dung về "So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng" một cách đầy đủ và sâu sắc. Bài viết này có thể sử dụng làm tài liệu ôn tập của các bạn sinh viên ở các trường đại học trên toàn quốc. Hi vọng các bạn đã tìm được thông tin kiến thức mà mình mong muốn. Đừng quên ủng hộ Ôn thi sinh viên trên các nền tảng FacebookYoutube và Tiktok để chúng mình có nhiều động lực ra thêm nhiều nội dung bổ ích nữa nha !!!

Chúc bạn học tập tốt !

Một số bài viết khác có thể bạn sẽ cần:

Phân tích chủ trương chuyển hướng chiến dịch của Đảng giai đoạn 1930-1945
So sánh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ở 2 giai đoạn 1936-939 và 1939-1941
So sánh cương lĩnh Chính trị đầu tiền của Đảng và Luận cương Chính trị