TÓM TẮT QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG III: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Chương 3 là có nội dung về "Môi trường kinh doanh" và là chương học có nhiều nội dung thi nhất. Do đó, các bạn sinh viên cần ôn tập kĩ phần kiến thức này kèm theo đó là kết hợp luyện đề (link đề thi kèm phía dưới). Các câu hỏi thi của Quản trị kinh doanh rất dễ gây nhầm lẫn chính vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn không bỏ sót phần kiến thức nào nhé !!!!
CHƯƠNG 3. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
3.1. Khái lược về môi trường kinh doanh
*Khái niệm về môi trường kinh doanh
MTKD là tổng thể các yếu tố, các nhân tố (bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của DN .
*Sự cần thiết phải nhận thức đúng đắn về môi trường kinh doanh
- DN không hoạt động biệt lập như một hệ thống đóng
- Nhận thức đúng về MTKD, mới có thể ra quyết định kinh doanh chính xác
*Các Loại MTKD
1. Môi trường quốc tế và môi trường quốc dân:
- Bối cảnh kinh tế
- Bối cảnh chính trị và pháp lý
- Bối cảnh xã hội
- Bối cảnh đạo đức
- Bối cảnh công nghệ
- Bối cảnh quốc tế
- Những đối tác bên ngoài có liên quan
Bối cảnh kinh tế
Xem xét đến yếu tố biểu hiện như: tổng sản phẩm quốc dân (GDP), chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát,… Đo lường mức độ thuận lợi trong kinh doanh của 189 quốc gia. Việt Nam đứng thứ 78, kém xa Malaysia (18) và Thái Lan (26)
Theo VCCI đánh giá: “môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn đang ở mức dưới trung bình so với các nước trong khu vực và trên thế giới”.
Theo Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2014 thì “chất lượng môi trường kinh doanh thấp, quyền sở hữu bị xâm phạm, tình trạng tham nhũng vẫn là vấn đề bức xúc. Trong đó, hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng hạn chế, hoạt động đầu tư công quá mức là những ràng buộc rõ ràng nhất. Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam khá dồi dào nhưng thiếu kinh nghiệm, kỹ năng cũng là cản trở đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”
Bối cảnh chính trị và pháp lý
Chính trị và pháp luật kích thích hoặc kìm hãm sự phát triển của các hoạt động kinh tế.
Các chính sách: chính sách kinh tế vĩ mô (chính sách tài chính, chính sách tiền tệ,…), chính sách đầu tư, chính sách thuế,…
Ví dụ: chính sách thắt chặt tín dụng, chính sách thuế (miễn/giảm thuế thu nhập DN
Nhận xét về “thủ tục hành chính ở Việt Nam”
- “Ẩn” sau 872 giờ/năm dành cho thủ tục thuế là một bộ máy trì trệ, thái độ hách dịch, quan liêu. “Ẩn” sau quy trình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tốn quá nhiều thời gian là tình trạng bôi trơn, văn hóa lót tay.
- Giải pháp: rút ngắn thời gian, giảm bớt quy trình, bãi bỏ giấy tờ không cần thiết nhằm hạn chế tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu trên.
Bối cảnh xã hội
Bối cảnh xã hội bao gồm các vấn đề như tỷ lệ sinh, số lượng hộ gia đình, cơ cấu dân số, các giai tầng xã hội, các vấn đề văn hóa,…
Các vấn đề này sẽ ảnh hưởng tới việc quản trị nhân lực, lựa chọn sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho xã hội.
Ví dụ: Phát triển dịch vụ cho người già ở Nhật Bản, McDonald’s tại Ấn Độ
Bối cảnh đạo đức
Khi kinh doanh, các DN cần quan tâm tới các vấn đề đạo đức và trách nhiệm xã hội
Câu chuyện Vedan xả nước thải không qua xử lý ra môi trường
Bối cảnh công nghệ
Công nghệ tạo ra dây chuyền sản xuất tự động, vật liệu thay thế, ứng dụng tin học trong quản lý kinh doanh,…
Sự tác động đến Hiệu quả kinh doanh
Bối cảnh quốc tế
- Diễn ra sự trao đổi sản phẩm/dịch vụ
- Đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài
- Xuất hiện nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia
Những đối tác bên ngoài
- Cộng đồng
- Tổ chức hành pháp
- Hiệp hội ngành nghề
- Nhóm bảo vệ lợi ích
- Phương tiện truyền thông
- Tổ chức tôn giáo
Sự cạnh tranh giữa người bán
Đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng cung cấp sản phẩm/dịch vụ trong một ngành
Mỗi doanh nghiệp đều muốn thu hút khách hàng, mở rộng thị phần, tạo dựng lợi thế cạnh tranh
Sự tồn tại của sản phẩm và dịch vụ thay thế
Sự cạnh tranh được gây ra do nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có thể bị sản phẩm/dịch vụ khác thay thế
Những đối thủ cạnh tranh mới
Sự ra đời của những doanh nghiệp mới cùng kinh doanh sản phẩm/dịch vụ giống doanh nghiệp
Doanh nghiệp mới xuất hiện có khả năng làm giảm lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp trong ngành
Quyền lực của các nhà cung cấp
Doanh nghiệp kinh doanh phụ thuộc vào các nhà cung cấp
Nhà cung cấp đóng vai trò hỗ trợ, đảm bảo nguồn cung phục vụ cho sản xuất/cung cấp sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng
Doanh nghiệp kinh doanh phụ thuộc vào các nhà cung cấp
Nhà cung cấp đóng vai trò hỗ trợ, đảm bảo nguồn cung phục vụ cho sản xuất/cung cấp sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng
Quyền lực của người mua
Doanh nghiệp cần đáp ứng nhu cầu của người mua về sản phẩm/dịch vụ
Người tiêu dùng có thể gây sức ép khiến DN giảm doanh thu, giảm lợi nhuận
Quyền lực của người tiêu dùng qua Hiệp hội người tiêu dùng
Học đầy đủ các chương kết hợp luyện đề QTKD: TẠI ĐÂY
2. Các loại môi trường kinh doanh
- Môi trường nội bộ doanh nghiệp
- Các cổ đông
- Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
- Người làm công
- Công đoàn
- Các nhà khoa học và các chuyên gia
- Các nhà tài trợ
3.2. Các đặc trưng cơ bản của MTKD nước ta hiện nay và tác động của nó tới hoạt động KD
1. Nền kinh tế nước ta xây dựng mang bản chất nền kinh tế thị trường
Nước ta xây dựng mô hình kinh tế hỗn hợp: nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Thị trường mang bản chất thị trường cạnh tranh; vận động theo quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu
2. Các yếu tố thị trường ở nước ta đang được hình thành
Tư duy quản lý kế hoạch hóa tập trung vẫn chưa chấm dứt mà được chuyển sang quản lý nền kinh tế thị trường ngày nay
Các thủ tục hành chính nặng nề tồn tại trong lĩnh vực quản lý nhà nước
3. Tư duy còn manh mún, truyền thống, cũ kĩ
Kinh doanh với quy mô quá nhỏ bé
Kinh doanh theo kiểu phong trào
Khả năng đổi mới thấp
Kinh doanh thiếu vắng hoặc hiểu sai tính phường hội
Thiếu cái nhìn dài hạn về sự phát triển và lợi ích
4. Môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế
Phạm vi kinh doanh mang tính toàn cầu
Tính chất bất ổn của thị trường là rất rõ ràng và ngày càng mạnh mẽ
3.3. Quản trị môi trường kinh doanh
Thực chất quản trị môi trường kinh doanh
Quản trị môi trường là quá trình vận dụng các chiến lược chủ động với mục đích duy trì hoàn cảnh hiện tại hoặc thay đổi bối cảnh mà ở đó một doanh nghiệp phát triển theo cách thỏa mãn được những nhu cầu của mình.
Học đầy đủ các chương kết hợp luyện đề QTKD: TẠI ĐÂY
Các chiến lược quản trị môi trường kinh doanh
Các chiến lược thương mại
- Chiến lược độc lập: vận dụng khi là người khởi đầu duy nhất thay đổi một số phương diện của môi trường vi mô để đáp ứng nhu cầu
- Chiến lược hợp tác: vận dụng khi hai tổ chức lựa chọn con đường hợp nhất với nhau để giảm chi phí, rủi ro, gia tăng sức mạnh
Các chiến lược chính trị
- Cuộc vận động hành lang: biểu hiện mong muốn tạo ra ảnh hưởng đến các tổ chức liên bang hoặc cơ quan cấp tỉnh
- Đại diện: với sự tham gia của các cá nhân để bảo vệ quyền lợi cho một DN ở phạm vi ngoài DN
- Tổ chức xã hội: một quá trình mà thông qua nó người ta truyền đến những người làm công những giá trị và niềm tin cơ bản của tổ chức
Vậy là chúng ta đã tóm tắt được chương 3 môn quản trị kinh doanh. Đừng quên tiếp tục theo dõi để khám phá những chương tiếp theo và tiếp tục với những môn học khác cùng OTSV. Để lại phản hồi của bạn dưới bài viết này hoặc gửi về page: Onthisinhvien.com (page Facebook), rất sẵn lòng được phục vụ các bạn sinh viên.
Chúc các bạn học tập hiệu quả - đạt kết quả cao !
Một số bài viết khác có thể bạn sẽ cần:
Tóm tắt chương 1 và 2 môn Quản trị kinh doanh
Kinh tế vi mô - Chương I: "Tổng quan về kinh tế học"
Kinh tế vi mô - Chương II: "Lý thuyết cung - cầu"
Kinh tế vi mô - Chương III: "Co giãn cung - cầu"