Kinh tế vi mô - Chương 1: Tổng quan về kinh tế học

Ngày: 05/12/2023

KINH TẾ VI MÔ - TÓM TẮT KIẾN THỨC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

Trước khi đến với môn học Kinh tế vi mô bạn cần phải hiểu một số khái niệm quan trọng như: Lãi suất, lãi suất ngân hàng, nguồn lực, thị trường, cung-cầu,... và các công thức quan trọng được liệt kê trong bài viết này.

Học kỹ chương 1: "Tổng quan về kinh tế học" để dễ dàng nắm bắt kiến thức ở những chương học sau.

Kinh tế vi mô - chương 1: tổng quan về kinh tế học

I. Một số khái niệm cơ bản

- Nhu cầu: là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi mong muốn, nguyện vọng của con người cả về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Để thỏa mãn nhu cầu con người cần tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ.
- Sản xuất: là hoạt động chuyển hóa các nguồn lực tài nguyên thành sản phẩm để phục vụ tiêu dùng.
- Nguồn lực: là những yếu tố được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ mà con người mong muốn. Các nguồn lực chủ yếu: Đất đai, Lao động và Vốn.
- Sự khan hiếm: phản ánh việc nguồn lực là hữu hạn không thể thỏa mãn tất cả nhu cầu của con người.
- Sự đánh đổi: khi sử dụng một nguồn lực cho hoạt động nào đó thì người sử dụng phải từ bỏ cơ hội sử dụng nguồn lực đó vào hoạt động khác
- Ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ?


Xem thêm: Bài tập trắc nghiệm Kinh tế vi mô

- Kinh tế học:

  • Nghiên cứu cách thức con người phân bổ các nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn các nhu cầu của học.

  • Giúp con người hiểu cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng

- Nền kinh tế: la cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục tiêu cạnh tranh.
- Cơ chế phối hợp:

  • Mệnh lệnh: Các vấn đề cơ bản do Nhà nước quyết định

  • Thị trường: các vấn đề cơ bản do thị trường (Cung-cầu) quyết định.

  • Hỗn hợp: cả Chính phủ và thị trường đều tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản.

- So sánh kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Kinh tế vi mô

Kinh tế vĩ mô

Nguyên cứu hành vi và cách thức ra quyết định của từng chủ thể, từng thành viên trong nền kinh tế

Mục tiêu, giới hạn, phương pháp đạt được mục tiêu của các thành viên kinh tế

Nghiên cứu các vấn đề tổng thể của cả nền kinh tế như tổng lượng, các biến số kinh tế lớn như:
- Tăng trường kinh tế
- Lạm phát
- Việc làm và thất nghiệp
- Ngân sách và chi tiêu chính phủ
- Cán cân thương mại

Xem thêm: Tài liệu kinh tế vi mô

- Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc:

  • Kinh tế học thực chứng: Nghiên cứu thời gian thực tế và lý giải 1 cách khách quan về các hiện tượng quan sát được. Có thể kiếm chứng bằng thực nghiệm

  • Kinh tế học chuẩn tắc: Có yếu tố chủ quan của bản thân nhà kinh tế. Không thể kiểm chứng bằng thực nghiệm.

- Lý thuyết lựa chọn kinh tế: chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra lựa chọn.
- Người tiêu dùng có mục tiêu tối đa hóa lợi ích (utility maximization - tối đa hóa lợi ích, sự thỏa mãn)
- Doanh nghiệp có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận = Tổng doanh thu - tổng chi phí (Interest Benefit)
- Chính phủ có mục tiêu tối đa hóa phúc lợi xã hội (social welfare)
- Giới hạn chung của 3 thành viên kinh tế là thu nhập, ngân sách hoạt động
- Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF): là đường thể hiện các kết hợp hàng hóa mà 1 nền kinh tế có kinh nghiệm sản xuất dựa trên các nguồn lực và công nghệ sẵn có.

II. Phân tích cận biên

Phương pháp đạt được mục tiêu là phân tích cận biên: Mong muốn của các thành viên kinh tế: Tối đa hóa lợi ích ròng

NB = (TB - TC) -> Max

Đạt được khi: NB'(Q) = 0
Tức là: TB'(Q) - TC'(Q)= 0
=> MB(Q)= MC(Q)
Trong đó:
MB: lợi ích cận biên     MC: chi phí cận biên

- Các thành viên đạt được mục tiêu khi lựa chọn một mức sản lượng tại đó lợi ích cận biên = chi phí cận biên MB = MC
- Thay đổi cận biên là những điều chỉnh nhỏ so với hiện tại
- Ra quyết định bằng cách so sánh lợi ích và chi phí tại thời điểm cận biên

MB = TB/Q = TB'(Q)
MC = TC/Q = TC'(Q)

Xem thêm:  Công thức kinh tế vi mô
Xem thêm:  Các dạng bài tập kinh tế vi mô

Trên đây là tóm tắt kiến thức chương 1: "Tổng quan về kinh tế học"  thuộc môn Kinh tế vi mô do OTSV biên soạn. Các chương tiếp sẽ được ra mắt sớm, bạn theo dõi page: Onthisinhvien.com để nhận thông báo về những phần sau ! Và đừng quên để lại nhận xét dưới bài viết này để chúng mình được hoàn thiện hơn ở những bài viết sau !

Ôn thi sinh viên cảm ơn bạn !
Xem thêm:  
Đề thi Kinh tế vi mô
Xem thêm: 
Các khóa học và luyện thi Kinh tế vi mô
Theo dõi fanpage Ôn thi sinh viên để tham gia các buổi livestream chữa bài kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô TẠI ĐÂY
Subcribe Youtube Ôn thi sinh viên để xem bài giảng kinh tế vi mô miễn phí TẠI ĐÂY