TÓM TẮT KIẾN THỨC CHƯƠNG I - II MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai chương quan trọng đầu tiên trong môn quản trị kinh doanh. Mục tiêu của chương 1 là giới thiệu kiến thức căn bản về quản trị kinh doanh, trong khi chương 2 tập trung vào khái niệm và quan điểm về kinh doanh. Ba chữ "quản trị" và "kinh doanh" có vẻ đơn giản nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bài viết sẽ cung cấp một tóm tắt về hai chương này, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về môn học quan trọng này.
Học đầy đủ các chương kết hợp luyện đề QTKD: TẠI ĐÂY
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
1. Đối tượng nghiên cứu của môn học QTKD
- Kinh doanh: Là việc sản xuất và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho thị trường nhằm mục đích kiếm lời
- Một/một nhóm người kinh doanh đều phải trả lời 3 câu hỏi kinh điển: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
* Xí nghiệp
- Khái niệm: Xí nghiệp là một đơn vị kinh tế được tổ chức một cách có kế hoạch để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Đặc trưng của xí nghiệp:
+ Không phụ thuộc vào cơ chế
+ Phụ thuộc vào cơ chế
• Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung: Xí nghiệp được coi là một đơn vị kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.
• Trong cơ chế thị trường: Xí nghiệp được coi là DN.
“DN là một xí nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường” ⇒ Đối tượng nghiên cứu của môn học quản trị kinh doanh là hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh
2. Kinh tế và các hoạt động kinh tế
- Kinh tế là hoạt động của con người tạo ra các sản phẩm/dịch vụ nhằm thoả mãn
nhu cầu của mình
- Đối tượng nghiên cứu của tất cả các môn khoa học kinh tế là nền kinh tế, là các hoạt động kinh tế, hoạt động tạo của cải vật chất của loài người
- Tính kinh tế là khái niệm bên trong của mọi hđ có kế hoạch của con người
3. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu và phát hiện các tính quy luật vận động của các hoạt động kinh doanh
- Nghiên cứu và phát hiện các tính quy luật vận động của các hoạt động kinh doanh
4. Vị trí của môn học quản trị kinh doanh trong hệ thống các môn khoa học xã hội
- Khoa học QTKD là một bộ phận của khoa học kinh tế và nằm trong hệ thống các môn khoa học xã hội
- Cơ sở: Không chỉ dựa trên cơ sở các thành tựu tri thức mà môn khoa học kinh tế học đem lại mà còn dựa vào tri thức mà các môn khoa học cơ sở khác tạo ra
- Đặc trưng: không thể giải quyết giải quyết được tất cả các vấn đề từ khái quát đến cụ thể và ở nhiều lĩnh vực khác nhau cho một đối tượng cụ thể
- Vị trí của học phần quản trị kinh doanh: Là cầu nối giữa các kiến thức lý thuyết và các học phần khoa học trang bị những kỹ năng cụ thể cho sinh viên
- Môn học trang bị những kiến thức “cụ thể” đủ mức cần thiết làm cơ sở tiếp tục phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên sâu ở các môn khoa học cụ thể khác
5. Áp dụng phương pháp thực chứng:
- Mục đích: giải thích một cách khách quan tính quy luật phổ biến của các hiện tượng hay quá trình liên quan đến hoạt động kinh doanh cũng như quản trị của các doanh nghiệp
- Yêu cầu: phải có tư duy tiếp cận thực chứng, tiếp cận vấn đề chỉ trên cơ sở giải thích được tính quy luật phổ biến của nó
- Đối tượng của môn học QTKD ứng dụng: Các hoạt động rất cụ thể của con người gắn với lĩnh vực kinh doanh. Mỗi con người là một thực thể có tư duy, tầm nhận thức rất cụ thể.
Khi nghiên cứu phải dựa trên các giả định: con người có lý trí, biết nhận thức và hành động theo tính quy luật phổ biến. Tuy nhiên, các giả định này cũng không thể bao hàm hết mọi hành vi, hoạt động đa dạng của con người.
⇒ Phải kết hợp phương pháp thực chứng và phương pháp chuẩn tắc
CHƯƠNG 2: KINH DOANH
1. Quan điểm về kinh doanh
- “KD là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ tên thị trường nhằm mục đích sinh lời” (khoản 2, điều 4, Luật DN 2005).
- “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác” (khoản 1, điều 3, Luật Thương mại).
- Có thể quan niệm: Hoạt động KD là việc sản xuất hoặc cung cấp bất kỳ dịch vụ gì đáp ứng một nhu cầu cụ thể của con người nhằm mục đích kiếm lời.
- Kinh doanh có 2 đặc trưng:
+ Thứ nhất, bao gồm một hoặc một số khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm/cung ứng dịch vụ
+ Thứ hai, hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời
2. Mục đích kinh doanh
- Nhằm tạo sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thị trường và tạo ra giá trị gia tăng, thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển
- Là các mắt xích của quá trình tái sản xuất mở rộng, liên kết chuỗi
- Đào tạo một đội ngũ lao động có chuyên môn, có tay nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật
- Tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội, đóng góp ngân sách, giải quyết các vấn đề của xã hội,..
- Định hướng tiêu dùng, tạo ra văn minh tiêu dùng
3. Tư duy kinh doanh
- Tư duy kinh doanh là tư duy và quyết định từ khái lược đến rất cụ thể liên quan trực tiếp hoạt động kinh doanh.
- Tư duy kinh doanh trực tiếp ảnh hưởng đến việc điều hành các hoạt động kinh doanh của nhà quán trị.
- Vai trò của tư duy kinh doanh giúp nhà quản trị:
+ Có tầm nhìn quản trị tốt
+ Thích nghi tốt hơn
+ Nhận rõ, chấp nhận và thay đổi theo những xu hướng mới trong cạnh tranh
+ Thay đổi tư duy kinh doanh khép kín
+ Xác định được vai trò của mình trong quy trình sản xuất sp/cung ứng dịch vụ
- Biểu hiện thường thấy của một tư duy kinh doanh tốt:
+ Dựa trên một nền tảng kiến thức tốt
+ Thể hiện tính định hướng chiến lược và rõ ràng
+ Thể hiện tính độc lập của tư duy
+ Thể hiện tính sáng tạo
+ Thể hiện tính đa chiều và đa dạng
+ Tập hợp và phát huy được năng lực của nhân viên dưới quyền
+ Thể năng tổ chức thực hiện
4. Các tiêu chí phân loại
a. Ngành kinh tế - kỹ thuật
- Đây là việc phân nhóm các bộ phận của nền kinh tế theo các đặc trưng của quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ.
- Có nhiều cách phân loại:
+ Theo cách phân loại truyền thống: chia 4 khu vực
+ Theo phân ngành chuẩn quốc tế ⇒ phân ngành của từng quốc gia
+ Phân chia thành 3 lại: sản xuất, dịch vụ, kinh doanh sản xuất và dịch vụ
b. Loại hình sản xuất
- Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức – kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất, được quy định bởi trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc, số chủng loại và tính ổn định của đối tượng chế biến trên nơi làm việc. Phân chia thành:
+ Loại hình sản xuất khối lượng lớn
+ Loại hình sản xuất hàng loạt
+ Loại hình sản xuất đơn chiếc
c. Phương pháp tổ chức sản xuất
- Phương pháp sản xuất dây chuyền
- Phương pháp sản xuất theo nhóm
- Phương pháp sản xuất đơn chiếc
d. Hình thức pháp lý
- Xét theo hình thức pháp lý, ở nước ta hiện nay có các nhóm đối tượng kinh doanh được quy định theo Luật Doanh Nghiệp sửa đổi, bổ sung 2014, có hiệu lực năm 2015
e. Tính chất sỡ hữu
- Căn cứ vào hình thức sở hữu có thể chia thành kinh doanh một chủ sở hữu và kinh doanh nhiều chủ sở hữu. Trong đó:
- Kinh doanh một chủ sở hữu: chủ sở hữu là cá nhân (DN tư nhân và kinh doanh cá thể); chủ sở hữu là tổ chức (Cty TNHH một thành viên)
- Kinh doanh nhiều chủ sở hữu: chủ sở hữu là các cá nhân (hợp tác xã, cty TNHH có trên một thành viên, cty cổ phần, cty hợp danh và nhiều người KD theo NĐ 66/HĐBT); chủ sở hữu là các tổ chức (cty TNHH có trên một thành viên mà các tổ chức cùng nhau thành lập)
f. Tính chất đơn hay đa ngành
- Kinh doanh đơn ngành
- Kinh doanh đa ngành
g. Tính chất kinh doanh trong nước hay quốc tế
- Kinh doanh trong nước
- Kinh doanh quốc tế
5. Chu kì kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh của DN có thể được chia thành các giai đoạn chính sau đây:
- Giai đoạn hình thành
- Giai đoạn bắt đầu phát triển
- Giai đoạn phát triển nhanh
- Giai đoạn trưởng thành
- Giai đoạn suy thoái
6. Mô hình kinh doanh
Khái niệm : “Mô hình kinh doanh của DN là một kế hoạch hay một hình mẫu mô tả DN đó cạnh tranh, sử dụng những nguồn lực, các quan hệ khách hàng và lợi nhuận như thế nào để tồn tại và phát triển” ( Bruce R.Barringer & D. Duane Irreland, 2004 )
Các yếu tố cầu thành mô hình kinh doanh:
- Khu vực cơ sở hạ tầng
+ Các nguồn lực chính
+ Mạng lưới đối tác
+ Các hoạt động chính
- Khu vực sản phẩm/dịch vụ
- Khu vực khách hàng
+ Phân đoạn khách hàng mục tiêu
+ Kênh phân phối
+ Quan hệ khách hàng
- Khu vực tài chính
+ Cấu trúc chi phí
+ Doanh thu
Kinh doanh trong xu thế và toàn cầu hóa
- Cơ hội
+ Thị trường mở rộng
+ Bình đẳng trong tiếp cận vốn tín dụng, công nghệ, nhân lực
+ Môi trường KD được cải thiện
+ Áp lực hội nhập
+ Cơ hội giải quyết tranh chấp công bằng
- Thách thức
+ Yêu cầu của thị trường khắt khe hơn
+ Cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn
+ Sự dịch chuyển lao động cấp cao
+ Dỡ bỏ các chính sách ưu đãi
+ Sự hiểu biết về thị trường và luật chơi còn hạn chế
7. Một số xu hướng phát triển kinh doanh trong tương lai
- Thương mại điện tử là việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hỗ trợ các hoạt động kinh doanh. B2B, B2C, B2E, B2G, G2B, G2G, G2C, C2C, C2B
- Kinh doanh theo mạng là hoạt động kinh doanh bán hàng trực tiếp mà người tiêu dùng có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty hoặc qua một nhà phân phối duy nhất mà không thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ.
- Nhượng quyền thương mại
+ Bên nhượng quyền sẽ chuyển mô hình kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ,
bí quyết, quảng cáo,… cho bên nhận quyền
+ Bên nhận quyền được phép khai thác trên một không gian địa lý nhất định, phải trả phí nhượng quyền, tỷ lệ phần trăm doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định
+ VD: KFC, Lotteria, Jollibee, The Body Shop; Trung Nguyên café, Phở 24, Bánh Kinh Đô,…