Kinh tế vi mô - Chương IV: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

Ngày: 09/12/2023

KINH TẾ VI MÔ 
CHƯƠNG IV: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

 
Chương IV với nội  dùng chính là: "Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường". Những nội dung được đề cập đến là lý thuyết lợi ích, thặng dư tiêu dùng và phân tích đường bàng quan ngân sách. 
 
Mọi thắc mắc bạn gửi về page: Onthisinhvien.com để được giải đáp sớm nhất. Đừng quên, OTSV có khóa học Kinh tế vi mô đầy đủ ở các trường đại trên toàn quốc: XEM TẠI ĐÂY.

Xem thêm Kinh tế vi mô - Chương I: "Tổng quan về kinh tế học"
                 Kinh tế vi mô - Chương II: "Lý thuyết cung - cầu"
                 Kinh tế vi mô - Chương III: "Co giãn cung - cầu"

 

I. Lý thuyết lợi ích

- Tiêu dùng: là hành động nhằm thỏa mãn những nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm vật chất của 1 cá nhân hoặc 1 hộ gia đình nào đó thông qua việc mua sắm và sử dụng các sản phẩm.

- Gỉa thuyết: mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự thỏa mãn tối đa với thu nhập hạn chế

- Lợi ích (U) là đại lượng biểu diễn mức độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Khi tiêu dùng hàng hóa dịch vụ, ở đây được giả định là có thể đo được

- Tổng lợi ích (TU) là toàn bộ sự thỏa mãn và hài lòng từ việc tiêu dùng một số lượng nhất định hàng hóa

- Lợi ích cận biên (MU) 
Là mức độ tăng trưởng của tổng lợi ích do việc tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa mang lại, với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng hàng hóa khác.

Là mức độ thỏa mãn và hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sau cùng của hàng hóa đó mang lại:

TUn = TUn-1 + MUn
MU = TU/ Q = dTU/dQ

II. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần

Lợi ích cận biên của 1 hàng hóa có xu hướng giảm xuống ở 1 điểm nào đó. Khi hàng hóa nào đó được tiêu dùng nhiều hơn trong khoảng thời gian nhất định với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hóa khác.

*Lưu ý: lợi ích được đo bằng tiền, lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho hàng hóa, dịch vụ.

III. Thặng dư tiêu dùng

Là lợi ích của người mua, là phần chênh lệch giữa lợi ích và chi phí trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

CS = ∑ (MUi - Pi)
 
CS: là phần diện tích nằm dưới đường cầu, nằm trên đường giá
 
Biểu đồ thặng dư tiêu dùng


IV. Phân tích đường bàng quan - ngân sách

- Lợi ích có thể so sánh: Người tiêu dùng có khả năng xếp hạng các kết hợp hàng hóa vào sự thỏa mãn mà mỗi kết hợp hàng hóa mang lại

- Đường bàng quan: là tập hợp các kết hợp hàng hóa hay các "giỏ hàng hóa mang lại cùng một mức lợi ích cho người tiêu dùng". Còn gọi là đường đồng mức lợi ích hay đường đồng mức thỏa mãn:
 
Đặc điểm:
  • Các đường bàng quan có dộ dốc âm
  • Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì biểu diễn lượng lợi ích càng lớn
  • Các đường bàng quan không cắt nhau
  • Các đường bàng quan lồi so với gốc tọa độ
Tỷ lệ thay thế cận biên: tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y là số đơn vị hàng hóa Y phải giảm đi. Khi tăng tiêu dùng một đơn vị hàng hóa X để giữ nguyên mức thỏa mãn đã cho

MRS = -∆Y/∆X = MUx/MUY

- Ràng buộc ngân sách
X.Px + Y.Py = I

- Độ dốc đường ngân sách: 
-Px/Py

- Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng: Trạng thái cân bằng của người tiêu dùng là tiếp điểm của đường ngân sách với đường bàng quan xa nhất

- Điều kiện tối ưu của người tiêu dùng:
  • Điều kiện 1: MUx/MUY = Px/Py
  • Điều kiện 2: MUx/Px = MUY /Py
Một đồng cuối cùng chi cho hàng hóa X và hàng hóa Y phải sinh ra một lượng lợi ích như nhau
 
- Thay đổi thu nhập:
  • Hàng hóa bình thường: cần tăng khi thu nhập tăng
  • Hàng hóa cấp thấp: cầu giảm khi nhu cầu tăng.


Trên đây là nội dung kiến thức chương IV: "Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường" môn Kinh tế vi mô đầy đủ và chính xác nhất. Hi vọng bài viết này cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích trong quá trình học môn học này. Để lại đánh giá của bạn dưới đây để chúng mình hoàn thiện hơn ở những bài viết sau.

Chúc bạn học tập hiệu quả - đạt kết quả cao !

Bài viết liên quan có thể bạn sẽ cần:
Kinh tế vi mô - Chương I: "Tổng quan về kinh tế học"
Kinh tế vi mô - Chương II: "Lý thuyết cung - cầu"
Kinh tế vi mô - Chương III: "Co giãn cung - cầu"
100 câu trắc nghiệm Kinh tế vi mô (3 phần)
Lý thuyết cung - cầu kèm bài tập (có hướng dẫn giải chi tiết)