đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử Đảng Việt Nam kèm đáp án và giải thích chi tiết

Ngày: 22/01/2024

Đề thi trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 

Đề thi bao gồm nhiều câu hỏi với kiến thức trải đều các chương học, với đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử Đảng của Ôn thi sinh viên đã kèm đáp án và giải thích chi tiết. Do đó, bạn có thể sử dụng bài viết này như một tài liệu để ôn thi. Đọc ngay !

Bạn đã có đề thi Lịch sử Đảng giữa và cuối kì chưa? Nếu chưa có thì lấy đề theo trường ở dưới đây nha:
Đề thi Lịch sử Đảng trường NEU
Đề thi Lịch sử Đảng trường UEH
Đề thi Lịch sử Đảng trường HVTC
Đề thi Lịch sử Đảng trường TMU
Đề thi Lịch sử Đảng trường HUST
Đề thi Lịch sử Đảng trường HUCE


đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử Đảng Việt Nam kèm đáp án và giải thích chi tiết
 
1. “Khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản” nhận định của đồng chí Lê Duẩn về sự kiện nào sau đây? 
a. Phong trào cách mạng 1930-1931
b. Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (2/1930)
c. Mặt trận Việt Minh được thành lập (1941)
d. Phong trào Đồng khởi (1960)
Phương án đúng là: a. Phong trào cách mạng 1930-1931.
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021) tr.74, Mục a. Phong trào cách mạng năm 1930- 1931 và Luận cương chính trị tháng 10/1930. Tham khảo: II. Lãnh đạo quá trình đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) 

2. “Đại hội của trí tuệ – đổi mới, dân chủ – kỷ cương – đoàn kết” là chủ đề của Đại hội lần thứ mấy của Đảng Cộng sản Việt Nam? Chọn phương án đúng: 
a. Đại hội VI (1986)
b. Đại hội VII (1991)
c. Đại hội VIII (1996)
d. Đại hội IX (2001)
Phương án đúng là: Đại hội VII (1991).
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), tr.277 Tham khảo: Mục b, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; mục 1, Đổi mới toàn diện, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội (19861996) 

3. “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” là câu nói của ai trong nhà tù của thực dân Pháp? 
a. Trần Phú
b. Nguyễn Đức Cảnh
c. Lý Tự Trọng
d. Lê Hồng Phong
Phương án đúng là: Trần Phú. Cộng sản Việt Nam (2021), TBT Trần Phú trước khi hy sinh vẫn căn dặn các đồng chí của mình “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” (tr.79). Tham khảo: Mục c. Cuộc đấu tranh khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng, Đại hội Đảng lần I (3/1935); mục 1. Phong trào cách mạng 1930 -1931 và khôi phục phong trào cách mạng 1932 – 1935 

4. “Hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới” là thành công cơ bản, to lớn nhất của Văn kiện nào sau đây? 
a. Văn kiện Đại hội III (9/1960) 
b. Hội nghị Trung ương 15 (1/1959)
c. Văn kiện Đại hội IV (12/1976)
d. Văn kiện Đại hội VI (12/1986)
Phương án đúng là: Văn kiện Đại hội III (9/1960).
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), (tr.197). Tham khảo: Mục b, Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phát triển thế tiến công của cách mạng miền Nam (1961- 1965); mục 1, Sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng hai miền Nam- Bắc (1954 –1965) 

5. “Không thành công cũng thành nhân” là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào sau đây? 
a. Khởi nghĩa Yên Thế.
b. Khởi nghĩa Yên Bái.
c. Khởi nghĩa Thái Nguyên
d. Khởi nghĩa Hương Khê
Phương án đúng là: Khởi nghĩa Yên Bái.
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), “Không thành công cũng thành nhân” là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa Yên Bái do tổ chức Việt Nam quốc dân đảng lãnh đạo (2/1930) (tr.48). Tham khảo: Mục b) Tình hình Việt Nam và các phong trào yêu nước, mục 1.Bối cảnh lịch sử

6. “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” là chủ đề của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy?
a. Đại hội lần thứ VII của Đảng (6/1991)
b. Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6/1996)
c. Đại hội lần thứ IX của Đảng (4/2001)
d. Đại hội lần thứ X của Đảng (4/2006)
Phương án đúng là: Đại hội lần thứ X của Đảng (4/2006).
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), (tr.310). Tham khảo: Mục c, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội; mục 2, Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (từ năm 1996 đến nay) 

7. “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” là chủ đề của Đại hội lần thứ mấy?
a. Đại hội lần thứ X của Đảng (4/2006)
b. Đại hội lần thứ XI của Đảng (4/2011)
c. Đại hội lần thứ XII của Đảng (1/2016)
d. Đại hội lần thứ XIII của Đảng (1/2021)
Phương án đúng là: Đại hội lần thứ XII của Đảng (1/2016).
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản ViệNam (2021), tr.367. Tham khảo: Mục đ, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đẩy mạnh toàn diện đồng bộ công cuộc đổi mới, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; mục 2, Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (từ năm 1996 đến nay) 

8. “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”. Quan điểm này được Đảng nêu lên ở văn kiện nào? 
a. Nghị quyết Trung ương 2 (7/1936)
b. Nghị quyết Trung ương 6 (11/1939)
c. Cương lĩnh đầu tiên (2/1930)
d. Luận cương tháng 10 (10/1930)
Phương án đúng là: Luận cương tháng 10 (10/1930).
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam(2021), ngày 18 /11/1930, Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, hình thức tổ chức mặt trận dân tộc đầu tiên (tr.78). Tham khảo: Mục b. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương; mục 1. Phong trào cách mạng 1930 -1931 và khôi phục phong trào cách mạng 1932 – 1935 

9. Ba bước đột phá trong quá trình tìm tòi, đổi mới của Đảng ta trong giai đoạn 1975 – 1986 được thể hiện qua các Hội nghị nào sau đây?
a. Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (8 – 1979)
b. Hội nghị Trung ương 2 khóa V (12 – 1982)
c. Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6 – 1985)
d. Hội nghị Bộ Chính trị (8 – 1986)
Phương án đúng là: Hội nghị Trung ương 2 khóa V (12 – 1982).
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sảViệt Nam (2021), (tr.255-259). Tham khảo: Mục c, Các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế; mục 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế 1982 – 1986.

10. Bốn nhóm chính sách xã hội trong chặng đường đầu tiên được Đảng đề ra ở thời điểm nào?
a. Đại hội III (9/1960)
b. Đại hội IV (12/1976)
c. Đại hội V (3/1982)
d. Đại hội VI (12/1986)
Phương án đúng là: Đại hội VI (12/1986).
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), tr.263. Tham khảo: Mục a, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện; mục 1, Đổi mới toàn diện, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội (1986 – 1996)

11. Bốn thách thức lớn của nước ta lần đầu tiên được Đảng ta khẳng định tại Hội nghị nào sau đây? Chọn phương án đúng: 
a. Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VII (11 – 12/1991)
b. Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VII (2/1992)
c. Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VII (6/1993)
d. Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1/1994)
Phương án đúng là: Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1/1994).
Vì: Theo Giáo trình Lịch Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), tr.283 Tham khảo Mục c, Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng; mục 1, Đổi mới toàn diện, đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội (1986 – 1996) 

12. Bước ngoặt chuyển nước ta sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nước được đánh dấu tại Đại hội lần thứ mấy của Đảng Cộng sản Việt Nam?
a. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991)
b. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996)
c. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001)
d. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006)
Phương án đúng là: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996).
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), (tr.286) Tham khảo Mục a, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và bước đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; mục 2, Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (từ năm 1996 đến nay)

13. Các cuộc khởi nghĩa nào sau đây hưởng ứng chiếu Cần Vương? 
a. Khởi nghĩa Ba Đình
b. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
c. Khởi nghĩa Hương Khê.
d. Khởi nghĩa Yên Thế
Phương án đúng là: Khởi nghĩa Yên Thế.
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Phong trào Cần Vương (tr.44) đã diễn ra sôi nổi dưới sự hưởng ứng của các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. Tham khảo: Mục b) Tình hình Việt Nam và các phong trào yêu nước, mục 1. Bối cảnh lịch

14. Các yếu tố của tình hình thế giới ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là gì? Chỉ ra phương án không đúng
a. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ
b. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
c. Quốc tế Cộng sản được thành lập.
d. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Phương án đúng là: Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ.
Vì: Các yếu tố của tình hình thế giới ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX bao gồm: chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền; Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga; Quốc tế Cộng sản được thành lập (1919) (tr.36-37). Tham khảo: Mục a) Tình hình thế giới, mục 1. Bối cảnh lịch sử 

15. Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra đời vào thời gian nào
a. 25/11/1945
b. 26/11/1945
c. 25/11/1946
d. 26/11/1946
Phương án đúng là: 25/11/1945.
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), (tr.131). Tham khảo: Mục b) Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng, mục 1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 – 1946.

16. Chỉ thị kháng chiến kiến quốc đã xác định khẩu hiệu cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
a. Dân tộc giải phóng
b. Thành lập chính quyền cách mạng
c. Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết
d. Đoàn kết dân tộc và thế giới
Phương án đúng là: Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết.
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), (tr.131-132). Tham khảo: Mục b) Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng, mục 1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 – 1946. 

17. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 – 1951 đã nêu ra các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là gì? Chọn phương án không đúng
a. Đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc
b. Xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng
c. Phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội
d. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà
Phương án đúng là: Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà.
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), tr.162-163. Tham khảo: Mục a. Đại hội đại biểu lần thứ II và Chính cương của Đảng (2/1951); mục 3. Đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng 

18. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 – 1951 đã nêu ra các tính chất của xã hội Việt Nam gì? Chọn phương án không đúng:
a. Dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến
b. Dân chủ và dân tộc
c. Thuộc địa nửa phong kiến
d. Dân tộc và dân chủ mới
Phương án đúng là: Dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến.
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), tr.161. Tham khảo: Mục a. Đại hội đại biểu lần thứ II và Chính cương của Đảng (2/1951); mục 3. Đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng 

19. Cơ quan tuyên truyền của hội Việt Nam cách mạng thanh niên là gì?
a. Báo Thanh niên
b. Báo Người cùng khổ
c. Báo Nhân đạo.
d. Báo Việt Nam hồn
Phương án đúng là: Báo Thanh niên.
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị các điều kiện tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng thông qua các hoạt động trong giai đoạn 1921 – 1929 (tr.52-58). Tham khảo: Mục 2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng 

20. Cuộc họp của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3/1945) đã đưa ra:
a. Lệnh Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc.
b. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
c. Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”
d. Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Phương án đúng là: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Vì: Theo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), (tr.106). Tham khảo: Mục c. Cao trào Kháng Nhật cứu nước, mục 3. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945. 

 
XEM TIẾP TẠI ĐÂY

Trên đây là đề thi trắc nghiệm điển hình của môn Lịch sử Đảng Việt Nam kèm đáp án và giải thích chi tiết. Bài viết này có thể sử dụng làm tài liệu ôn tập của các bạn sinh viên ở các trường đại học trên toàn quốc. Hi vọng các bạn đã tìm được thông tin kiến thức mà mình mong muốn. Đừng quên ủng hộ Ôn thi sinh viên trên các nền tảng FacebookYoutube và Tiktok để chúng mình có nhiều động lực ra thêm nhiều nội dung bổ ích nữa nha !!!

Chúc bạn học tập tốt !

Một số bài viết khác có thể bạn sẽ cần:
Phân tích chủ trương chuyển hướng chiến dịch của Đảng giai đoạn 1930-1945
So sánh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ở 2 giai đoạn 1936-939 và 1939-1941
So sánh cương lĩnh Chính trị đầu tiền của Đảng và Luận cương Chính trị


Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT