Cấu trúc một bài tiểu luận

Ngày: 07/10/2023
Bạn đang gặp khó khăn trong việc viết tiểu luận? Hãy tham khảo ngay bài viết này của Ôn thi sinh viên để biết cách viết tiểu luận đúng chuẩn và khoa học, giúp bạn đạt điểm cao.
 
 

I. Những điều cần nắm rõ khi làm bài 

Tiểu luận là một bài viết dưới dạng văn bản để nêu lên về một nghiên cứu, một quan điểm hoặc một phát hiện nào đó về một chủ đề mà tác giả đang muốn trình bày, thường được viết cho mục đích học tập hoặc nghiên cứu. Tiểu luận thường có độ dài từ 1.000 đến 5.000 từ, tùy thuộc vào yêu cầu của giảng viên hoặc giáo sư.
 
Bài tiểu luận là gì? Bố cục bài tiểu luận ra sao? - Vietkieu.com.vn
Mẫu bìa tiểu luận thường gặp

Có 3 loại tiểu luận thường gặp:
  • Tiểu luận môn học
  • Tiểu luận nghiên cứu
  • Tiểu luận tốt nghiệp
Tiểu luận môn học thường có độ dài khoảng 5-25 trang, tùy vào quy định của trường hoặc của giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học của bạn. Tiểu luận tốt nghiệp thì thường sẽ dài hơn, khoảng 30 - 50 trang tùy theo yêu cầu.
 

II. Quy định chung của một bài tiểu luận

Quy định chung về trình bày tiểu luận, một tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của tác giả mà phải theo những quy chuẩn chung: 

- Tiểu luận được viết trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), kiểu trang đứng.
- Font chữ: Times new Roman.
- Định dạng lề (canh lề):
    + Lề trên, lề dưới: 2.0->2,5 cm
    + Lề phải: 2,0 cm
    + Lề trái: 3.0->3,5 cm.
- Cỡ chữ (phần nội dung): 13.
- Cỡ chữ (phần đề mục): 13 hoặc 14 (thường là 13)
- Bảng mã: Unicode.
- Dãn dòng: 1.2-1.3 lines.
- Độ dài của một bài tiểu luận: tối đa 30 trang (không tính phụ lục). Thường thì độ dài sẽ có quy định riêng của trường, các bạn lưu ý về độ dài, trung bình 1 bài tiểu luận khoảng 15-25 trang.
- Đánh số trang.
- Đính kèm thêm một trang tiêu đề ghi rõ tên, MSSV, mã môn học và đề bài/câu hỏi của tiểu luận.
- Sử dụng tiêu đề trên (header) hoặc tiêu đề dưới (footer) để ghi tên và MSSV của bạn ở từng trang.
- Bạn lưu ý nên giữ một bản copy cho những bài tiểu luận của bạn. Bạn nên đính kèm lên drive hoặc email và cả máy tính để phòng trường hợp có sự cố sẽ mất công làm lại.

 
 

III. Các bước làm bài tiểu luận

Bước 1. Xác định đề tài
Bước 2. Tập hợp thông tin
Bước 3. Lập dàn ý cho bài 
Bước 4. Giải quyết nội dung nghiên cứu
Bước 5. Hoàn thiện tiểu luận

 

IV. Cấu trúc một bài luận chuẩn

- Trang bìa: Đây là trang ngoài cùng của tiểu luận, được gọi là bìa tiểu luận, được in bằng giấy cứng. Cách trình bày trang bìa như sau: phía trên cùng của trang bìa sẽ là tên trường và tên khoa, tiếp theo là logo trường, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ tên GVHD, tên học viên, mã học viên, lớp, năm học và ngày tháng năm thực hiện. Trang bìa nên được đóng khung theo mẫu của trường cho đẹp và đúng chuẩn. 
- Mục lục: bao gồm các đề mục lớn và đề mục nhỏ của bài tiểu luận. Mục lục có thể gồm tối đa là bốn cấp tiêu đề. Trong cùng một cấp tối thiểu phải có 2 tiêu đề con cùng cấp.

 

1. Phần mở đầu

Bao gồm tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, mục đích/mục tiêu hoặc yêu cầu nghiên cứu. Các bạn nên tìm một số bài tiểu luận mẫu về xem để nắm rõ hơn các khái niệm trên và thực hiện cho đúng.

2. Phần nội dung

- Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Nêu lên được lý thuyết chính liên quan đến đề tài. Phần này là chúng ta sử dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước đây nên bạn có thể thoải mái copy ở các đề tài khác.
-  Chương 2: Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 
Ở phần này cần trình bày rõ ràng và chính xác. Có thể chia nhỏ các mục nội dung. Nên bắt đầu từ những thông tin nhằm chứng minh, hỗ trợ, sau đó đề cập đến những ví dụ cụ thể trong thực tiễn. Mỗi mục nội dung cần có một đánh giá, kết luận nhỏ ở phía dưới để chuẩn bị cho phần kết luận tổng thể ở cuối bài
.
Xem thêm: thi thử trắc nghiệm Triết học NEU tại đây
Các trường khác xem tài liệu và thi thử tại đây

3. Phần Kết

- Kết luận: 
+  Tóm tắt các vấn đề mà bài viết đã làm được, bao gồm tổng kết những phần đã nêu ở toàn bài 
+ Nên viết ngắn gọn, súc tích và không chứa giải thích dài dòng gì thêm
+ Nêu thêm những đóng góp và đề xuất  mới dành cho đề tài (phần này nếu làm tốt và độc đáo sẽ giúp bài tiểu luận của bạn ghi được điểm số cao)
- Lời cảm ơn:
VD:
+ Em xin chân thành cảm ơn!
+ Em xin trân trọng cảm ơn thầy/cô! Rất mong nhận được lời nhận xét, góp ý của thầy cô. 

4.  Tài liệu tham khảo

- Tài liệu tham khảo của nước ngoài thì không được dịch, không được phiên âm sang tên khác
- Tác giả người Việt Nam thì ghi đầy đủ họ và tên ở phần trích dẫn và danh mục tham khảo. Tác giả người nước ngoài thì chỉ ghi Họ trong trích dẫn. Trong danh mục tài liệu tham khảo thì ghi Họ + chữ viết tắt tên và tên đệm.

 
Hướng dẫn trình bày danh mục bảng biểu trong báo cáo thực tập - Top Báo Cáo  Thực Tập Tốt Nhất

- Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự sau: số thứ tự, họ, tên tác giả, tên tài liệu ( bài báo ), nguồn ( tên tạp chí, tập, số, năm xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản...)
- Nên hạn chế trích dẫn tài liệu tham khảo từ luận án. Điều này có thể gây khó khăn cho người đọc khi muốn tìm nguồn tài liệu đó. 

 

Chúc các bạn 10 đỉm tiểu luận <3 !!