Trong triết học Mác – Lênin có 6 cặp phạm trù triết học duy vật, biện chứng. Trong bài viết này, OTSV sẽ giúp bạn tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa, tính chất phương pháp luận của từng cặp phạm trù triết học. Hiểu biết các cặp phạm trù cơ bản của triết học là nền tảng quan trọng để nhận thức và vận dụng thế giới một cách khoa học.
1. Phạm trù triết học là gì?
Trước khi tìm hiểu về 6 phạm trù triết học, chúng ta cùng điểm qua định nghĩa về phạm trù và phạm trù triết học.
- Phạm trù là khái niệm phản ánh những thuộc tính, mối liên hệ cơ bản và chung nhất của các sự vật, hiện tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau.
- Phạm trù triết học là khái niệm rộng nhất, chung nhất phản ánh các mặt, các mối liên hệ với bản chất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội và trong tư duy.
2. Phạm trù triết học có những tính chất gì?
• Tính biện chứng: Được thể hiện ở nội dung mà phạm trù phản ánh luôn phát triển, vận động nên phạm trù cũng vận động, thay đổi liên tục, không đứng im. Phạm trù có thể chuyển hóa lẫn nhau. Tính biện chứng của hiện tượng hay sự vật mà phạm trù phản ánh quy định biện chứng của phạm trù. Điều này cho thấy chúng ta cần sử dụng, vận dụng phạm trù hết sức linh hoạt, mềm dẻo, biện chứng và uyển chuyển.
• Tính khách quan: Mặc dù phạm trù chính là kết quả của sự tư duy, tuy nhiên nội dung mà các phạm phù phản ánh lại là khách quan do thiện thực khách quan mà phạm trù phản ánh quy dinh. Có thể giải thích rộng hơn là phạm trù khách quan về cơ sở, về nguồn gốc, về nội dung, còn hình thức thể hiện là phản ánh chủ quan của phạm trù.
3. 6 cặp phạm trù triết học phổ biến
3.1. Cặp phạm trù cái chung và cái riêng
- Cái chung là phạm trù triết học chỉ ra những thuộc tính, những mặt giống nhau và được lặp lại trong cái riêng khác.
- Phạm trù cái riêng chỉ ra một hiện tượng, một sự vật, một hệ thống hay một quá trình mà sự vật tạo thành chỉnh thể độc lập với các cái riêng khác.
- Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ ra các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ởmột sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở sự vật hiện tượng nào khác.
VD:
- Các loại trái cây là cái chung – bộ phận cơ thể người là cái chung
- Trái xoài, trái cam, trái quýt là cái riêng. – mắt mũi miệng là cái riêng
=> Cần phân biệt “cái riêng” với “cái đơn nhất”. Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một sự vật, một kết cấu, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác.
- Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung:
+ Cái chung chỉ tồn tại ở trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình.
+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêngnào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung.
+ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng.
+ Cái đơn nhất và vái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật
Ví dụ: Mỗi người là một thể thực riêng biệt, bên trong mỗi người đều có điểm chung như có đầu óc để quan sát và điều khiển hành vi của mình. Có trái tim để cảm nhận thế giới xung quanh.
3.2. Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
- Nguyên nhân là phạm trù được dùng để chỉ tác động qua lại giữa các bộ phận, các mặt và các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây nên những biến đổi nhất định.
- Kết quả là phạm trù chỉ ra những biến đổi đã xuất hiện do phạm trù nguyên nhân tạo ra.
- Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
+ Nguyên nhân sinh ra kết quả: Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.
+ Sự tác động trở lại của kết quả: Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân.
+ Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả: Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.
Ví dụ: Gieo gió ắt sẽ gặp bảo, làm việc phi pháp sự ác đến ngay, ở hậu gặp hậu ở bạc gặp bạc.
3.3. Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
- Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thế khác.
VD: 1 + 1 = 2
- Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất hiện cái khác.
VD: việc giảng viên gọi tên sinh viên trả lời câu hỏi là ngẫu nhiên
- Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên: Phạm trù tất nhiên sẽ vạch ra đường đi cho mình qua rất nhiều cái ngẫu nhiên, tất nhiên sẽ quy định cái ngẫu nhiên đồng thời ngẫu nhiên sẽ bổ sung cho tất nhiên. Do đó trong thực thế mọi việc đều phải căn cứ vào tất nhiên chứ không căn cứ vào phạm trù ngẫu nhiên, nhưng cũng không được bỏ quá ngẫu nhiên, không được tách rời tất nhiên ra khỏi ngẫu nhiên.
Ví dụ: Để đạt được kết quá nhất trong việc học tập thì cần siêng năng, chăm chỉ là điều tất nhiên, tuy nhiên tới ngày thi thì mắc vấn đề sức khỏe nên làm bài thi kết quả thấp là điều ngẫu nhiên.
3.4. Cặp phạm trù nội dung và hình thức
- Nội dung là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng.
- Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự vật, hiện tượng ấy, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và không chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài, mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng.
VD:
- Một món ăn ngon sẽ gồm nhiều nguyên liệu bên trong là nội dung, hình thức làphương thức chế biến nó (xào, chiên, luộc,...) và bày trí nó.
- Một ly trà sữa thì nội dung là nguyên liệu gồm có topping và trà sữa còn hình thức làcó thể để trà trước sữa sau hoặc sữa trước trà sau hoặc topping trước
- Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức: Cặp phạm trù này luôn có mối liên hệ thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Không có một hình thức nào không có nội dung, cũng như không một nội dung nào lại không chứa hình thức. Phạm trù nội dung quyết định hình thức, đồng thời hình thức tác động ngược lại với nội dung. Hình thức phù hợp thúc đẩy nội dung phát triển tốt hơn và ngược lại.
Ví dụ: Nội dung trong một cuốn sách như thế nào sẽ quyết định phải làm bìa như thế đó, nếu nội dung buồn mà lại có cách bố trí tiêu đề và màu bìa là gam màu vui nhộn thì sẽ rất phản cảm, người đọc sẽ không bao giờ quyết định đọc cuốn sách đó.
3.5. Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
- Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng.
- Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng.
- Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
VD:
- Trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng ngôn ngữ và có cảm xúc như một con người nhưng bản chất nó là một cỗ máy tất cả đều do con người tạo ra.
- Bản chất của một ngôi nhà là để ở, che mưa. che nắng và sinh hoạt . To, rộng,nhỏ, hẹp, đẹp, xấu là hiện tượng vẻ ngoài của ngôi nhà
- Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:
+ Hiện tượng là phạm trù chỉ ra biểu hiện bên ngoài của bản chất.
+ Hiện tượng là biểu hiện của một bản chất và bản chất bao giờ cũng thể hiện ra thành những hiện tượng nhất định. Bản chất quyết định tới hiện tượng, bản chất thế nào thì hiện tượng sẽ thế đó.
Ví dụ: Nước có bản chất là lỏng thì sẽ thể hiện ra bằng hiện tượng.
3.6. Cặp phạm trù khả năng và hiện thực
- Khả năng là cái hiện chưa có, chưa tới nhưng nó sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện thích hợp.
- Hiện thực là những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự.
VD:
- Trong mỗi hạt thóc có khả năng thực tế hạt thóc sẽ thành cây lúa
- Mua một tấm vé số sẽ có khả năng trúng nhưng hiện thực thì đang có tờ vé số và đợi dò
- Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực: Phạm trù khả năng và hiện thực luôn tồn tại thống nhất, luôn chuyên hóa và không tách rời nhau. Khả năng khi ở trong điều kiện nhất định sẽ biến thành hiện thực. Do đó, trong việc nhận thức về thực tiễn cần dựa vào hiện thực. Để khả năng biến thành hiện thực, con người cần phát huy tối đa tính chủ động của mình trong nhận thức và thực tiễn.
Ví dụ: Trước mắt là bút, giấy và thước kẻ là hiện thực thì khả năng có thể tạo ra được một hộp đựng quà.
Hy vọng qua bài viết về 6 cặp phạm trù triết học trên, các bạn sinh viên đã hiểu rõ hơn về học phần triết học Mác – Lênin khi bàn về mối quan hệ biện chứng giữa các cặp phạm trù này!