Sản xuất vật chất trong Triết học Mác - Lênin

Ngày: 24/09/2023
Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu về nội dung sản xuất vật chất trong Triết học nhé!
 
 

1. Khái niệm

- Sản xuất: hoạt động không ngừng sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
- Sự sản xuất xã hội: sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực, bao gồm 3 phương diện không tách rời nhau đó là:
+ Sản xuất vật chất: quá trình mà trong đó con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
+ Sản xuất tinh thần: sáng tạo ra các giá trị tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại, phát triển của con người, xã hội
+ Sản xuất ra bản thân con người:
  • Phạm vi cá nhân, gia đình: sự sinh đẻ, nuôi dạy con cái để duy trì nòi giống
  • Phạm vi xã hội: sự tăng trưởng dân số, phát triển con người với tư cách là thực thể sinh học – xã hội
=> Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, quyết định toàn bộ sự vận động, phát triển của đời sống xã hội.
 

2. Vai trò

- Sản xuất vật chất là tiền đề trực tiếp tạo ra tư liệu sinh hoạt của con người => Duy trì sự tồn tại và phát triển của con người nói chung cũng như từng cá thể người nói riêng
*** C.Mác khẳng định: “ Đứa trẻ nào cũng biết rằng bất kể dân tộc nào cũng sẽ diệt vong, nếu như nó ngừng hoạt động, không phải một năm, mà chỉ mấy tuần thôi.”
- Sản xuất vật chất là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử của con người
+ Hoạt động sản xuất vật chất là cơ sở hình thành nên quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người => Hình thành nên các quan hệ xã hội khác…
+ Sản xuất vật chất đã tạo điều kiện, phương tiện bảo đảm cho hoạt động tinh thần của con người và duy trì, phát triển phương thức sản xuất tinh thần của xã hội
+ Sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình => Con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó.

 

- Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người
+ Con người hình thành ngôn ngữ, nhận thức, tư duy tình cảm, đạo đức… nhờ hoạt động sản xuất vật chất
+ Sản xuất vật chất là điều kiện cơ bản, quyết định nhất đối với sự hình thành, phát triển phẩm chất xã hội của con người
=> Nhờ lao động sản xuất, con người vừa tách khỏi tự nhiên, vừa hòa nhập với tự nhiên, cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, đồng thời sáng tạo ra chính bản thân con người

3. Ý nghĩa phương pháp luận

- Nhận thức và cải tạo xã hội phải xuất phát từ đời sống sản xuất, từ nền sản xuất vật chất xã hội
- Không thể dùng tinh thần để giải thích đời sống tinh thần
- Để phát triển xã hội phải bắt đầu từ phát triển đời sống kinh tế - vật chất

 
 

4. Tại sao nói sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì?


- Theo quan điểm duy vật lịch sử, trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội căn bản phụ thuộc vào trình độ phát triển của phương thức sản xuất vật chất (gọi tắt là: phương thức sản xuất). Tức là, nên sản xuất vật chất phát triển ở trình độ nào, điều đó phụ thuộc quyết định vào việc nên sản xuất đó căn bản dựa trên phương thức sản xuất nào, phát triển ở trình độ nào.
Ví dụ, sự khác nhau căn bản giữa nên sản xuất vật chất của xã hội phong kiến và xã hội tư bản chính là ở chỗ nên sản xuất vật chất của xã hội phong kiến căn bản dựa trên phương thức kỹ thuật thủ công, còn nên sản xuất vật chất của xã hội tư bản căn bản dựa trên trình độ công nghiệp.
- Khái niệm phương thức sản xuất dùng để chỉ cách thức tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.
Ví dụ, xét về phương thức kỹ thuật của quá trình lao động sản xuất: Phương thức sản xuất của xã hội nguyên thủy có đặc trưng là cách thức kỹ thuật đánh bắt tự nhiên còn ở trình độ hết sức thô sơ, còn phương thức sản xuất trong xã hội hiện đại lại có đặc trưng ở trình độ kỹ xảo công nghiệp và công nghệ cao.
- Nội dung của mối phương thức sản xuất:
Mỗi phương thức sản xuất đều có hai phương diện cơ bản là phương diện kỹ thuật và phương diện tổ chức kinh tê. Hai phương diện đó gắn bó chặt chẽ với nhau. Phương diện kỹ thuật của phương thức sản xuất là chỉ quá trình sản xuất được tên hành bằng cách thức kỹ thuật, công nghệ nào để làm biến đổi các đối tượng của quá trình sản xuất; còn phương diện tổ chức kinh tế của phương thức sản xuất là chỉ quá trình sản xuất được tên hành với những cách thức tổ chức kinh tế nào.

 
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Quan điểm trên là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ phát triển nền sản xuất vật chất của các thời đại.
+ Căn cứ vào quan điểm trên cũng có thể nghiên cứu lịch sử xã hội loài người theo quan điểm, đó là lịch sử phát triển ở trình độ ngày càng cao hơn của các phương thức sản xuất: phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại,... (cách nghiên cứu của C. Mác).
+ Để phát triển nền sản xuất vật chất của xã hội (trên nền tảng để thực hiện sự phát triển các lĩnh vực khác của xã hội) căn bản phải là xây dựng, phát triển phương thức sản xuất ở trình độ ngày càng cao hơn.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được nội dung sản xuất vật chất trong môn học này. Chúc các bạn học tập tốt!!