Lưu ý phải nhớ khi học môn Kinh tế Vi Mô ( Chương 1,2,3,4)

Ngày: 05/04/2020
 
Những lưu ý cần nhớ khi học môn Kinh tế Vi mô trường Đại học kinh tế Quốc dân ( NEU), các em dùng để tham khảo học tập. Trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi sai sót, các góp ý, phản hồi và hỏi đáp đăng bài trực tiếp tại group Góc ôn thi NEU Shares , đội ngũ Admin sẽ hỗ trợ học tập 24/7

Ảnh group facebook:
Góc ôn thi NEU Shares
 

Chương I. Tổng quan về Kinh tế học     

I. Giới thiệu tổng quan về Kinh tế học

1. Các khái niệm cơ bản
• Sự khan hiếm: là hiện tượng xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thoả mãn tất cả mọi nhu cầu ngày càng tăng của con người
• Kinh tế học: là môn khoa học giúp cho con người hiểu cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng.
• Nền kinh tế: là đối tượng nghiên cứu cơ bản của Kinh tế học, là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục tiêu cạnh tranh. Cơ chế này nhằm giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào.
• Cơ chế phối hợp: là cơ chế phối hợp sự lựa chọn của các thành viên kinh tế với nhau, có ba loại cơ bản: cơ chế mệnh lệnh, cơ chế thị trường, cơ chế hỗn hợp.

2. Ảnh hưởng của cơ chế kinh tế với việc lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản
• Cơ chế mệnh lệnh (kế hoạch hoá tập trung): các vấn đề kinh tế cơ bản được giải quyết tập trung bởi Nhà nước
• Cơ chế thị trường: các vấn đề kinh tế cơ bản do thị trường (cung - cầu) quyết định
• Cơ chế hỗn hợp: các vấn đề kinh tế cơ bản do cả chính phủ và thị trường tham gia giải quyết

II. Phương pháp nghiên cứu Kinh tế học

• Kinh tế học thực chứng: trả lời câu hỏi “là cái gì”, nghiên cứu thế giới thực tế và tìm cách lý giải một cách khoa học các hiện tượng quan sát được. Kinh tế học thực chứng tìm cách xác định các nguồn lực trong nền kinh tế được phân bổ như thế nào
• Kinh tế học chuẩn tắc: trả lời câu hỏi “nên như thế nào”, có yếu tố đánh giá chủ quan của các nhà kinh tế, phát biểu về cách các nguồn lực của nền kinh tế cần phải được phân bổ như thế nào

Chương II. Cung - Cầu

​​​​​​I. Cầu

Cầu là - Số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định
Lượng cầu - Số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại một mức giá nhất định
Ta có thể phân biệt: Lượng cầu là 1 điểm trên đường cầu còn cầu là tập hợp tất cả các điểm tạo nên đường cầu.
Các nhân tố ảnh hưởng:
Nội sinh - Giá hàng hoá/dịch vụ: tăng giá làm giảm lượng cầu và ngược lại
Ngoại sinh: - Thu nhập:
+ Với hàng hoá thông thường (thiết yếu hoặc xa xỉ): thu nhập tăng => cầu tăng
+ Với hàng hoá thứ cấp: thu nhập tăng => cầu giảm
- Thị hiếu (ý thích của con người): người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều tiền để mua các hàng hoá hợp sở thích, có thương hiệu và được quảng cáo nhiều
- Giá của hàng hoá liên quan:
+ Giá hàng hoá thay thế tăng => cầu tăng
+ Giá hàng hoá bổ sung tăng => cầu giảm
- Dân số: thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu càng lớn
- Kì vọng: Nếu kì vọng giá giảm trong thời gian tới => hạn chế mua ở thời điểm hiện tại => cầu giảm

II. Sự điều chỉnh của thị trường

  •  Tại bất cứ mức giá nào khác mức giá cân bằng, hoặc người tiêu dùng, hoặc người bán sẽ không thể mua hoặc bán một lượng hàng hoá mà họ mong muốn => hành động để thay đổi giá
  • Giá thị trường > giá cân bằng: dư thừa: lượng cung > lượng cầu, các hãng giảm giá bán để thu hút thêm khách hàng => đưa về mức giá cân bằng
  • Giá thị trường < giá cân bằng: thiếu hụt: lượng cung < lượng cầu, các hãng nâng giá lên vì nhận ra người tiêu dùng sẵn sàng trả mức giá cao hơn => đưa về mức giá cân bằng
  •  Mức giá cân bằng là do thị trường xác định, tại đó không có dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hoá

Những tác động của chính phủ

1. Chính sách thuế
Phương trình đường cung mới: PSt = Ps + t
Giá cân bằng mới là Pcbt. Phần thuế người tiêu dùng chịu bằng Pcb - Pcbt, phần còn lại do người sản xuất chịu
2. Chính sách làm cho lượng cung và lượng cầu khác nhau
a. Giá trần
• Giá trần là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do chính phủ ấn định
• Hậu quả: gây ra thiếu hụt
b. Giá sàn
• Giá sàn là mức giá thấp nhất đối với một hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó do chính phủ ấn định
• Hậu quả: gây ra dư thừa


Làm thế nào để đạt điểm A+ môn Kinh tế học VI MÔ 1 - Nguyễn Phương Mai: Theo dõi kênh youtube để nhận được các video hữu ích cho các môn học trên trường: Ôn thi sinh viên 



Chương III: Độ Co Giãn

Khái niệm • Độ co giãn của cầu theo giá là thước đo phản ứng của lượng cầu hàng hoá khi giá hàng hoá thay đổi, với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên và được đo bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu theo 1% thay đổi của mức giá

 

Những nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn

-  Số lượng và sự sẵn có của hàng hoá thay thế:

-  Những hàng hoá có nhiều hàng hoá thay thế gần gũi thường có cầu co giãn hơn

- Hàng hoá thiết yếu thường có cầu ít co giãn hơn so với hàng hoá xa xỉ. Tuy nhiên, hàng hoá là hàng hoá thiết yếu hay xa xỉ còn phụ thuộc vào sở thích của người mua
- Tỉ lệ thu nhập chi tiêu cho hàng hoá: càng cao thì cầu hàng hoá đó càng co giãn:
- Định nghĩa phạm vi thị trường: một mặt hàng có phạm vi càng hẹp thì độ co giãn càng lớn
- Khoảng thời gian khi giá thay đổi:
- Đối với phần lớn hàng hoá, khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi càng dài, độ co giãn của cầu càng lớn
- Tuy nhiên, với một số hàng hoá thì cầu trong dài hạn lại ít co giãn hơn, đặc biệt là với các hàng hoá lâu bền như ô tô, tủ lạnh, máy chạy đĩa DVD,...

Những yếu tố tác động đến độ co giãn của cung

- Khả năng thay thế các yếu tố sản xuất: Với một số hàng hoá và dịch vụ được sản xuất bởi các yếu tố hiếm có hoặc duy nhất thì độ co giãn của cung theo giá rất thấp, thậm chí cung hoàn toàn không co giãn
- Khoảng thời gian khi giá thay đổi: trong ngắn hạn, cung thường ít co giãn hơn.

Chương IV: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

1. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần:

Quy luật: Lợi ích cận biên của một hàng hoá có xu hướng giảm xuống khi hàng hoá đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời gian nhất định với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác.
Hay: Mỗi đơn vị hàng hoá kế tiếp được tiêu dùng sẽ mang lại lợi ích bổ sung ít hơn đơn vị hàng hoá tiêu dùng trước đó.

2. Lợi ích cận biên và đường cầu

• Đường cầu: thể hiện lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau
• Lợi ích cận biên: của hàng hoá càng lớn thì người tiêu dùng càng sẵn sàng trả mức giá cao hơn
• Đường cầu có sự tương tự về dạng với đường lợi ích cận biên. Theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần, đường cầu có dạng dốc xuống

3. Thặng dư tiêu dùng ( CS) :

Phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng thu được khi tiêu dùng 1 đơn vị hàng hoá nào đó với chi phí thu được từ lợi ích đó

>> Tham gia khóa học video của chị Hoàng Anh Thư Full A+

4. Phân tích bàng quan – ngân sách

• Đường ngân sách biểu thị tất cả các kết hợp hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua được khi sử dụng toàn bộ thu nhập của mình, với điều kiện giá hàng hoá và thu nhập bằng tiền cho trước
• Phương trình đường ngân sách: I = PX.X + PY.Y

• Đặc điểm của đường bàng quan

+ Độ dốc âm: nếu lượng một loại hàng hoá giảm xuống, lượng hàng hoá kia phải tăng lên để người tiêu dùng vẫn thu được cùng 1 lượng lợi ích
+ Đường bàng quan càng xa gốc toạ độ càng biểu diễn lượng lợi ích lớn
+ Các đường bàng quan không cắt nhau
+ Các đường bàng quan lồi so với gốc toạ độ, độ dốc giảm (số tuyệt đối) khi vận động dọc đường bàng quan từ trái sang phải; để có thêm những lượng hàng hoá X càng về sau, lượng hàng hoá Y mà người tiêu dùng sẵn sàng từ bỏ ngày càng ít đi


Tài liệu ôn thi môn Kinh Tế Vi Mô 1 mới nhất năm 2022: Kinh tế Vi Mô

Vi mô 1 NEU