Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Vi Mô ( Chương 5,6,7,8)
Ngày: 07/04/2020
Chương 5: Lý thuyết hành vi người sản xuất
• Quy luật năng suất cận biên giảm dần:
Trong hầu hết các quá trình sản xuất, năng suất cận biên của bất cứ yếu tố sản xuất nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống kể từ một điểm nào đó khi mà ngày càng có nhiều yếu tố đó được sử dụng trong quá trình sản xuất
Chú ý: Quy luật này chỉ được áp dụng trong ngắn hạn
Quan hệ giữa MPL và APL: Năng suất bình quân của lao động đạt giá trị lớn nhất khi nó bằng năng suất cận biên của lao động.
Đường AVC, ATC có dạng chữ U; AVC tiệm cận ATC (khi Q càng lớn thì ATC và AVC càng tiến sát về nhau nhưng không tiếp xúc nhau)
Đường AFC có dạng hyperbol
MC đi qua điểm thấp nhất của ATC và AVC
▪ Khi MC > AVC: Q tăng thì AVC giảm dần
▪ Khi MC < AVC: Q tăng thì AVC giảm dần
▪ Khi MC = AVC: AVC đạt min; MC cắt AVC tại điểm cực tiểu của AVC.
Một số công thức cần nhớ:
Chương 6: Cấu trúc thị trường
I. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
1. Hãng cạnh tranh hoàn hảo
a. Đặc điểm:
• Quy mô rất nhỏ so với thị trường
• Không có sức mạnh thị trường
- Hãng CTHH là hãng chấp nhận giá
- Đường cầu của hãng CTHH là đường nằm ngang tại mức giá của thị trường
- Hãng CTHH chỉ đưa ra quyết định về sản lượng tại MR = AR = P
2. Thặng dư sản xuất
Thặng dư sản xuất (Producer surplus - PS) là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích biên và chi phí biên của nhà sản xuất: PS = TR - VC
Tính PS của hãng CTHH bằng hình học: PS bằng diện tích phần nằm trên đường MC, dưới mức giá và được giới hạn bởi sản lượng
Lợi ích ròng của xã hội (NSB): NSB = PS + CS. Lợi ích ròng xã hội đạt tối đa khi thị trường là thị trường cạnh tranh hoàn hảo
II. Thị trường độc quyền
1. Nguyên nhân hình thành thị trường độc quyền
Sở hữu về phát minh sáng chế
Kiểm soát toàn bộ các yếu tố đầu vào
Quy định của chính phủ: giấy phép kinh doanh, luật bản quyền, bằng sáng chế,...
Độc quyền tự nhiên: ATC giảm khi Q tăng
2. Sức mạnh độc quyền
Sự khác nhau cơ bản giữa doanh nghiệp CTHH và doanh nghiệp độc quyền bán nằm ởsức mạnh thị trường:
- Doanh nghiệp CTHH: P = MC = MR
- Doanh nghiệp độc quyền: P > MC = MR
Chênh lệch giữa giá và chi phí cận biên càng lớn thì sức mạnh của hãng càng lớn
=> Chỉ số Lerner (mức độ sức mạnh độc quyền): L= (P-MC)/P chỉ số này càng lớn thì sức mạnh của hãng độc quyền càng lớn.
III, Thị trường cạnh tranh độc quyền:
IV, Thị trường độc quyền tập đoàn:
Dưới đây là mô hình quan trọng trong phần độc quyền tập đoàn:
Chương 7: Thị trường lao động
I. Lưu ý đồ thị cân bằng thị trường lao động
1. II. Cầu lao động của hãng
Cầu lao động của hãng là số nhân công mà hãng có khả năng thuê và sẵn sàng thuê ở các mức đơn giá tiền lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định
Cầu lao động là cầu thứ phát
+ Cầu lao động phụ thuộc và được rút ra từ mức sản lượng của hãng và chi phí của các đầu vào
+ Để quyết định thuê bao nhiêu lao động, hãng phải xem xét mỗi lao động mang lại bao nhiêu lợi nhuận và chi phí
III. Cung lao động cá nhân
Cung lao động là lượng thời gian mà người lao động sẵn sàng và có khả năng làm việc tương ứng với các mức tiền lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Cung lao động liên quan đến việc phân bổ thời gian 24 giờ mỗi ngày với 2 lựa chọn: làm việc và nghỉ ngơi
+ Nghỉ ngơi là hàng hoá thông thường, khi thu nhập tăng sẽ làm cho cầu đối với hàng hoá nghỉ ngơi tăng. “Giá” của hàng hoá nghỉ ngơi chính là tiền lương lao động (chi phí cơ hội).
+ Nghỉ ngơi được giả định là cái người ta thích, còn làm việc thì mang lại lợi ích thông qua thu nhập nhận được
Chia sẻ kinh nghiệm đạt điểm A+ môn Vi Mô : Hãy bấm subcribe Ôn thi sinh viên để nhận video luyện thi
Chương 8. Thất bại của thị trường và vai trò của Chính phủ
I. Ngoại ứng:
Ngoại ứng là hiện tượng khi hoạt động sản xuất hoặc tiêu dùng của một chủ thể kinh tế gây ra ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, nhưng ảnh hưởng này không được biểu hiện bằng tiền trong các giao dịch thị trường. Ngoại ứng xảy ra khi các doanh nghiệp hay các cá nhân áp đặt chi phí hay lợi ích cho những người khác mà những người này không nhận được sự thanh toán hay phải trả chi phí thích hợp.
Vai trò của Chính phủ:
+ Khi xảy ra ngoại ứng tiêu cực, doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn và định giá thấp hơn so với sản lượng và giá tối ưu về mặt xã hội chính phủ buộc doanh nghiệp chi trả chi phí ngoại ứng cận biên (MEC) bằng cách đánh thuế, phí, mua bán giấy phép xả thải,...
+ Khi xảy ra ngoại ứng tích cực, doanh nghiệp sản xuất ít hơn và định giá thấp hơn so với sản lượng và giá tối ưu về mặt xã hội chính phủ trợ cấp cho các nhà sản xuất.
II. Hàng hoá công cộng
Là những hàng hoá và dịch vụ mà khi chúng được sản xuất ra thì mọi người đều có khả năng tiêu dùng.
Hai đặc tính chủ yếu:
Tính không cạnh tranh: một người sử dụng hàng hoá không ảnh hưởng đến việc người khác sử dụng hàng hoá đó
Tính không loại trừ: khi những hàng hoá như vậy được sản xuất ra thì không có cách gì ngăn cản được những người tiêu dùng nhất định tiêu dùng chúng => vấn đề “kẻ ăn không”
Sự cung cấp hàng hoá công cộng bởi tư nhân thông qua thị trường rất khó xảy ra vì lợi ích của những hàng hoá này bị phân tán rộng rãi đến mức không một hãng nào muốn cung cấp chúng
Vai trò của Chính phủ: cung cấp hàng hoá công cộng, thực hiện các mục tiêu:
+ Giảm lợi nhuận độc quyền của các hãng trong các thị trường cạnh tranh không hoàn hảo bằng các công cụ: thuế, kiểm soát giá, điều tiết độc quyền, luật chống độc quyền, trực tiếp tham gia vào thị trường,...
+ Giảm giá bằng với chi phí cận biên
+ Tăng sản lượng đến mức tối ưu về mặt xã hội