HÀM ĐA BIẾN
Hàm đa biến là một phần kiến thức quan trọng và xuất hiện trong đề thi nhiều nhất thuộc môn Toán cho các nhà kinh tế. Hàm số được áp dụng vào bài toán kinh tế thực tế, do đó sinh viên cần nắm vững phần kiến thức này để làm tốt những bài tập liên quan phục vụ thi giữa và cuối kì.
Nếu bạn còn băn khoăn về đề thi, vậy hãy click : VÀO ĐÂY, chúng mình có đầy đủ lý thuyết từng chương học môn Toán cho nhà kinh tế và đề thi của trường NEU qua các kì.
I. Định nghĩa
Định nghĩa:
Một hàm n biến là một quy tắc đặt tương ứng mỗi bộ n số thực (x1, x2, ...xn) với một số thực duy nhất, ký hiệu là u = f(x1, x2, ...xn). Hay nói cách khác, ánh xạ
f : D ⊂ Rn → R
(x1, x2, ...xn) → u = f(x1, x2, ...xn)
được gọi là hàm n biến xác định trên D.
Tập hợp D gọi là miền xác định của hàm số f, nghĩa là tập hợp các điểm (x1, x2, ...xn) có nghĩa. Miền xác định của f là tập hợp các giá trị mà f nhận được.
Trường hợp n = 2, ta có hàm hai biến, thường ký hiệu là z = f(x,y)
Trường hợp n = 3 ta có hàm 3 biến thường kí hiệu là u = f(x,y,z)
D là tập hợp những điểm nằm trong hay nằm trên đường tròn tâm (0,0) bán kính 3
Ví dụ 1:
Tìm miền xác định của các hàm số sau:
a. f(x,y) = x2 - y + sin(x,y)
b. f(x,y) = √9 - x2 - y2
Giải
a. Miền xác định: D = R2
b. f xác định ⇔ 9 - x2 - y2 >= 0 ⇔ x2 + y2 =< 9
Miền xác định D = {(x, y) ∈ R2 | x2 + y2 =< 9 }
II. Đồ thị hàm hai biến
Đồ thị của hàm số 2 biến f(x,y) xác định trên D là tập hợp tất cả các điểm (x,y,z) ∈ R3 sao cho z = f(x,y) và (x,y) ∈ D
Ví dụ: Đồ thị của một số hàm hai biến
III. Một số hàm hai biến số trong kinh tế:
1. Hàm sản xuất:
Là hàm mô tả mối quan hệ phụ thuộc của sản lượng vào vốn lao động
Q = f(K,L)
Trong đó
K: vốn
L: lao động
2. Hàm tổng chi phí:
C = wk.K + wl.L + C0
Trong đó:
wk: giá thuê một đơn vị vốn
wl: giá thuê một đơn vị lao động
C0: chi phí cố định
3. Hàm tổng doanh thu
R = P.Q = P.f(K.L)