3 quy luật cơ bản trong kinh tế học vĩ mô

Ngày: 16/12/2023

NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN TRONG KINH TẾ HỌC

Trong kinh tế học vĩ mô, chúng ta được nghe rất nhiều đến những quy luật chi phối hoạt động sản xuất và tiêu thụ của đối tượng kinh tế. Vậy những quy luật đó là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế và quyết định kinh doanh. Chúng ta hãy cũng tìm hiểu bài viết dưới đây về: "03 quy luật cơ bản trong kinh tế học"

Tài liệu đề thi để đạt A+ Kinh tế vĩ mô: NGAY Ở ĐÂY

quy luật cơ bản trong kinh tế học

1. Quy luật khan hiếm

Nội dung quy luật

Một hoạt động của con người, trong đó có hoạt động kinh tế đều sử dụng các nguồn lực. Các nguồn lực đều khan hiếm, có giới hạn đặc biệt là các nguồn lực tự nhiên khó hoặc không thể tái sinh. Sự khan hiếm các nguồn lực có thể do: 
⇒ Dân số tăng dẫn tới nhu cầu sử dụng nguồn lực tăng. 
⇒ Do cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu mới, các tác nhân trong hoạt động kinh tế phải cải tiến, thay đổi phương thức hành động vì vật nhu cầu sử dụng nguồn lực tăng.

Ảnh hưởng của quy luật:

– Mọi sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra bị giới hạn về nguồn lực, tài nguyên ngày càng cạn kiệt và khan hiếm;

– Việc lựa chọn các vấn để sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai cần được thực hiện một cách nghiêm túc.

Kinh tế học nói rằng mọi nguồn lực đều hữu hạn do đó nó khan hiếm. Vì thế, để đáp ứng những nhu cầu không ngừng tăng lên của mình, con người phải có sự lựa chọn khi sử dụng những nguồn lực đó. Khi lựa chọn một phương án này, con người sẽ phải từ bỏ các phương án khác, vì nguồn lực có giới hạn

Ví dụ 1: Một sinh viên có 24 giờ trong một ngày để học tập, nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí. Giả sử anh ta đã có thời gian biểu như sau:
  • Học tập: 8 giờ/ngày, gồm 4 giờ trên lớp và 4 giờ tự học.
  • Nghỉ ngơi, ăn uống và giải trí: 16 giờ/ngày.

Nếu như bây giờ anh ta muốn tăng thời gian tự học thì chắc chắn phải giảm bớt thời gian nghỉ ngơi, ăn uống và giải trí.

Khi quyết định lựa chọn, con người phải trả chi phí cơ hội cho sự lựa chọn đó.

Tài liệu đề thi để đạt A+ Kinh tế vĩ mô: NGAY Ở ĐÂY

Ví dụ 2: Một thanh niên có thể có lựa chọn – Hoặc tiếp tục đi học để có trình độ cao hơn. Hoặc đi làm. Nếu đi làm, anh ta có thể xin được những việc như: là công nhân xây dựng với mức lương là 1 triệu đồng/tháng; là nhân viên tiếp thị với thu nhập là 1,5 triệu đồng/tháng; là nhân viên văn phòng với mức lương là 1,2 triệu đồng/tháng.

Và anh ta đã quyết định tiếp tục đi học. Chi phí cơ hội của việc học tập của anh lúc này là 1,5 triệu đồng/tháng, là mức lương cao nhất mà lẽ ra anh đã có thể có được nếu anh quyết định đi làm

2. Quy luật lợi suất giảm dần

Đây là quy luật phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào của quá trình sản xuất với đầu ra mà nó góp phần tạo ra.

Nội dung quy luật:

“Khối lượng đầu ra có thêm ngày càng giảm đi, khi ta liên tiếp bỏ thêm những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi vào một số lượng cố định của một đầu vào khác.”

Quy luật lợi suất giảm dần đòi hỏi trong lựa chọn tối ưu doanh nghiệp phải phối hợp đầu vào sản xuất với một tỷ lệ tối ưu

Ví dụ: nếu một trang trại chỉ có một người nông dân, thì lợi suất của người nông dân đó sẽ tương đối cao bởi vì nông dân có nhiều thời gian để chăm sóc các cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên, khi thêm nông dân vào trang trại, lợi suất sẽ giảm dần vì mỗi nông dân không còn nhiều thời gian để chăm sóc các cây trồng và vật nuôi như người đầu tiên đã làm được. Khi số lượng nông dân càng tăng thì lợi suất sẽ càng giảm và rốt cuộc sẽ không còn đủ lớn để bù đắp cho chi phí thêm của các nông dân đó

Tác dụng của quy luật:

- Nhận biết giới hạn sản xuất: quy luật lợi suất giảm dần cho phép các nhà kinh tế nhận ra giới hạn sản xuất của một nền kinh tế, một ngành hoặc một doanh nghiệp. Bằng cách hiểu rằng lợi suất của mỗi đơn vị đầu vào sẽ giảm khi tăng sản lượng. 

- Tối ưu hoá sử dụng yếu tố sản xuất: quy luật lợi suất giảm dần cũng cung cấp cho các nhà kinh tế một phương pháp tối ưu hoá sử dụng các yếu tố sản xuất. 

- Cân bằng giữa chi phí và lợi nhuận: Khi lợi suất của một yếu tố sản xuất giảm dần, chi phí để đạt được sản lượng tăng cao hơn. 

Vì vậy, quy luật lợi suất giảm dần có tác dụng quan trọng trong việc quản lý sản xuất, tối ưu hoá sử dụng các yếu tố sản xuất và đưa ra các quyết định kinh doanh để đạt được lợi nhuận tối đa.

3. Quy luật chi phí tương đối ngày một tăng 

Nội dung quy luật:

"Để có thêm một số lượng bằng nhau về một mặt hàng, xã hội phải hi sinh ngày càng nhiều số lượng mặt hàng khác"

Quy luật đòi hỏi sử dụng tài nguyên vào sản xuất các mặt hàng khác nhau một cách hiệu quả

Tài liệu đề thi để đạt A+ Kinh tế vĩ mô: NGAY Ở ĐÂY

Ví dụ 1: một người có một lượng tiền mặt là 1 tỷ đồng và cất giữ ở trong két tại nhà. Nếu anh ta gửi lượng tiền đó vào ngân hàng với lãi suất có kỳ hạn 1 tháng là 1,30% thì sau một tháng anh ta có được một khoản lãi là 13 triệu đồng. Như vậy, chi phí cơ hội của việc giữ tiền (1 tỷ đồng) là tiền lãi (13 triệu đồng) bị bỏ qua. Đây là số tiền lãi có thể thu được nếu gửi tiền vào ngân hàng

Ví dụ 2: Nếu bạn quyết định đi làm thêm vào thứ bảy và chủ nhật, bạn có thể kiếm được một lượng thu nhập nào đó, ví dụ là 500 ngàn đồng để chi tiêu. Tuy nhiên, thời gian của thứ bảy và chủ nhật đó lại không được sử dụng để nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ ngơi bị mất đi chính là chi phí cơ hội của việc làm thêm cuối tuần của bạn

Vậy là chúng ta đã đi hết 3 quy luật cơ bản được sử dụng trong kinh tế học. Hi vọng các bạn sinh viên đã tìm được nguồn học uy tín và đừng quên chăm chỉ luyện đề để tối đa hóa mức điểm thi bạn nhé !! Mọi thắc mắc bạn vui lòng gửi về fanpage: Onthisinhvien.com để chúng mình giải đáp thật nhanh nè.

Chúc bạn thi tốt - đạt kết quả cao !

Một số bài viết khác có thể bạn sẽ cần:

Trắc nghiệm Vĩ mô - Chương I: Tổng quan kinh tế vĩ mô
Trắc nghiệm Vĩ mô - Chương VI: Tối ưu hóa và thị trường lao động
Lý thuyết cung - cầu kèm bài tập (có hướng dẫn giải chi tiết)