1. Tổng quan môn học:
Kinh tế vi mô là một trong những môn học cơ bản và quan trọng nhất của ngành kinh tế, cung cấp cho sinh viên những hiểu biết sâu sắc về cách các cá nhân, doanh nghiệp, và các tổ chức ra quyết định trong việc phân bổ tài nguyên khan hiếm. Từ việc nghiên cứu những hành vi kinh tế cơ bản trên thị trường, phân tích hành vi người tiêu dùng, đến cách thức doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận, Kinh tế vi mô trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức thiết yếu để tiếp cận các môn học chuyên ngành khác và đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt trong thực tiễn.
Nhưng hãy nhớ, lý thuyết chỉ là một phần của trò chơi. Để thực sự làm chủ môn học này và đạt được điểm số cao, bạn cần có chiến lược học tập đúng đắn. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, tài liệu đã được đúc kết, giúp bạn không chỉ dễ dàng vượt qua mọi kỳ thi mà còn áp dụng vào cuộc sống hàng ngày một cách hiệu quả. Hãy sẵn sàng để biến Kinh tế vi mô trở thành môn học yêu thích của bạn!
2. Nội dung môn học:
Học phần Kinh tế vi mô 1 gồm 8 chương:
- Chương 1: Tổng quan về Kinh tế học. Đây là chương mở đầu cho môn Kinh tế học. Nội dung chương giới thiệu các khái niệm cơ bản về kinh tế học. Cần nắm một số khái niệm: Chi phí cơ hội, đường giới hạn khả năng sản xuất, sự khan hiếm phân tích cận biên…
- Chương 2: Cung-cầu. Đây là chương quan trọng nhất và là nền tảng để học những chương tiếp theo và xuất hiện khá nhiều trong đề thi. Cần nắm vững khái niệm cung, cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu, hàng hóa thay thế, hàng hóa bổ sung cân bằng thị trường & sự thay đổi trạng thái cân bằng, giá trần, giá sàn, chính sách thuế, trợ cấp. Đây cũng là chương kiến thức trọng tâm, chiếm tỷ trọng cao trong bài thi. Xem thêm: Kinh tế vi mô - Chương 2: Lý thuyết cung cầu
- Chương 3: Độ co giãn. Các em cần nhớ công thức tính độ co giãn (gồm co giãn điểm và co giãn khoảng), các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu, của cung. Mối quan hệ giữa Edp và doanh thu.
- Chương 4: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng. Cần nắm các khái niệm lợi ích, lợi ích cận biên, quy luật lợi ích cận biên giảm dần, đường bàng quan, đường ngân sách, phân tích bàng quan ngân sách để chọn điểm tiêu dùng tối ưu
- Chương 5: Lý thuyết hành vi người sản xuất. Cần nắm các khái niệm về hiệu suất theo quy mô, năng suất trung bình AP, sản phẩm trung bình MP, quy luật năng suất cận biên giảm dần, chi phí kinh tế, chi phí kế toán, chi phí chìm, chi phí biến đổi VC, chi phí cố định FC, tổng chi phí TC, chi phí cận biên MC, các chi phí bình quân, doanh thu cận biên MR… Chương này có nhiều công thức và các ký hiệu nhiều bạn hay nhầm lẫn chị để ảnh dưới nhé
- Chương 6: Cấu trúc thị trường. Có bốn cấu trúc thị trường nhưng các bạn cần nắm chắc lý thuyết và các dạng bài tập về thị trường cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền bán. Thị trường cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn xuất hiện ít trong đề thi và thường chỉ hỏi lý thuyết.
- Chương 7: Thương mại quốc tế. Cần nắm khái niệm lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh, lợi ích của hoạt động xuất nhập khẩu, các chính sách thương mại quốc tế (thuế, trợ cấp, hạn ngạch…)
- Chương 8: Thất bại của thị trường. Các thất bại của thị trường và biện pháp can thiệp của chính phủ: Độc quyền, ngoại ứng, hàng hóa công cộng, phân phối thu nhập không công bằng, thông tin không hoàn hảo
3. Các công thức và kí hiệu
Trong kinh tế vi mô, việc hiểu và sử dụng đúng các công thức cùng ký hiệu là chìa khóa để phân tích và giải quyết các bài toán kinh tế phức tạp, việc hiểu biết và sử dụng chính xác các công thức cùng ký hiệu là điều không thể thiếu. Mỗi ký hiệu đại diện cho một khái niệm cụ thể, chẳng hạn như Qd cho lượng cầu, P cho giá cả, hay MR cho doanh thu cận biên. Các công thức không chỉ giúp ta hiểu rõ mối quan hệ giữa các biến số mà còn là công cụ mạnh mẽ để đưa ra các dự đoán và quyết định kinh tế tối ưu.
4. Cấu trúc đề thi
Đây là môn thi trắc nghiệm và chia thành 2 phần câu hỏi: Bài tập và Lý thuyết.
Phần bài tập: Các dạng bài tập chủ yếu
- Chương 2: Xác định điểm cân bằng thị trường, tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, sự thay đổi của CS và PS khi có chính sách giá trần, giá sàn, thuế, trợ cấp.
- Chương 3: Tính độ co giãn theo công thức co giãn điểm hoặc co giãn khoảng. Các câu hỏi về mối quan hệ giữa Edp và doanh thu
- Chương 4:Cho phương trình đường ngân sách và hàm tổng lợi ích U xác định mức tiêu dùng tối ưu
- Chương 5: Xác định hiệu suất theo quy mô. Tính các chi phí TC, VC, FC, ATC, AVC, AFC, MC. Xác định sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận. Sự thay đổi của sản lượng khi đánh thuế
- Chương 6: Cấu trúc thị trường. Quyết định sản xuất, đóng cửa của hãng cạnh tranh hoàn hảo, thặng dư sản xuất của hãng CTHH, đường cung của hãng CTHH. Quyết định sản xuất của độc quyền. Tính chỉ số Lerner. Tính phần mất không DWL do độc quyền gây ra
- Chương 7: Sự thay đổi của CS, PS và NSB khi xuất khẩu, nhập khẩu, đánh thuế, hạn ngạch
Phần Lý thuyết
Đây là phần khó hơn và để nói từng chương phải học những gì là nhiều nhiều lắm và cũng không đủ. Tips chung cho phần này là phải bám sát các chương học nắm chắc các kiến thức từ định nghĩa, khái niệm đến nguyên nhân, kết luận và hệ quả của từng vấn đề. Cách học phần này hiệu quả nhất là sau mỗi chương, chị sẽ làm bài tập trắc nghiệm của chương đó để check và củng cố kiến thức của mình. Thường xuyên ôn tập lại kiến thức.
5. Tài liệu học tập và ôn thi
Hãy ưu tiên sử dụng Slide của giảng viên, bài tập trong sách hướng dẫn học tập Nguyên lý kinh tế vi mô của trường và chú ý làm câu hỏi các năm trước nữa. Và sẽ tốt hơn rất nhiều nếu có nhiều bài tập trắc nghiệm sau mỗi chương học giúp các em ôn tập kiến thức.
Bên cạnh đó, các bạn sinh viên hãy:
Follow page Onthisinhvien.com để nhận được giải đáp và thông báo cập nhật tài liệu mới nhất: TẠI ĐÂY
Subcribe Youtube Ôn thi sinh viên để xem bài giảng kinh tế vi mô miễn phí: TẠI ĐÂY