1. Nguồn gốc
- Xuất hiện khoảng 2500 năm trước.
- Theo các nhà duy tâm vật chất là sản phẩm của tinh thần.
- Theo các nhà duy vật cổ đại đồng nhất vật chất với một dạng cụ thể của nó. Vd: nước…
- Các nhà duy vật cận đại (siêu hình) có quan điểm giống các nhà duy vật cổ đại nhưng đồng nhất vật chất với kim loại.
→ Các quan điểm về vật chất đi trước Mác đều có hạn chế, sai lầm → cuộc khủng hoảng thế giới quan.
Trước bối cảnh đó, Lênin đưa ra định nghĩa cho vật chất để lấy lại thế giới quan duy vật cho các nhà khoa học: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.” lấy từ tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” (1909) của Lênin.
2. Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin
Phạm trù triết học là những phạm trù chung nhất dùng trong mọi lĩnh vực.
- Vật chất với tư cách phạm trù triết học là vật chất nói chung, vô tận, vô hạn, không sinh ra, không mất đi còn các dạng vật chất của khoa học là vật chất cụ thể, đều có giới hạn, có sinh ra, có mất đi.
- Thuộc tính khách quan là thuộc tính cơ bản khái quát nhất để phân biệt vật chất và ý thức.
- Vật chất là tất cả những gì tồn tại khách quan, tức tồn tại ngoài ý thức.
- Vật chất là cái mà con người có thể cảm biết được khi nó tác động lên giác quan của con người.
- Vật chất bao gồm những đối tượng con người đã biết, cả những đối tượng mà con người chưa biết.
- Ý thức chỉ là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trí óc con người mà thôi.
=> Ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin
- Lấy lại thế giới quan đúng đắn cho các nhà khoa học.
- Khắc phục được hạn chế của các nhà duy vật đi trước.
- Làm cơ sở để phân biệt người theo duy tâm hay duy vật.
- Đã giải quyết 2 mặt vấn đề cơ bản của triết học là vật chất có trước và quyết định ý thức, con người có thể nhận biết được thế giới.
3. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
a) Phương thức tồn tại của vật chất
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, thuộc tính cố hữu của vật chất gồm mọi sự thay đổi, mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy. Có 5 loại vận động cơ bản:
Vận động cơ học (nhìn thấy) |
Di chuyển vị trí đơn giản trong không gian |
cánh quạt đang quay, chim bay, chạy, nhảy, leo trèo… |
Vận động vật lý (có hoặc không nhìn thấy) |
Vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, của nhiệt, ánh sáng, điện trường, âm thanh. |
sự va chạm thiên thạch thành các vụn nhỏ, sự thay đổi nhiệt độ của nước khi đun nóng,... |
Vận động hóa học (có hoặc không nhìn thấy) |
Là sự hóa hợp và phân giải các chất. |
động vật chết phân hủy, sự chuyển hóa của các chất hóa học |
Vận động sinh vật |
Vận động của các cơ thể sống như sự trao đổi chất, đồng hóa, dị hóa, tăng trưởng, sinh sản, tiến hóa. |
Cây con phát triển thành Cây trưởng thành theo thời gian, Cây cối ra hoa kết quả ,Cây trao đổi chất với môi trường |
Vận động xã hội (vận động cao nhất) |
Mọi hoạt động xã hội của con người, sự thay thế các hình thức kinh tế - xã hội từ thấp đến cao. |
xã hội nguyên thủy-> xã hội chiếm hữu nô lệ-> phong kiến-> tư bản chủ nghĩa-> xã hội chủ nghĩa |
Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động – vận động trong thế cân bằng ổn định. Đứng im chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định và tạm thời. Đứng im là tương đối còn vận động là tuyệt đối.
Lưu ý:
- Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất
- Không có vật chất phi vận động và không có vận động phi vật chất
- 1 sự vật có thể có một hoặc nhiều vận động
b) Hình thức tồn tại của vật chất
- Không gian: mọi sự vật hiện tượng đều có kích thước, kết cấu dài ngắn cao thấp khác nhau những cái đó gọi là không gian; không có sự vật nào lại không có không gian của nó.
- Thời gian: sự vật luôn tồn tại trong trạng thái biến đổi nhanh chậm, chuyển hóa kế tiếp nhau thời gian.
- Đặc điểm của không gian và thời gian:
+ Không gian, thời gian có tính khách quan: không gian có 3 chiều thuận nghịch (đa chiều); Thời gian có 1 chiều từ quá khứ đến tương lai (một chiều)
+ Không gian và thời gian vĩnh cửu vô hạn, vô tận đối với vật chất (matter) nói chung nhưng tạm thời và hữu hạn đối với vật thể (material body)
+ Không gian và thời gian có tính tương đối
4. Tính thống nhất vật chất của thế giới
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định thế giới thống nhất ở tính vật chất vì:
- Chỉ có 1 thế giới tồn tại khách quan là thế giới vật chất.
- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận, không sinh ra và cũng không mất đi.
- Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều có mối liên hệ kết quả, thống nhất với nhau.
Phạm trù vật chất là một trong những phạm trù quan trọng của Triết học Mác - Lênin. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!!