Nêu quan điểm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người?
Ngày: 18/01/2024
Triết học mác - xit trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những di sản lý luận trước đó và những thành tựu của khoa học tự nhiên, xuất phát từ con người hiện thực và hoạt động thực tiễn để xem xét bản chất con người. Vậy quan niệm của Triết học về bản chất con người là gì? Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu trong bài viết này!

1. Khái niệm con người trong Triết học
- Con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa.
- Con người (về phương diện sinh học) là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội .
- Con người (về phương diện sinh học) là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội .
2. Quan điểm của triết học Mác Lênin về bản chất con người
- Con người là một hệ thống thực thi thống nhất giữa các mặt sinh vật với mặt xã hội:
+ Theo C.Mác: Con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội , là chủ thể của lịch sử , sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa.
+ Con người (về phương diện sinh học) là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội. “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật”. Vậy điều đó cho thấy con người cũng như mọi động vật khác phải tìm kiếm thức ăn nước uống, đấu tranh sinh tồn, sinh đẻ, tồn tại và phát triển...Và con người là một thực thể xã hội
+ Không chỉ là thực thể sinh học, mà con người cũng là một bộ phận của giới tự nhiên. Con người luôn phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên.
Ví dụ: các quy luật sinh học như di truyền, tiến hóa sinh học,...
+ Bằng hoạt động thực tiễn con người trở thành một bộ phận cải giới tự nhiên có quan hệ với giới tự nhiên, gắn bó hòa hợp với giới tự nhiên để tồn tại và phát triển.
+ Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất. Nếu con vật phải sống dựa hoàn toàn vào các sản phẩm tự nhiên, bản năng thì con người sống bằng lao động sản xuất, bằng việc cải tạo tự nhiên, sáng tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Nhờ lao động mà con người trở thành con người đúng nghĩa của nó, Lao động là điều kiện kiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người.
+ Theo C.Mác: Con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội , là chủ thể của lịch sử , sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa.
+ Con người (về phương diện sinh học) là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội. “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật”. Vậy điều đó cho thấy con người cũng như mọi động vật khác phải tìm kiếm thức ăn nước uống, đấu tranh sinh tồn, sinh đẻ, tồn tại và phát triển...Và con người là một thực thể xã hội
+ Không chỉ là thực thể sinh học, mà con người cũng là một bộ phận của giới tự nhiên. Con người luôn phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên.
Ví dụ: các quy luật sinh học như di truyền, tiến hóa sinh học,...
+ Bằng hoạt động thực tiễn con người trở thành một bộ phận cải giới tự nhiên có quan hệ với giới tự nhiên, gắn bó hòa hợp với giới tự nhiên để tồn tại và phát triển.
+ Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất. Nếu con vật phải sống dựa hoàn toàn vào các sản phẩm tự nhiên, bản năng thì con người sống bằng lao động sản xuất, bằng việc cải tạo tự nhiên, sáng tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Nhờ lao động mà con người trở thành con người đúng nghĩa của nó, Lao động là điều kiện kiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người.

Xem thêm: các cặp phạm trù cơ bản của triết học
=> Con người là một thực thể sinh vật - xã hội. Thông qua hoạt động thực tiễn và hoạt động xã hội, con người làm biến đổi đời sống xã hội, đồng thời cũng biến đổi chính bản thân mình. Thừa nhận ý nghĩa quyết định của mặt xã hội với việc hình thành bản chất con người, song không có nghĩa là coi nhẹ tự nhiên, phủ nhận cái sinh vật trong yếu tố cấu thành bản chất con người. Bởi vì, theo Mác, “giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có thể là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên”. Con người vừa có mặt sinh vật vừa có mặt xã hội, là sự thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội, quá trình tác động hai mặt đó cũng là quá trình hình thành bản chất con người.
- Con người khác với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình:
+ Con người khác con vật ở chỗ có ý thức, có trí tuệ, có sự sáng tạo,...Tuy nhiên điểm khác biệt căn bản nhất đó là nếu động vật chỉ biết sống dựa trên những gì có sẵn ở tự nhiên thì con người biết lao động sản xuất để tạo ra chính đời sống vật chất của mình.
+ Hoạt động quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất. Nếu con vật phải sống dựa hoàn toàn vào các sản phẩm tự nhiên, bản năng thì con người sống bằng lao động sản xuất, bằng việc cải tạo tự nhiên, sáng tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Nhờ lao động mà con người trở thành con người đúng nghĩa của nó. Lao động là điều kiện kiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người.
Ví dụ: Nhờ quá trình lao động sáng tạo ra của cải, vật chất như trồng lúa, gạo, những cây thực vật, cây ăn quả với mục đích ban sơ lúc đầu là tồn tại thì bởi con người là sinh vật có bộ não, có ý thức, tư duy nên ngày càng có những mong muốn, đòi hỏi nhiều hơn cho cuộc sống. Chính điều ấy đã thúc đẩy việc sáng tạo ra những công cụ tiên tiến, hiện đại làm cho quá trình sản xuất diễn ra năng suất hơn, đồng thời qua lao động con người có thể hoàn thiện được kĩ năng, phẩm cách: “nhờ LĐ mà con người có dáng đi thẳng”, “đi một ngày đàng học một sàng khôn”…
- Con người là sản phẩm lịch sử và của chính bản thân con người:
+ Quan điểm của Phoi - ơ - bắc: con người tách khỏi điều kiện lịch sử cụ thể và hoạt động thực tiễn của họ, xem xét con người chỉ như là đối tượng cảm tính, trừu tượng, không có hoạt động thực tiễn đã bị các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lenin phê phán
+ Chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người. Mác đã khẳng định trong tác phẩm. Hệ tư tưởng Đức rằng tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của các ông là những con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành những con người như đang tồn tại.
=> Tóm lại, các quan hệ xã hội không chỉ xét ở quan hệ trong từng hình thái xã hội riêng biệt, mà còn khái quát những quan hệ xã hội chung thể hiện qua từng chế độ, thời đại riêng biệt. Quan hệ xã hội vừa diễn ra theo chiều ngang (đương đại) vừa theo chiều dọc lịch sử. Các quan hệ xã hội quy định bản chất con người bao gồm cả quan hệ xã hội hiện tại và quan hệ xã hội truyền thống, bởi trong lịch sử của mình, con người bắt buộc phải kế thừa di sản của những thế hệ trước nó.
- Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội:
+ Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định con người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển.
+ Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, là sự tổng hòa giữa chúng. Mối quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại, không tách rời.
+ Các quan hệ xã hội có nhiều loại: Quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần,quan hệ trực tiếp gián tiếp,...tất cả đều góp phần hình thành nên bản chất con người.
Hiểu rõ bản chất con người giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về thế giới xung quanh, từ đó có những hành động phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội. Hãy truy cập ngay theo đường dẫn dưới đây để tham gia thi thử trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin.
Chúc các bạn học tốt!!

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT