Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức trong phạm trù triết học

Ngày: 26/11/2023
Ý thức là gì? Ý thức có nguồn gốc từ đâu? Ý thức có bản chất như thế nào? Cấu trúc của ý thức gồm những gì? Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu trong bài viết này! NHẬN NGAY TÀI LIỆU ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC LENIN TẠI ĐÂY
 
 

1. Khái niệm 

Theo định nghĩa của Triết học, ý thức là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chứng với vật chất.

2. Nguồn gốc

 
  Nguồn gốc tự nhiên Nguồn gốc xã hội
Nội dung Sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức Sự ra đời của ý thức gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bộ óc người dưới ảnh hưởng của lao động, của giao tiếp và các quan hệ xã hội. Có hai yếu tố đã thúc đẩy sự ra đời của ý thức đó là Lao động  và Ngôn ngữ.
Lý giải Bộ óc con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra  quá trình phản ánh năng động, sáng tạo.Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc.  Yếu tố lao động:
- Phát triển giác quan của con người. 
- Là nguồn gốc của ý thức, ý tưởng. 
- Phát hiện và sử dụng các công cụ lao động. 
- Hình thành nên ngôn ngữ.
Yếu tố ngôn ngữ:
- Là công cụ, phương tiện của tư duy. 
- Là công cụ, phương tiện diễn đạt, chính xác hóa tư tưởng. 
- Giúp con người tổng kết thực tiễn, trao đổi thông tin, truyền tải tri thức- Tạo nên phương thức di truyền mới.
⇒ Nguồn gốc tự nhiên là điều kiện CẦN, nguồn gốc xã hội là điều kiện ĐỦ.

3. Bản chất của ý thức

a. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan 1 cách năng động, sáng tạo của bộ óc con người
- Hiện thực khách quan là khách thể của nhận thức, con người là chủ thể của nhận thức => khách thể nhận thức quyết định chủ thể nhận thức
- Năng động là lựa chọn định hướng, đối tượng nhận thức tùy thuộc vào chủ thể nhận thức

 

- Sáng tạo là:
+ Từ tri thức đã có, con người có thể tạo ra những hình ảnh biểu tượng không có thực tế
+ Từ tri thức đã có, con người có thể tạo ra những tri thức mới thông qua những giả thuyết khoa học (ví dụ: tam đoạn luận)
+ Nó thể hiện như 1 quá trình thống nhất bởi 3 mặt sau:
  • Mặt 1: Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh “Chủ thể phản ánh có chọn lọc định hướng”.
  • Mặt 2: Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng các hình ảnh tinh thần (so sánh con ong xây tổ với kiến trúc sư).
  • Mặt 3: Chuyển từ mô hình trong tư duy quay trở lại hiện thực khách quan thông qua hành động thực tiễn
→ Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách  quan trên cơ sở thực tiễn xã hội-lịch sử.

b. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Ý thức xem xét sự vật hiện tượng thông qua lăng kính chủ quan con người vì vậy đôi khi phản ánh sai lệch sự vật hiện tượng. Theo C.Mác, “Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó.”

c. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội
Ý thức luôn in dấu ấn cộng đồng nơi ý thức sinh ra và phát triển.  

 

4. Kết cấu của ý thức

- Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ. 
- Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ.           
- Niềm tin là sự thừa nhận một tính chân lý.
- Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của nó. 
=> Trong 4 yếu tố, tri thức là yếu tố quan trọng nhất vì tri thức là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác

 
CÁC CẤP ĐỘ CỦA Ý THỨC
 
  Tự ý thức Tiềm thức Vô thức
Khái niệm Ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với ý  thức thế giới bên ngoài. Những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức Những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, nằm ngoài  phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó. Đặc điểm của từng cấp độ ý thức:
Đặc điểm - Thành tố quan trọng của ý thức, đánh dấu trình độ phát triển của ý thức. Là những tri thức mà chủ thể đã có từ trước, gần như đã thành bản năng, kỹ năng, nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể. 
- Gắn bó chặt chẽ với loại hình tư duy chính xác, được lặp lại nhiều lần.
Điều khiển hành vi thuộc về bản năng, thói quen,… thông qua phản xạ không điều kiện.
Vai trò Giúp con người tự ý thức về bản thân mình, tự đánh giá năng lực và trình độ hiểu biết của bản thân về thế giới. - Xác định đúng điểm mạnh, yếu, vị trí của bản thân. → Có ý thức về hành động của mình, làm chủ bản thân, điều chỉnh hành vi trong mối quan hệ tác động với thế giới  Góp phần giảm bớt sự quá tải của đầu óc khi công việc lặp lại nhiều lần, mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học   Lập lại thế cân bằng trong hoạt động tinh thần của con người mà không dẫn đến trạng thái ức chế quá mức. - Giảm bớt sự căng thẳng của ý thức do thần kinh làm việc quá tải
 

Ý thức là một hiện tượng phức tạp, có nguồn gốc, bản chất và kết cấu đa dạng. Bài viết này đã trình bày toàn bộ nội dung về ý thức! Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!