Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Ngày: 18/01/2024
Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối. Trong Triết học, khái niệm này là một nội dung vô cùng quan trọng. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu trong bài viết này!
 

I. Nêu ngắn gọn hai khái niệm: tồn tại xã hội, ý thức xã hội

- Tồn tại xã hội dùng để chỉ mặt sinh hoạt (hoạt động) vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội; tức là các điều kiện vật chất khách quan quy định sự sinh tồn, phát triển của xã hội.
- Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội bao gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, thói quen v.v. của cộng đồng xã hội được hình thành trên cơ sở của tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
=> Như vậy, ý thức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại trong sự liên hệ biện chứng, tác động và chuyển hóa lẫn nhau. Sự phong phú của đời sống tinh thần của xã hội là tiền đề cho sự phát triển đời sống tinh  thần của cá nhân; và ngược lại, sự phát triển đời sống tinh thần của mỗi cá nhân là điều kiện cho sự phát  triển phong phú đời sống tinh thần của xã hội.

II. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

- Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức.
- Các hình thái ý thức xã hội dều có sự tác động ngược trở lại tồn tại xã hội, trước hết là tác động trở lại cơ sở kinh tế. Đồng thời các hình thái ý thức xã hội cũng tác động lẫn nhau theo những cách thức khác nhau

- Trong lĩnh vực xã hội thì quan hệ này được biểu hiện là: tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã hội. Điều đó được thể hiện cụ thể là tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy. Tức là, tư tưởng trong đầu óc con người không thể tìm được nguồn gốc, khởi nguyên ở bộ não, ý thức mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội. Do đó, phải tồn tại xã hội để lý giải cho ý thức xã hội.
Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản, nhất là khi phương thức sản xuất đã thay đổi thì sớm hay muộn thì ý thức xã hội cũng phải thay đổi theo.

2. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội

- Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi xã hội cũ mất đi, thậm chí là mất rất lâu, nhưng ý thức xã  hội do đó mà sinh ra vẫn tồn tại lâu dài. Tính toán tương đối độc lập này được xác định đặc  biệt trong lĩnh vực xã hội quản lý (trong hệ thống truyền thông, quán, thói quen….).
- Lênin cho rằng, sức mạnh của quán được tạo ra qua nhiều thế kỷ là sức mạnh ghê gớm nhất.
- Khuynh hướng lạc hậu của ý thức xã hội c甃̀ng biểu hiện trong điều kiện của xã hội chủ nghĩa. Nhiều hiện tượng ý thức có nguồn gốc sâu xa trong xã hội cũ vẫn tồn tại trong xã hội mới như  đường sống ăn, lười lao động, tệ tham chiếu…
****Nguyên nhân làm cho ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội:
- Thứ nhất, do sự tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con người.
- Thứ hai, do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do cả tính bảo thủ của hình thái ý thức xã hội. Hơn nữa, những điều kiện tồn tại xã hội mới c甃̀ng chưa đủ để làm cho những thói quen, tập quán và truyền thống cũ hoàn toàn mất đi
- Thứ ba, do ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người, của các giai cấp nào đó trong xã hội. Các tập đoàn hay giai cấp lạc hậu thường níu kéo, bám víu lấy những tư tưởng lạc hậu để bảo vệ và duy trì quyền lợi ích kỉ của họ, để chống lại các lực lượng tiến bộ trong xã hội
=> Muốn xây dựng được xã hôi mới thì nhất định phải từng bước xóa bỏ những tàn dư, những tư tưởng và ý thức xã hội cũ song song với việc bồi đắp, xây dựng và phát triển ý thức xã hội mới. Tuy nhiên khi thực hiện không được nóng vội, không dùng các biện pháp hành chính đã từng xảy ra ở các nước XHCN  và cả ở nước ta nhiều năm trước đây.
Ví dụ: Muốn xây dựng được 1 xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái thì chúng ta phải từng bước xóa bỏ những tàn dư trong suy nghĩ của con người thời đại phong kiến ở ngày nay như tư tưởng trọng nam khinh nữ, tục lệ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”,… bằng 1 số cách chẳng hạn như tuyên truyền, đẩy mạnh những chiến dịch truyền thông về quyền của người phụ nữ, bổ sung những điều khoản mới về luật,…

3. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

- Triết học Mác Lênin thừa nhận rằng ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội nhưng cũng có thể vượt trước tồn tại xã hội.
- Sở dĩ ý thức xã hội có khả năng đó là do nó phản ánh đúng những mối liên hệ logic, khách quan, tất yếu, bản chất của tồn tại xã hội.
- Lịch sử đã cho thấy nhiều dự báo của các nhà tư tưởng lớn phải sau một thời gian, có thế ngắn hoặc rất dài mới được thực tiễn xác nhận. Nhiều dự báo của C.Mác đang trở thành sự thật trong thời đại chúng ta đã hoàn toàn khẳng định điều đó

4. Ý thức xã hội có tính kế thừa 

Tiến trình đời sống tinh thần của xã hội loài người cho thấy rằng, các quan điểm lý luận, các tư tưởng lớn của thời đại sau bao giờ cũng dựa vào những tiền đề đã có từ các giai đoạn lịch sử trước đó.
Ví dụ: Cơ sở lý luận học thuyết Mác Lênin cũng có sự kế thừa từ các tiền đề lý luận trước đó như C.Mác,  Ăng-ghen,… Hay như Chủ tịch HCM cũng góp nhặt những tinh hoa trong lý luận của Lênin để đề ra tư  tưởng chính trị, các hướng cải cách kinh tế mới trên con đường giải phóng dân tộc

5. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội

- Chủ nghĩa duy vật dùng không chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội, mà bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường, hay chủ nghĩa duy vật kinh tế phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội.
- Sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội của các hình thái ý thức xã hội mạnh hay yếu còn phụ thuộc và những điều kiện lịch sử cụ thể, vào các quan hệ kinh tế, vào trình độ phản ánh và sức lan tỏa ý thức đối với các nhu cầu khác nhau của sự phát triển xã hội. Đặc biệt là vào vai trò lịch sử của giai cấp đại diện  cho ngọn cờ tư tưởng đó.

 
 
Mối quan hệ biện chứng này là một trong những nội dung quan trọng của Triết học Mác - Lênin. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!!


Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT