Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong Triết học

Ngày: 05/12/2023
Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Bài viết trình bày khái niệm, vai trò, nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu nhé! NHẬN NGAY TÀI LIỆU ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC LENIN TẠI ĐÂY
 

I. Lý luận chung về quy luật

Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có điều kiện phù hợp.
+ Các quy luật có thể được quy thành 3 nhóm: quy luật riêng, quy luật chung và quy luật phổ biến.
+ Những quy luật của phép biện chứng mang tính phổ biến, phản ánh những mối liên hệ phổ biến của tất cả các đối tượng hiện thực, phản ánh nội dung chung, thống nhất.
=>  Những quy luật của phép biện chứng duy vật khái quát cách thức, nguyên nhân và khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, phản ánh bản chất biện chứng của thế giới khách quan 

II. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong Triết học 

1. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

a, Vai trò: Quy luật này chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển.
b, Khái niệm chất và lượng:
- Chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quyết định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của thuộc tính, làm cho sự vật là nó mà không phải cái khác. Một số đặc điểm: 
  • Khách quan và ổn định
  • Một sự vật có thể có nhiều loại chất
  • Một sự vật hiện tượng có nhiều thuộc tính những chỉ có thuộc tính cơ bản nhất mới làm nên chất của sự vật hiện tượng đó vì thuộc tính đó thay đổi thì sự vật hiện tượng cũng thay đổi
- Lượng là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng về mặt số lượng, quy mô, tốc độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật. Một số đặc điểm: 
  • Khách quan
  • Một sự vật có thể có nhiều loại lượng
  • Trong xã hội và tư duy thì lượng được xác định bằng tư duy trừu tượng
c, Mối quan hệ giữa lượng và chất:
- Một sự vật bao giờ cũng gồm có lượng và chất.
- Lượng thay đổi thì chất thay đổi
- Lượng đổi chất đổi ngay
- Lượng đổi chất chưa đổi ngay
- Khoảng giới hạn mà lượng đổi chất chưa đổi gọi là độ.
 -Điểm giới hạn mà lượng đạt tới chất đổi ngay gọi là điểm nút.
- Sự thay đổi từ chất này sang chất khác gọi bước nhảy.
- Chất mới ra đời lại tác động gây ra sự thay đổi về lượng, cứ như thế 1 quá trình mới diễn ra, hình thành quy luật lượng chất.

 

d, Ý nghĩa phương pháp luận:
- Muốn thay đổi về chất phải tích trữ về lượng.
- Giúp ta tránh tư tưởng nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn, tả khuynh, muốn thực hiện bước nhảy khi thay đổi điều kiện.
- Giúp ta tránh tư tưởng bảo thủ, hữu khuynh, trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy khi đủ điều kiện.
- Bước nhảy có nhiều loại: nhảy dần dần, nhảy vọt, nhảy cục bộ, nhảy toàn bộ. Vì thế trong cuộc sống phải biết vận dụng linh hoạt các loại bước nhảy.

2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Quy luật này chỉ rõ nguồn gốc sự phát triển, là “hạt nhân” của phép biện chứng.
a, Các khái niệm:
- Mặt đối lập là những mặt có đặc điểm, tính chất, khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau.
- Mâu thuẫn là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập. 
- Mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Thống nhất giữa các mặt đối lập thể hiện ở 3 khía cạnh: Nương tựa lẫn nhau, không tách rời nhau, là tiền đề cho nhau.
- Các mặt đối lập tác động ngang nhau đối với các sự vật. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập bao hàm cả sự đồng nhất (các mặt chuyển hóa cho nhau)

 

- Đấu tranh giữa các mặt đối lập thể hiện ở chỗ chúng tác động theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau.
b, Quá trình vận động của mâu thuẫn
Sự vật xuất hiện thì mâu thuẫn xuất hiện. Lúc đầu mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau cơ bản nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau, dần dần chúng trở thành các mặt đối lập. Các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau, đủ điều kiện chuyển hóa nhau → mâu thuẫn được giải quyết → sự vật mới xuất hiện → mâu thuẫn mới xuất hiện → hình thành quy luật mâu thuẫn.
c, Ý nghĩa phương pháp luận:
- Muốn hiểu bản chất sự vật phải nghiên cứu mâu thuẫn của nó để giải quyết.
- Mâu thuẫn khác nhau → cách giải quyết khác nhau.
- Để sự vật phát triển thì phải giải quyết mâu thuẫn chứ không được điều hòa mâu thuẫn.

3. Quy luật phủ định của phủ định

a, Vai trò:
- Chỉ rõ khuynh hướng của sự phát triển: Mâu thuẫn → nguồn gốc của sự phát triển
- Phép biện chứng duy vật: 
  • Lượng chất → các thức phát triển
  • Phủ định của phủ định → khuynh hướng phát triển
b, Các khái niệm:
- Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động, phát triển.
- Phủ định biện chứng gắn liền với vận động đi lên tức là tạo điều kiện cho sự vật hiện tượng phát triển.
c, Tính chất của phủ định biện chứng: Tính khách quan và tính kế thừa.
d, Quy luật phủ định của phủ định: 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1: phủ định lần 1 làm cho sự vật trở thành cái đối lập với nó.
- Giai đoạn 2: phủ định lần 2 làm cho sự vật trở thành đối lập với cái đối lập tức là làm cho sự vật quay lại cái ban đầu nhưng ở trình độ cao hơn.
e, Khuynh hướng của sự phát triển: Diễn ra theo hình xoáy ốc bởi phát triển luôn có tính kế thừa, lặp lại và tịnh tiến.
f, Ý nghĩa phương pháp luận:
- Giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về sự phát triển.
- Tránh thái độ phủ định sạch trơn.
- Phải biết kế thừa có chọn lọc tinh hoa của cái cũ để phát triển cái mới.

Hiểu rõ ba quy luật cơ bản của biện chứng duy vật giúp bạn học môn học này dễ dàng hơn. Hãy truy cập ngay theo đường dẫn dưới đây để tham gia thi thử trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin.