Lạm phát là gì? Khái niệm, nguyên nhân và tác hại của lạm phát

Ngày: 24/01/2024
Lạm phát không còn là khái niệm xa lạ mà nó đã trở thành hiện tượng kinh tế phổ biến đối với tất cả các nước trên thế giới. Lạm phát tồn tại ở cả thời kỳ kinh tế phát triển, ổn định lẫn thời kỳ suy thoái, khủng hoảng. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu về khái niệm này nhé!!
 

I. Khái niệm và đo lường lạm phát

1. Khái niệm lạm phát

- Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung. Điều này không nhất thiết có nghĩa giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên. Lạm phát vẫn có thể xảy ra khi giá của một số hàng hóa giảm, nhưng giá cả của các hàng hóa và dịch vụ khác tăng đủ mạnh.
- Lạm phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua của đồng tiền. Trong bối cảnh lạm phát, một đơn vị tiền tệ mua được ngày càng ít đơn vị hàng hóa và dịch vụ hơn. Hay nói một cách khác, trong bối cảnh lạm phát, chúng ta sẽ phải chi ngày càng nhiều tiền hơn để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ nhất định.

2. Đo lường lạm phát

Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát cho thời kỳ t được tính theo công thức sau: 

Trong đó:  
  • pi mũ t : tỷ lệ lạm phát của thời kỳ t (có thể là tháng, quý, hoặc năm) 
  • P mũ t : mức giá của thời kỳ t 
  • P mũ t-1 : mức giá của thời kỳ trước đó 

II. Các nguyên nhân gây ra lạm phát

1. Trong ngắn hạn
- Lạm phát do cầu kéo: Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên. Thực ra đây cũng là một cách định nghĩa về lạm phát dựa vào nguyên nhân gây ra lạm phát: lạm phát được coi là do sự tồn tại của một mức cầu quá cao.
+ Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư. 
+ Lạm phát cũng có nguyên nhân từ nhu cầu xuất khẩu. Nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn chảy vào cũng có thể gây ra lạm phát, đặc biệt trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, vì điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng lượng tiền cung ứng.
- Lạm phát do chi phí đẩy: Lạm phát cũng có thể xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Trong đồ thị tổng cung - tổng cầu, một cú sốc như vậy sẽ làm đường tổng cung dịch chuyển lên trên và sang bên trái. Ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu nhập khẩu.
- Lạm phát ỳ: Trong các nền kinh tế hiện đại trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng ổn định theo thời gian. Hàng năm, mức giá tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ. Đây là loại lạm phát hoàn toàn được dự tính trước. Mọi người đã biết trước và tính đến khi thỏa thuận về các biến danh nghĩa được thanh toán trong tương lai. 

2. Trong dài hạn: cách tiếp cận tiền tệ về lạm phát 
- Trong dài hạn lạm phát về cơ bản là hiện tượng tiền tệ: lạm phát chỉ xảy ra khi lượng tiền cung ứng tăng nhanh hơn sản lượng thực tế. Lý thuyết tiền tệ là cách giải thích thuyết phục nhất về nguồn gốc sâu xa của hiện tượng lạm phát.
-  Trong mô hình tổng cung - tổng cầu, sự gia tăng cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến sự dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu và làm tăng mức giá do đường tổng cung thẳng đứng trong dài hạn.
- Nếu chúng ta ký hiệu V là tốc độ chu chuyển, tức là số lần trung bình mà một tờ giấy bạc điển hình được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ trong một năm, và M là cung tiền, thì số đơn vị tiền tệ trao đổi trong năm cần phải bằng M.V. Do vậy, chúng ta có đồng nhất thức: M.V = P.Y. Đó là phương trình số lượng, bởi vì nó phản ánh mối quan hệ giữa lượng tiền cung ứng (M) và GDP danh nghĩa (P.Y).

III. 6 tác hại của lạm phát

- Chi phí mòn giày liên quan đến việc cắt giảm lượng tiền nắm giữ
- Chi phí thực đơn liên quan đến việc điều chỉnh giá thường xuyên hơn
- Làm tăng sự biến động của giá tương đối
- Làm tăng gánh nặng thuế vì luật thuế không áp dụng chỉ số trượt giá
- Gây ra sự nhầm lẫn và bất tiện phát sinh từ sự thay đổi đơn vị hạch toán
- Tái phân phối của cải một cách tuỳ tiện giữa người đi vay và người cho vay

Note: Rất nhiều người nghĩ rằng lạm phát làm cho họ trở nên nghèo hơn vì nó làm tăng giá hàng hoá mà họ mua. Tuy nhiên, quan niệm như vậy là sai lầm vì lạm phát thường cũng làm tăng thu nhập danh nghĩa


Sau bài viết này liệu bạn đã phân biệt được khái niệm này chưa ta?? Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về học phần này hãy thi thử ngay trắc nghiệm vi mô để củng cố kiến thức nhé!!

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT