Hướng dẫn chi tiết cách làm nghiên cứu khoa học sinh viên

Ngày: 26/10/2023
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động quan trọng đối với sinh viên, giúp phát triển kỹ năng tư duy, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Bài viết này Ôn thi sinh viên đã tổng hợp tất cả những kiến thức cần biết về nghiên cứu khoa học sinh viên, bao gồm lợi ích, quy trình và phương pháp. 
 
 

1. Nghiên cứu khoa học là gì

NCKH là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.
Nói ngắn gọn, nghiên cứu khoa học có thể được hiểu là việc tạo ra tri thức mới thông qua các phương thức tư duy và phân tích có tính mạch lạc và hệ thống.

2. Phân loại nghiên cứu khoa học

Có nhiều cách phân loại NCKH, hai cách phân loại thường gặp: theo chức năng nghiên cứu và theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu

a. Theo chức năng nghiên cứu:

- Nghiên cứu mô tả (Descriptive research): nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật, hiện tượng riêng lẻ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.
- Nghiên cứu giải thích (Explanatory research): nhằm làm rõ các qui luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật.
- Nghiên cứu dự báo (Anticipatory research): nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai  
Nghiên cứu sáng tạo (Creative research): nhằm tạo ra các qui luật, sự vật mới hoàn toàn

b. Theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research): các nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng.
- Nghiên cứu ứng dụng (Applied research): vận dụng thành tựu của các nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng; tạo ra các giải pháp, qui trình công nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời sống và sản xuất. 
- Nghiên cứu triển khai (Implementation research): vận dụng các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở qui mô thử nghiệm

 
 

3. Lợi ích nghiên cứu khoa học

-  Phát triển và rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Được chọn báo cáo khoa học ở Khoa/Viện, Trường, dự các hội thảo khoa học trong và ngoài Trường.
- Những sinh viên có đề tài nghiên cứu được chọn báo cáo sinh hoạt khoa học từ lớp trở lên được ưu tiên khi xét các danh hiệu sinh viên xuất sắc, tiên tiến, xét các loại học bổng về học tập và khuyến khích tài năng.
- Thiết lập các mối quan hệ và vun đắp hành trang tương lai

4. Quy trình nghiên cứu khoa học


Nghiên cứu khoa học là gì? Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?


Bước 1: Lựa chọn đề tài – lĩnh vực nghiên cứu

Sinh viên cần tìm hiểu về các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến ngành học của mình, các vấn đề nóng, mới và có ý nghĩa trong thực tiễn. Sinh viên cũng cần tham khảo các công trình nghiên cứu đã được công bố trước đó, để xác định được điểm mới và khoảng trống của đề tài mình muốn nghiên cứu. Một số tiêu chí có thể đặt ra:
– Đề tài nghiên cứu phải có ý nghĩa khoa học: bổ sung nội dung lý thuyết của khoa học, hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại nhiều khúc mắc…
– Đề tài phải có tính thực tiễn, thể hiện ở việc thỏa mãn một nhu cầu hiện hữu trong xã hội, đem lại giá trị thiết thực cho cả lý luận và thực tiễn.
– Đề tài phải phù hợp với khả năng chuyên môn, điều kiện vật chất và quỹ thời gian của nhóm nghiên cứu.

Bước 2: Tìm đồng đội và đăng ký nghiên cứu

- Sinh viên có thể thực hiện NCKH một mình hoặc thành lập nhóm từ 2-3 người, tùy thuộc vào quy định của trường và yêu cầu của đề tài. Sinh viên cần đăng ký đề tài NCKH với phòng khoa học hoặc khoa, viện của trường, để được xét duyệt và hỗ trợ.
- Sau đó, sinh viên cần tìm kiếm và liên lạc với giáo viên có chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu của mình, để xin làm hướng dẫn cho đề tài NCKH. Giáo viên hướng dẫn sẽ giúp sinh viên xác định được mục tiêu, phương pháp, kế hoạch và nguồn lực cho NCKH, cũng như hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực hiện và báo cáo kết quả NCKH.

Bước 4: Đặt tên đề tài và đề ra mục tiêu 

- Sinh viên cần đặt tên cho đề tài NCKH một cách rõ ràng, ngắn gọn và có tính hấp dẫn. Tên đề tài phải phản ánh được nội dung, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu của sinh viên. Tên đề tài cũng phải khác biệt với các đề tài đã được nghiên cứu trước đó.
- Mục tiêu của mỗi nghiên cứu đều nhằm đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi kèm theo nó, do đó việc hiểu rõ mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu là điều quan trọng để chúng ta lựa chọn được phương pháp nghiên cứu phù hợp.


Xem thêm: cách làm bản báo cáo thí nghiệm


Bước 5: Lập kế hoạch -  Xây dựng đề cương

- Kế hoạch nghiên cứu: Là văn bản tổng hợp các bước thực hiện và thời gian cụ thể cho từng bước, cũng như phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm nghiên cứu.
- Đề cương nghiên cứu: Là văn bản dự kiến các mục nội dung chi tiết của công trình nghiên cứu, là cơ sở để người nghiên cứu dựa vào khi tiến hành hoạt động trong giai đoạn triển khai, bao gồm các phần sau: giới thiệu vấn đề nghiên cứu, tổng quan tình hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả dự kiến, kế hoạch thực hiện và tài liệu tham khảo. 
- Đề cương và kế hoạch phải được trình bày một cách khoa học, logic và rõ ràng, để được phê duyệt bởi giáo viên hướng dẫn và cơ quan quản lý NCKH.

Bước 6: Tìm kiếm tài liệu thực hiện khảo sát thực tế

- Sinh viên cần tìm kiếm các nguồn tài liệu uy tín và chính xác về đề tài NCKH của mình, bao gồm các sách, báo cáo, bài báo khoa học, luận văn, luận án, dữ liệu thống kê, khảo sát thực tế... Sinh viên cần đọc hiểu, phân tích và tổng hợp các tài liệu này, để viết nội dung chi tiết cho NCKH theo cấu trúc đã đề ra. Sinh viên cần trích dẫn nguồn gốc của các tài liệu một cách chính xác và đúng quy định.
- Sinh viên cần thực hiện các hoạt động khảo sát thực tế liên quan đến đề tài NCKH của mình, như phỏng vấn, điều tra, quan sát, thử nghiệm... Sinh viên cần lập kế hoạch, thiết kế và triển khai các hoạt động khảo sát một cách khoa học và hợp lý, để thu thập được dữ liệu chất lượng và đáng tin cậy. Sinh viên cần xử lý, phân tích và diễn giải dữ liệu một cách khách quan và logic, để rút ra được kết quả và kết luận cho NCKH.

  • Khái niệm/đo lường và lý thuyết

  • Chọn mẫu - thu thập dữ liệu

  • Xử lý và phân tích dữ liệu


Bước 7: Hoàn thiện đề tài và viết báo cáo

- Sinh viên cần kiểm tra lại nội dung, hình thức và ngôn ngữ của NCKH, để sửa chữa những sai sót và thiếu sót. Sinh viên cần trình bày NCKH một cách khoa học, rõ ràng và đẹp mắt, theo quy định của trường và giáo viên hướng dẫn. Sinh viên cần bảo vệ NCKH trước hội đồng chấm điểm hoặc công bố NCKH trên các kênh truyền thông phù hợp.
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu là giai đoạn cuối cùng của một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh. Người viết báo cáo cần chú ý đến nội dung và văn phong của bài đây là 2 yếu tố quan trọng của bài nghiên cứu. Vì vậy, cần phải thực hiện càng sớm để được nghe nhận xét và đóng góp từ giảng viên hướng dẫn để bài nghiên cứu chỉnh sửa hoàn thiện.

Đây là quy trình NCKH cơ bản mà sinh viên có thể tham khảo khi thực hiện NCKH. Tùy vào từng đề tài và từng trường hợp cụ thể, sinh viên có thể điều chỉnh quy trình cho phù hợp. 

5. Phương pháp nghiên cứu khoa học

Chi tiết] 17 phương pháp nghiên cứu khoa học thường dùng nhất 2022


Phương pháp 1: Phương pháp luận
- Phương pháp luận là việc sử dụng hệ thống các luận điểm, lý luận làm cơ sở, có chức năng làm nền tảng cho những luận điểm trong nghiên cứu khoa học.
- Các phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận là hai khái niệm rất dễ nhầm lẫn trong quá trình thực hiện NCKH. Hiểu một cách đơn giản, phương pháp luận là phương pháp lý luận, chứng minh nghiên cứu thông qua hệ thống các lý thuyết đã có sẵn.

Phương pháp 2:  Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu là phương pháp tìm kiếm và tổng hợp thông tin, kiến thức, lý thuyết từ các nguồn đã có sẵn từ đó xây dựng lý luận và chứng minh và tổng hợp tạo thành các luận điểm.
- Có nhiều cách có thể được sử dụng để thu thập số liệu như: Tìm kiếm thông tin trong sách liên quan, tìm kiếm trên internet, tham khảo kết quả của các nghiên cứu khoa học khác, phỏng vấn trực tiếp,…. Tuy nhiên, trong phương pháp nghiên cứu khoa học này cần lưu ý trích nguồn cũng như tài liệu tham khảo trong phần phụ lục theo quy định cụ thể.

Phương pháp 3: Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng nhiều trong các đề tài nghiên cứu khoa học về xã hội. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để định dạng, tổng kết các kết quả nghiên cứu không được đo lường bằng các chỉ số, đơn vị cụ thể.
- Phương pháp này giúp người nghiên cứu hiểu rõ sâu sắc hơn về hành vi con người và các vấn đề xã hội khác.

 


Xem thêm: Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn câu lạc bộ


Phương pháp 4: Phương pháp nghiên cứu định lượng
-  Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp tổng kết các kết quả nghiên cứu cụ thể bằng những con số, số liệu, kết quả chính xác được rút ra từ quá trình điều tra, khảo sát,….
- Phương pháp nghiên cứu định lượng gắn liền với hoạt động khảo sát trong các nghiên cứu khoa học, có ý nghĩa lớn trong các nghiên cứu khoa học.

Phương pháp 5: Phương pháp toán học
- Phương pháp nghiên cứu này là phương pháp sử dụng những logic toán học để xây dựng và chứng minh nghiên cứu khoa học. 
- Khi sử dụng phương pháp này, các kết quả khảo sát, thống kê, điều tra được tổng hợp lại bằng các phép tính, thuật toán, cho ra các số liệu cụ thể, chính xác. Có thể thấy rằng đây là phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến nhất.

6. Các công cụ hỗ trợ

a) Các nguồn tài liệu uy tín

Khi tham gia nghiên cứu khoa học, việc tìm đọc các tài liệu khác nhau rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình tiếp cận và hình thành đề tài nghiên cứu. Việc khai thác những nguồn tài liệu tin cậy sẽ giúp bạn có được những thông tin chính xác và chất lượng để xây dựng đề tài nghiên cứu của mình.
 

Các bạn có thể xem chi tiết về các nguồn tài liệu tại bài viết này

b) Các website cung cấp dữ liệu uy tín

- Statista: là một trong những trang web uy tín chuyên cung cấp các báo cáo và dữ liệu dưới dạng số, đồ họa thông tin, dự báo thị trường, khảo sát,.. Trang web tổng hợp thông tin chi tiết về 80.000 chủ đề, 170 ngành nghề với hơn 1 triệu thống kê và thu hút 31 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Website cũng là nguồn dữ liệu của khoảng 23.000 công ty trong đó có Google, Paypal, Adobe, Samsung,…
 

Chart: How the Metaverse is Making Money | Statista
 

- The world BankWebsite của Ngân hàng thế giới cho phép truy cập vào nguồn dữ liệu lớn với các số liệu ở nhiều lĩnh vực khác nhau: nông nghiệp, môi trường, tăng trưởng và phát triển kinh tế,… Bạn có thể tìm kiếm dữ liệu, số liệu được cập nhật liên tục theo từng quốc gia, từng chủ đề và theo các chỉ số khác nhau.

Importing and Visualizing World Bank Indicator Data in R


- Undata: Đây là trang web dữ liệu của Liên Hợp Quốc. Trang web này chủ yếu cung cấp dữ liệu liên quan tới nhân khẩu học, kinh tế, chỉ số môi trường và cơ sở hạ tầng của từng quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc.
 

UN World Data Forum webinar
 

- Counterpoint research: là trang web cung cấp tới hơn 1000 báo cáo liên quan tới ngành công nghệ. Các dữ liệu trên website được trình bày dưới dạng số, đồ hoạ thông tin tập trung vào thị trường các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, linh kiện bán dẫn,..Bạn có thể tìm kiếm số liệu cập nhật mới nhất theo quý, năm tại các thị trường từng quốc gia và thị trường toàn cầu.
 

Apple Shipped Record iPhones in Q4 2020, Global Smartphone Market Continues  to Recover - Counterpoint


- EUROPEAN STATISTICAL: Trang web chính thức của Liên minh Châu  u cung cấp số liệu thống kê về nhiều lĩnh vực như kinh tế, tài chính, nông nghiệp, môi trường, công nghiệp,… Các dữ liệu liên quan tới các nước thành viên Liên minh châu  u hoặc các quốc gia trong khu vực đồng tiền chung Châu  u được cập nhật theo từng tháng, từng quý, từng năm.
 

EURACOAL statistics | the voice of coal in Europe
 

- IMF Data: Đây là website của Quỹ tiền tệ quốc tế chủ yếu cung cấp số liệu liên quan tới lĩnh vực tài chính của các nước thành viên. Bạn có thể tìm kiếm dữ liệu được cập nhật theo từng tháng, từng quý, từng năm của các quốc gia.Trang web có datasets liên quan tới cán cân thanh toán quốc tế (BOP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI),…
 

IMF on X: "Check out the IMF Data Mapper an interactive data visualization  tool https://t.co/ymAQnJRPFh https://t.co/YImyWdGEqJ" / X


7. Những điều cần lưu ý

- Nỗ lực thực hiện đến cùng, hãy trăn trở với đề tài của mình, thường xuyên nghĩ về đề tài theo phương châm "ăn với nó, ngủ với nó", để tạo động lực và thúc đẩy chính mình.
- Trân trọng những thành quả và đóng góp của các cá nhân trong nhóm nghiên cứu và luôn góp ý trên tinh thần xây dựng, tôn trọng lẫn nhau, vì kết quả NCKH cũng là một sản phẩm của tinh thần teamwork.
- Cố gắng học hỏi, trau dồi và đặc biệt là không ngại sai, sợ sai. Tình huống xấu nhất nếu bạn thất bại, thì vẫn có thể làm lại và tham gia cuộc thi Sinh viên NCKH năm sau. 

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong các môn học đại cương trên trường, hãy click vào phía dưới để Ôn thi sinh viên hỗ trợ bạn:


Chúc các bạn thành công!!