Báo cáo thí nghiệm là một phần quan trọng trong bất kỳ nghiên cứu khoa học nào. Nó giúp ghi lại các bước, kết quả và phân tích số liệu của thí nghiệm. Ở bài viết này, Ôn thi sinh viên sẽ hướng dẫn bạn cách viết một báo cáo thí nghiệm khoa học một cách rõ ràng, súc tích và đầy đủ thông tin.
PHẦN 1: NỘI DUNG THÍ NGHIỆM - TÊN BÀI THÍ NGHIỆM
I. Trang mở đầu
- Tiêu đề cho thí nghiệm của bạn: đó là mục tiêu trong thí nghiệm của bạn, ngắn gọn nhất có thể và thể hiện hết điểm chính của toàn bộ thí nghiệm.
- Tên của bạn và nhóm làm việc
- Tên của giáo viên hướng dẫn
- Ngày tháng mà thí nghiệm được thực hiện và báo cáo được hoàn tất
II. Phần giới thiệu
Phần này ta nên viết trong một đoạn văn, quan trọng là nói rõ nhu cầu và mục đích thí nghiệm của bạn. Trong phần này, bạn có thể trình bày 1 - 2 dòng về giả thiết mà bạn và nhóm đặt ra. Đôi khi phần giới thiệu bao gồm thông tin kiến thức cơ bản hoặc nói ngắn gọn về cách mà thí nghiệm được thực hiện…
III. Bố trí thí nghiệm: Vật liệu và phương tiện cần thiết cho thí nghiệm
Bạn cần trình bày một danh sách đầy đủ và liệt kê toàn bộ những gì bạn cần để hoàn thành thí nghiệm. Ví dụ như: hóa chất (tên, xuất xứ, nồng độ ban đầu…), dụng cụ thí nghiệm (tên, xuất xứ…), máy móc đo đạc (tên, loại máy, xuất xứ, dung môi dùng để chạy mẫu, nhiệt độ…),..v…v..
IV. Quá trình làm thí nghiệm
Ở phần này, bạn cần mô tả chi tiết từng bước trong quá trình thí nghiệm cùng với thời gian cụ thể. Bạn nên giải thích tất cả các bước theo thứ tự chúng thực sự xảy ra, không phải như chúng đáng lẽ phải xảy ra. Đặc biệt, bạn cần kèm theo bảng biểu số liệu và đồ thị để người đọc và người nghe có thể hình dung thực tế những gì đang xảy ra.
Lưu ý: hãy ghi thật chính xác những gì đã xảy ra trong quá trình thí nghiệm, không được khai gian hoặc là che giấu hiện tượng nào đó vì nó có thể dẫn đến sự thất bại hoặc nguy hiểm ở thí nghiệm sau nếu ai đó làm theo bạn.
PHẦN 2: BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
I. Số liệu và thiết bị thí nghiệm
Cần cung cấp đầy đủ số liệu chính xác từng bước của thí nghiệm. Tuy nhiên, ngoài biểu đồ thì bạn vẫn cần nêu rõ tất cả các kết quả đáng chú ý rõ ràng ở dạng lời nói.
VD: Sử dụng tham số mạng tính toán sẽ cho: R = 0.1244nm.
II. Kết quả thí nghiệm
- Giải thích ý nghĩ của các số liệu thu được. Có thể kèm theo ý kiến thảo luận
IV. Nhận xét và đánh giá
Nếu phần số liệu chỉ bao gồm các số liệu thu được, thì phần này sẽ bao gồm các công thức tính toán áp dụng trên số liệu đó. Đây là phần bạn giải thích số liệu và so sánh với lý thuyết. Trình bày và thảo luận về sai phạm trong thí nghiệm và giá trị mà nghiên cứu đem lại.
V. Kết luận
Thông thường trong một đoạn văn. Trình bày giả thiết ban đầu có được chấp nhận hay không và khẳng định giá trị mà nghiên cứu đem lại.
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Liệt kê các loại tài liệu mà bạn tham khảo, tên tác giả, thời gian đăng, tạp chí/trang web …
Với các hướng dẫn trên của OTSV Team, bạn đã có thể viết báo cáo thí nghiệm khoa học một cách rõ ràng, súc tích và đầy đủ thông tin. Chúc các bạn bảo vệ thí nghiệm thành công !!