Chính sách tài khóa trong kinh tế vĩ mô
Ngày: 10/11/2023
Chính sách tài khóa là công cụ của chính phủ nhằm tác động đến quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu hoặc thuế của chính phủ. Chính sách tài khóa có vai trò quan trọng trong việc ổn định nền kinh tế, tuy nhiên cũng tồn tại một số hạn chế. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu về khái niệm này nhé!!
I. Chính sách tài khóa là gì ?
1. Khái niệm
Chính sách tài khóa (fiscal policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu hoặc thuế của chính phủ. Chính sách tài khóa thuộc quyền hạn thực hiện của Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương không được thực hiện chức năng này.
Trong ngắn hạn, các chính sách đều có cùng mục tiêu là ổn định nền kinh tế với mức YP với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát vừa phải. Nền kinh tế không phải lúc nào cũng cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng mà rơi vào hai trạng thái: Suy thoái: sản lượng ở mức dưới tiềm năng (Y0 < Y*) Lạm phát cao: sản lượng vượt mức tiềm năng (Y0 > Y*) => Cả hai trạng thái đều không tốt nên cần có sự can thiệp của chính phủ |
2. Mục tiêu
Mục tiêu chủ yếu của chính sách tài khóa là làm giảm quy mô biến động của sản lượng trong chu kỳ kinh doanh. Mục tiêu này dẫn tới quan điểm cho rằng chính phủ cần vi chỉnh hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên Nhiều nhà kinh tế cho rằng chính sách tài khóa không phải là một loại thần dược cho phép chạy chữa mọi căn bệnh của nền kinh tế.
II. Công cụ của chính sách tài khoá
1. Chi tiêu của chính phủ
Hoạt động chi tiêu của chính phủ sẽ bao gồm hai loại là: chi mua sắm hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng. Cụ thể:
- Chi mua hàng hoá dịch vụ:
- Chi mua hàng hoá dịch vụ:
- Tức là chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí tài, xây dựng đường xá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho đội ngũ cán bộ nhà nước…
- Chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ quyết định quy mô tương đối của khu vực công trong tổng sản phẩm quốc nội - GDP so với khu vực tư nhân. Khi chính phủ tăng hay giảm chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ thì sẽ tác động đến tổng cầu theo tính chất số nhân. Tức là nếu chi mua sắm của chính phủ tăng lên một đồng thì sẽ làm tổng cầu tăng nhiều hơn một đồng và ngược lại, nếu chi mua sắm của chính phủ giảm đi một đồng thì sẽ làm tổng cầu thu hẹp với tốc độ nhanh hơn. Bởi vậy, chi tiêu mua sắm được xem như một công cụ điều tiết tổng cầu.
- Chi chuyển nhượng:
- Là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng chính sách như người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội.
- Chi chuyển nhượng có tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua việc ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân. Theo đó, khi chính phủ tăng chi chuyển nhượng sẽ làm tiêu dùng cá nhân tăng lên. Và qua hiệu số nhân của tiêu dùng cá nhân sẽ làm gia tăng tổng cầu.
2. Thuế
Có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản… nhưng cơ bản thuế được chia làm 2 loại sau:
- Thuế trực thu (direct taxes) là loại thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập của người dân
- Thuế gián thu (indirect taxes) là loại thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.
Trong một nền kinh tế nói chung, thuế sẽ có tác động theo hai cách. Theo đó:
- Một là: Trái ngược với chi chuyển nhượng, thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân từ đó dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của cá nhân giảm xuống. Điều này khiến tổng cầu giảm và GDP giảm.
- Thuế trực thu (direct taxes) là loại thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập của người dân
- Thuế gián thu (indirect taxes) là loại thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.
Trong một nền kinh tế nói chung, thuế sẽ có tác động theo hai cách. Theo đó:
- Một là: Trái ngược với chi chuyển nhượng, thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân từ đó dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của cá nhân giảm xuống. Điều này khiến tổng cầu giảm và GDP giảm.
- Hai là: Thuế tác động khiến giá cả hàng hoá và dịch vụ “méo mó” từ đó gây ảnh hưởng đến hành vi và động cơ khuyến khích của cá nhân.
III. Các loại chính sách tài khóa
Tên | Nội dung | Lợi ích |
Chính sách tài khóa mở rộng | Chính sách tài khóa mở rộng còn được gọi bằng chính sách tài khóa thâm hụt. Trong chính sách này, Chính phủ sẽ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai hình thức này với nhau. | Chính sách tài khóa mở rộng đóng vai trò trong việc cải thiện sản lượng của nền kinh tế, tăng tổng cầu, tăng thêm việc làm cho người lao động, từ đó sự phát triển của nền kinh tế. Chính sách tài khóa mở rộng được thực hiện khi suy thoái kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng chậm, không phát triển, tình trạng thất nghiệp tăng trong xã hội. Chính sách này thường được kết hợp cùng chính sách tiền tệ, làm nền tảng để ổn định và phát triển kinh tế hiệu quả nhất. |
Chính sách tài khóa thắt chặt | Chính sách tài khóa thắt chặt được thực hiện bằng việc giảm chi tiêu chính phủ hoặc tăng nguồn thu từ thuế hoặc Chính phủ kết hợp cả hai hình thức cùng một lúc. | Chính sách tài khóa thắt chặt giúp giảm sản lượng nền kinh tế, giảm tổng cầu. Chính chính sách được áp dụng để đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng khi thấy sự phát triển quá nhanh, tỷ lệ lạm phát cao và không ổn định. |
IV. Tác dụng của chính sách tài khoá đối với nền kinh tế
Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính sách tài khóa là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế, thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế
- Với điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái (hay phát triển quá mức mục tiêu), chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
- Về mặt ý thuyết, chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thị trường. Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu chi ngân sách hiệu quả.
- Với điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái (hay phát triển quá mức mục tiêu), chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
- Về mặt ý thuyết, chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thị trường. Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu chi ngân sách hiệu quả.
Xem thêm: Tổng hợp công thức kinh tế vi mô
V. Những hạn chế của chính sách tài khoá.
Trong thực tế chính sách tài khoá bị hạn chế bởi nhiều lý do:
- Khó xác định một cách chính xác mức độ cần thiết phải tác động
+ Có sự khác nhau về quan điểm, cách đánh giá các sự kiện kinh tế
+ Có sự không chắc chắn cố hữu trong các quan hệ kinh tế
- Chính sách tài khoá có độ trễ khá lớn về mặt thời gian
+ Độ trễ bên trong: thời gian thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định.
+ Đội trễ bên ngoài: bao gồm quá trình phổ biến, thực hiện và phát huy tác dụng của chính sách.
=> Cả hai độ trễ trên khá dài phụ thuộc vào các yếu tố chính trị, thể chế, cơ cấu tổ chức bộ máy. Các chính sách đưa ra không đúng lúc sẽ làm rối loạn thêm nền kinh tế thay vì ổn định nó.
Chính sách tài khóa thường được thực hiện thông qua các dự án công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển việc làm, trợ cấp xã hội. Mà đa số các dự án này trong thực tế là kém hiệu quả, tham nhũng nhiều, thời gian phát huy tác dụng thường khá dài.
Chính sách tài khóa là một công cụ quan trọng của chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của chính sách tài khóa, cần phải xác định chính xác mục tiêu, thực hiện đúng thời điểm và có sự phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế khác. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong môn học kinh tế vĩ mô, hãy truy cập ngay đường link dưới đây để nhận tài liệu và full bộ video giảng dạy nhé!!
- Khó xác định một cách chính xác mức độ cần thiết phải tác động
+ Có sự khác nhau về quan điểm, cách đánh giá các sự kiện kinh tế
+ Có sự không chắc chắn cố hữu trong các quan hệ kinh tế
- Chính sách tài khoá có độ trễ khá lớn về mặt thời gian
+ Độ trễ bên trong: thời gian thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định.
+ Đội trễ bên ngoài: bao gồm quá trình phổ biến, thực hiện và phát huy tác dụng của chính sách.
=> Cả hai độ trễ trên khá dài phụ thuộc vào các yếu tố chính trị, thể chế, cơ cấu tổ chức bộ máy. Các chính sách đưa ra không đúng lúc sẽ làm rối loạn thêm nền kinh tế thay vì ổn định nó.
Chính sách tài khóa thường được thực hiện thông qua các dự án công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển việc làm, trợ cấp xã hội. Mà đa số các dự án này trong thực tế là kém hiệu quả, tham nhũng nhiều, thời gian phát huy tác dụng thường khá dài.
Chính sách tài khóa là một công cụ quan trọng của chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của chính sách tài khóa, cần phải xác định chính xác mục tiêu, thực hiện đúng thời điểm và có sự phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế khác. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong môn học kinh tế vĩ mô, hãy truy cập ngay đường link dưới đây để nhận tài liệu và full bộ video giảng dạy nhé!!
Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT