Cách tính sản lượng quốc gia

Ngày: 10/11/2023
Sản lượng quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh mức độ phát triển của một quốc gia. Bài viết này Ôn thi sinh viên sẽ hướng dẫn bạn cách tính sản lượng quốc gia theo các phương pháp khác nhau. 
 
 

I. Một số vấn đề cơ bản về hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)

1. Khái niệm

Hệ thống tài khoản quốc gia trong tiếng Anh là System of National Accounts, viết tắt là SNA. Hệ thống tài khoản quốc gia là một hệ thống các bảng cân đối hoặc các tài khoản được hình thành bởi các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm phản ánh quá trình sản xuất, phân phối, phân phối lại và sử dụng cuối cùng kết quả sản xuất của nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm
Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thể hiện qua hệ thống các tài khoản như tài khoản sản xuất, tài khoản thu chi, tài khoản vốn = tài sản = tài chính, tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài, bảng I-O, bảng kinh tế tổng hợp

2. Các chỉ tiêu của hệ thống

Các chỉ tiêu trong SNA (System of National Accounts) được chia làm 2 nhóm:
- Theo lãnh thổ gồm có : GDP, NDP (còn gọi là chỉ tiêu quốc nội )
- Theo quyền sở hữu gồm có : GNP , NNP , NI , PI ,DI ( còn gọi là chỉ tiêu quốc gia )

 

3. Ý nghĩa SNA trong quản lý kinh tế

- Cho phép nghiên cứu một cách tổng hợp toàn bộ kết quả sản xuất của nền kinh tế quốc dân.
- Cho phép nghiên cứu được quá trình sản xuất và sử dụng kết quả sản xuất cho các mục đích khác nhau (tiêu dùng, tích luỹ, xuất khẩu).
- Cho phép nghiên cứu quá trình sản xuất, phân phối, phân phối lại và sử dụng cuối cùng kết quả sản xuất của nền kinh tế quốc dân.
- Cho phép nghiên cứu được mối quan hệ giữa các ngành trong quá trình sản xuất.
- Cho phép nghiên cứu được các cân đối lớn hay các quan hệ tỉ lệ chủ yếu của nền kinh tế quốc dân (tiêu dùng – sản xuất, tích luỹ – tiêu dùng, xuất khẩu – sản xuất...).
- Cho phép tiến hành so sánh quốc tế và dự đoán sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai.

4. Giá cả trong hệ thống SNA 

- Giá thị trường( chỉ tiêu theo giá thị trường) được quy ra bằng tiền, phải có sự trao đổi , mua bán công khai. Đồ cho, tặng biếu, hàng hóa cũ, mua bán lại thì không được tính vào GDP
- Chi phí yếu tố : gọi là chỉ tiêu theo chi phí yếu tố
- Giá hiện hành : gọi là chỉ tiêu danh nghĩa
- Giá cố định : gọi là chỉ tiêu thực

5. Mối liên hệ giữa SNA và các khoản chi phí

- Chỉ tiêu theo chi phí yếu tố = chỉ tiêu theo giá thị trường – thuế gián thu
Chỉ tiêu thực tế năm t = chỉ tiêu danh nghĩa năm t/chỉ số giá năm t * 100
Trong đó:
  • Chỉ tiêu thực tế được dùng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế
  • Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ thay đổi của giá cả ở một năm nào đó so với năm gốc
- Chỉ tiêu quốc gia = chỉ tiêu quốc nội + thu nhập yếu tố ròng nước ngoài
 

II. Một số khái niệm cơ bản

1. Khấu hao (De -depreciation) : Là khoản tiền dùng để bù đắp sự hao mòn hữu hình của tài sản cố định
2. Đầu tư của doanh nghiệp ( I – In vestment ) : Là lượng tiền mà doanh nghiệp dùng để chi tiêu mua sắm các loại tư liệu lao động như máy móc, thiết bị, nhà xưởng….
3. Đầu tư ròng (In) : là đầu tư mở rộng , tăng quy mô sản xuất , tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Hàng tồn kho cũng được xem là đầu tư ròng: I = De + In
4. Tiêu dùng của hộ gia đình và tiết kiệm của hộ gia đình
 - Tiêu dùng hộ gia đình ( C- Consumption) : là lượng tiền mà hộ gia đình dùng để mua hàng tiêu dùng , dịch vụ như quần áo , thực phẩm ,….
 - Tiết kiệm hộ gia đình (S-Saving ) : là phần tiền còn lại sau khi tiêu dùng . Tiết kiệm có thể tồn tại dưới nhiều dạng như tích trữ , gửi ngân hàng , đầu tư chứng khoán ,….
5. Thuế (Tx-Taxes) : là nguồn thu quan trọng nhất của Chính phủ dùng để đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu . Theo tính chất thuế được chia thành thuế trực thu và thuế gián thu
 - Thuế trực thu (Td – Direct Taxes ) : là những loại thuế thu trực tiếp trên thu nhập của người chịu thuế.
 Ví dụ : Thuế thu nhập của doanh nghiệp ,….
 - Thuế gián thu (Ti-Indirect Taxes ) : là những loại thuế gián tiếp trên thu nhập của người chịu thuế
 Ví dụ: thuế nhập khẩu , rượu , thuốc lá,….
6. Chi tiêu của Chính phủ (G-Government ) : bao gồm 2 khoản lớn là chi tiêu mua hàng hoá , dịch và và chi chuyển nhượng
7. Chi chuyển nhượng ( Tr-Transfer Payments ): là các khoản chi tiêu của Chính phủ nhằm tăng thu nhập cho hộ gia đình và donh nghiệp một cách miễn phí như lương hưu, trợ cấp thất nghiệp ,…
8. Tiền lương (W), tiền thuê (R) , tiền lãi (i) , lợi nhuận (Pr)
- Tiền lương (W-Wages) : là số thu nhập nhận được từ việc cung cấp sức lao động.
- Tiền thuê ( R-Rental) : là khoản thu nhập có được do cho thuê đất đai , nhà cửa và các loại tài sản khác.
- Tiền lãi (i-interest) : là thu nhập của người cho vay , được tính theo một mức lãi suất nhất định so với nguồn vốn vay.
- Lợi nhuận (Pr- Profit ) là khoản thu nhập còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi tất cả chi phí sản xuất
9. Xuất khẩu (X) và Nhập khẩu (M)
- Xuất khẩu (X-Export ) : là chỉ tiêu của người nước ngoài mua hàng hoá , dịch vụ sản xuất ở trong nước .
- Nhập khẩu (M-Import): là chỉ tiêu của người trong nước mua hàng hoá, dịch vụ sản xuất ở nước ngoài.
- Xuất khẩu ròng (NX) : được tính bằng cách lấy giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị thu nhập khẩu: NX=X-M

 

III. Tổng sản phẩm quốc nội

1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

 - Khái niệm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ của một nước, tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
- Nội dung tổng quát của GDP được xét dưới các góc độ khác nhau:
  • Xét dưới góc độ sử dụng (chi tiêu): GDP là tổng cầu của nền kinh tế gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích luỹ tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
  • Xét dưới góc độ thu nhập, GDP gồm thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ.
  • Xét dưới góc độ sản xuất: GDP bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.
*Lưu ý:
- GDP thể hiện mức sản xuất do các doanh nghiệp đóng trên lãnh thổ của một nước tạo ra.
- GDP chỉ bao gồm sản phẩm cuối cùng, chứ không bao gồm sản phẩm trung gian.
- GDP gồm sản phẩm hoàn chỉnh được sản xuất ra trong năm hiện hành và có thể được bán ở năm sau.
- GDP không bao gồm hàng hóa được sản xuất ở năm trước.
- Phương pháp tính
a. Theo giá trị gia tăng
 GDP = tổng VA
 VA = Giá trị sản lượng - Giá trị sản phẩm trung gian
b. Theo tổng chi tiêu
 GDP = C + I + G + X - M
Trong đó:
  • C: tiêu dùng của hộ gia đình
  • I: Chi tiêu của nhà đầu tư (doanh nghiệp)
  • G: Chi tiêu của chính phủ
  • X: Chi tiêu cho xuất khẩu
  • M: Chi tiêu cho nhập khẩu
c. Theo tổng thu nhập
 GDP = R + W + i + Pr + Ti + De
 Trong đó:
  • R: Tiền thuê
  • W: Tiền lương
  • i: Tiền lãi
  • Pr: Lợi nhuận
  • Ti: thuế gián thu
  • De: khấu hao

2. Tổng sản phẩm quốc gia (GNP)

- Khái niệm : GNP là chỉ tiêu phản ánh giá trị của toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định

3. Sản phẩm quốc gia ròng (Net National Product – NNP)

NNP là chênh lệch giữa GNP và khấu hao. Khấu hao là phần giá trị của tư bản đã hao mòn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, đây là phần giá trị dùng để tái đầu tư nhằm duy trì khối lượng tư bản của nền kinh tế.
 NNP = GNP – De(khấu hao)

4. Thu nhập quốc gia (NI- national income)

Sự điều chỉnh tiếp theo là NNP bị khấu trừ thuế gián thu, chẳng hạn thuế tiêu thụ hay VAT. Những loại thuế này (chiếm 10% GNP) tạo ra một phần chênh lệch giữa giá người tiêu dùng trả cho hàng hóa và giá mà doanh nghiệp nhận được. Vì doanh nghiệp không bao giờ nhận được phần chênh lệch thuế này, nên nó không phải thu nhập của doanh nghiệp. Sau khi khấu trừ thuế gián thu khỏi NNP chúng ta có chỉ tiêu thu nhập quốc dân.
 Thu nhập quốc dân = NNP – Thuế gián thu

Nếu cậu đang gặp khó khăn với học phần kinh tế học, hãy tham khảo những tài liệu, ebook và bài giảng bổ ích ở đây nhé!! Chúc các bạn học tốt <3