Vi phạm hành chính là gì? Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự

Ngày: 05/01/2024
Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự là hai loại vi phạm pháp luật khác nhau, có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại vi phạm này. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu nhé!!
 

I. Vi phạm hành chính là gì?

1. Khái niệm vi phạm hành chính

- Là hành vi có lỗi do các nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Ví dụ:
+ Bạn A điều khiển phương tiện giao thông lạng lách đánh võng trên đường bị cảnh sát giao thông xử phạt.
+ Chị C bán hàng lấn chiếm vỉa hè bị công an xử phạt
+ Xử phạt hành chính đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi dục người khác đánh nhau.

 

2. Các yếu tố cấu thành nên vi phạm hành chính

Yếu tố Nội dung Ví dụ
Mặt khách quan - Là những hành vi biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của hành vi phạm tội có thể thấy được. 
- Bao gồm: 
+ Hành vi trái pháp luật là hành vi pháp lý bắt buộc phải có, là thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ hoặc làm trái những quy định của pháp luật. Hành vi đó có thể là hành động hoặc không hành động gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
+ Hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra sẽ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ như gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, tập thể, cá nhân, gây mất trật tự kỷ cương trong các lĩnh vực quản lý nhà nước... nhưng sự nguy hiểm của các hành vi vi phạm hành chính này thấp hơn tội phạm hình sự. Tùy theo mức độ phạm tội nhưng hành vi vi phạm hành chính nào cũng có tính nguy hiểm cho xã hội.
+ Mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả là có mối quan hệ nhân quả. Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân còn hậu quả là kết quả của hành vi đó. 
+ Thời gian và địa điểm vi phạm. 
+ Công cụ và phương tiện vi phạm.
- Bạn A chưa được cấp bằng lái xe nhưng tự ý điều khiển xe máy trên đường (hành động). Người kinh doanh không nộp thuế cho nhà nước (không hành động).
- Xử phạt hành chính đối với hành vi gây mất trật tự an ninh khu phố. Điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn giao thông ở mức độ thương tật dưới 11% thì bị xử phạt hành chính. Xử phạt hành chính đối với nơi gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mặt chủ quan - Là những dấu hiệu tâm lý, suy nghĩ, thái độ bên trong của chủ thể vi phạm hành chính. - Bao gồm: 
+ Lỗi là hành vi vi phạm pháp luật, thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý hoặc vô ý để mặc sự việc xảy ra. Đây là hành vi bắt buộc phải có khi nói đến vi phạm hành chính. 
Hành vi cố ý là chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là sai, gây nguy hiểm cho pháp luật nhưng vẫn cố ý để mặc cho sự việc xảy ra. Bao gồm lỗi cố ý gián tiếp và lỗi cố ý trực tiếp. 
Hành vi vô ý là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng chủ thể vi phạm không lường trước được hậu quả của nó. Bao gồm lỗi vô ý do quá tự tin hoặc lỗi vô ý do cẩu thả.
+ Động cơ phạm tội là động lực ở bên trong để thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. 
+ Mục đích là kết quả mà chủ thể thực hiện hành vi phạm tội mong muốn đạt được.
Trộm cắp tài sản giá trị dưới 1 triệu đồng. Tham gia giao thông nhưng không đi đúng làn đường dành cho phương tiện của mình. Buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng
 
Chủ thể của vi phạm hành chính Là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính do hành vi cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra + Anh B đốt và thả đèn trời – anh B là chủ thể vi phạm hành chính. 
+ Thanh niên K gọi điện đến các số điện thoại khẩn cấp như 113, 114, 115 để quấy rối, đe dọa xúc phạm – thanh niên K là chủ thể của vi phạm hành chính. 
Khách thể của vi phạm hành chính Là đối tượng bị tắc động bởi hành vi phạm tội, là nạn nhân của chủ thể. Là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, bị hành vi vi phạm hành chính xâm hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
 
+ Bạn H viết, phát tán hình ảnh, nội dung xuyên tạc làm ảnh hưởng đến uy tín của của bạn M – bạn M là khách thể của vi phạm hành chính. 
+ Chú N gây tiếng ồn lớn trong khu dân cư đô thị vào khoảng lúc 2 giờ sáng làm ảnh hưởng đến gia đình bà X – gia đình bà X là khách thể của vi phạm pháp luật. 
 

II. Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự

1. Điểm giống nhau của vi phạm hành chính và vi phạm hình sự

- Đều là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng, nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 
- Chủ thể của các loại vi phạm này là các cá nhân hoặc tổ chức, đều có lỗi (hành vi cố ý hoặc vô ý), do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

2. Điểm khác nhau của vi phạm hành chính và vi phạm hình sự

 
Nội dung Vi phạm hành chính Vi phạm hình sự
Khái niệm Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Là hành vi có lỗi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện. Là hành vi cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và được quy định trong bộ luật hình sự.
Mức độ nguy hiểm cho xã hội Thấp Cao
Văn bản pháp luật quy định Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 
Luật tố tụng hành chính 2010 
Luật tố tụng hành chính 2015
Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 
Bộ luật hình sự 2015
Đối tượng bị xử phạt Cá nhân, tổ chức Cá nhân (BLHS1999, SĐ-BS 2009) 
Cá nhân, tổ chức (BLHS2015)
Hành vi cố ý hay vô ý Trong vi phạm hành chính đều bị xử lý như nhau Pháp luật sẽ dựa theo yếu tố này để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm. Từ đó tránh hình sự hóa vi phạm hành chính, gây án oan, bỏ lọt tội phạm.
Chủ thể có thẩm quyền xử lý Cơ quan, nhà nước, cán bộ công chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền xử lý duy nhất là toà án. 
Độ tuổi xử phạt - Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính do hành vi cố ý. 
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi do mình gây ra.
- Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Thủ tục xử lý Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phần nhiều mang tính quyền lực đơn phương từ phía cơ quan hành chính nhà nước, dù pháp luật có quy định quyền khiếu nại, tố cáo của đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính Người phạm tội bị truy tố trước Tòa án theo thủ tục tố tụng tư pháp, có sự tham gia của luật sư nhằm bảo đảm đến mức cao nhất quyền của công dân chỉ bị kết tội bởi bản án hình sự khi có các chứng cứ đầy đủ, rõ ràng và sau những thủ tục tranh tụng công khai và bình đẳng
Chế tài, biện pháp xử lý -Vi phạm hành chính bị xử lý bằng các chế tài hành chính. 
- Chế tài xử phạt bao gồm: phạt tiền; cảnh cáo; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trục xuất. 
- Hình thức xử lý ít nghiêm khắc hơn tội phạm nên hành vi vi phạm hành chính không bị ghi vào lý lịch đời tư của người vi phạm-Tội phạm hình sự bị xử lý bằng các chế tài hình sự. - Chế tài xử phạt gồm: phạt tù có thời hạn, chung thân, tử hình… - Hình thức xử phạt nghiêm khắc do hành vi nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Nên hành vi của người phạm tội sẽ bị ghi vào lý lịch tư pháp của người đó.
-Tội phạm hình sự bị xử lý bằng các chế tài hình sự. 
- Chế tài xử phạt gồm: phạt tù có thời hạn, chung thân, tử hình… 
- Hình thức xử phạt nghiêm khắc do hành vi nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Nên hành vi của người phạm tội sẽ bị ghi vào lý lịch tư pháp của người đó.
Ví dụ - Xử phạt hành chính hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 
- Xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
- Xử phạt hình sự theo bộ luật hình sự năm 2015: các nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia: phản bội tổ quốc, khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân… 
- Xử phạt hình sự đối với tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.
 
 

 

Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự đều là những hành vi vi phạm pháp luật, cần được xử lý nghiêm minh để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, hai loại vi phạm này có những điểm khác nhau cơ bản. Bạn có thể tham khảo thêm các nguồn tài liệu khác như sách giáo khoa, bài giảng của giảng viên,... để có thêm kiến thức về môn học nhé!!

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT