Chính thể quân chủ là gì? Phân biệt quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế

Ngày: 26/12/2023
Quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế là hai hình thức chính thể quân chủ phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hai hình thức này có những điểm khác biệt cơ bản về người đứng đầu, người nắm quyền hạn, nguồn gốc, sự ràng buộc và ví dụ cụ thể. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu nhé!!
 

1. Chính thể quân chủ là gì?

Chính thể quân chủ là hình thức chính thể mà ở đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần trong tay người đứng đầu nhà nước (vua, quốc vương, hoàng đế) theo nguyên tắc kế truyền. Chính thể quân chủ là hình thức chính thể phổ biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến. Chính thể quân chủ gồm 2 dạng là quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.

2. Phân biệt chính thể quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế

  Quân chủ tuyệt đối Quân chủ hạn chế
Khái niệm Quân chủ tuyệt đối là hình thức tổ chức Nhà nước mà quyền lực của Nhà nước nằm toàn bộ trong tay của Nhà Vua. Nhà vua có quyền tự ban hành luật, trực tiếp lãnh đạo bộ máy hành chính và Nhà Vua là cấp xét xử cao nhất. Hình thức chính thể quân chủ hạn chế được phân thành hai loại: Quân chủ nhị nguyên và Quân chủ đại nghị
Người đứng đầu Người đứng đầu nhà nước (quốc vượng, hoàng đế) nắm quyền lực tối cao, vô hạn, không bị kiểm soát.
 
Quyền lực tối cao của nhà nước được trao một phần cho người đứng đầu nhà nước, còn một phần được trao cho một cơ quan cấp cao khác ( Nghị viện hoặc Quốc hội) đại diện cho mong muốn và ý kiến của người dân 
Người nắm quyền hạn Quốc vương tuyệt đối có quyền đưa ra tất cả quyết định liên quan đến kinh tế và nhà nước khác cho đất nước Quốc hội chịu trách nhiệm về các chính sách kinh tế đối ngoại,...
Nguồn gốc Dựa trên khái niệm cổ xưa về “Quyền thần thánh của các vị vua’ cho thấy rằng các vị vua bắt nguồn quyền lực từ Chúa hay họ được ví như Thiên tử, ý vua là ý trời. Chế độ quân chủ lập hiến được khởi xướng khi các vị vua, hoàng đế yếu đuối, bắt đầu lạm dụng quyền hạn
Sự ràng buộc Vua, quốc vương không bị ràng buộc về mặt pháp lí, Hiến pháp không có hiệu lực ở chế độ này Người đứng đầu đất nước bị ràng buộc về mặt pháp lý bởi Hiến pháp của đất nước mình 
Ví dụ Một số quốc gia theo chế độ quân chủ tuyệt đối: Oman, Brunei, Ả Rập Xê Út,... Một số quốc gia theo chế dộ quân chủ hạn chế: Anh, Canada, Thụy Điển, Nhật Bản,...
 
 

3. Ví dụ về chính thể quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế

 
  Quân chủ tuyệt đối - Oman  Quân chủ hạn chế - Vương quốc Anh
Khái quát Oman là quốc gia quân chủ chuyên chế theo đó toàn bộ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều nằm dưới quyền tối cao của Sultan – nguyên thủ quốc gia. Ông kiểm soát trực tiếp về ngoại giao và quốc phòng và có quyền ban hành luật theo sắc lệnh. Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland theo chế độ quân chủ lập hiến, quyền hành pháp do thủ tướng và các bộ trưởng đứng đầu các bộ ngành đảm nhận. Trên lí thuyết và danh nghĩa, nguyên thủ quốc gia nắm quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp, là Vương quyền Anh hiện đang là Nư hoàng Elizabeth II, quyền lực tối thượng không còn thuộc về nhà vua Anh mặc dù nhà vua vẫn được coi là nguyên thủ quốc gia.
Cơ quan lập pháp Cơ quan lập pháp Oman là Hội đồng Oman; thượng viện là Hội đồng Quốc gia gồm 71 thành viên, do Quốc vương chỉ định và có chức năng tư vấn; hạ viện là Hội đồng tư vấn gồm 85 thành viên được bầu theo hình thức cử tri phổ thông, cơ quan này có chức năng tư vấn và hạn chế về quyền lập pháp và có nhiệm kì 4 năm. - Thượng viện: là tập hợp thành viên có quyền thế,các giám mục của Giáo hội Anh Quốc và các thành viên được bổ nhiệm.
+ Thượng viện không có quyền phong tỏa các dự luật mà Hạ viện thông qua, chỉ có quyền trì hoãn không quá 1 năm.
+ Thượng viện có 4 chức năng chính: Làm luật, công việc tư pháp, giám sát hoạt động chính phủ, thành lập các ủy ban nghiên cứu chuyên sâu
- Hạ viện là nơi tập trung quyền lực do người dân ủy nhiệm
+ Hạ viện có 3 chức năng chính: làm luật, thảo luận chính sách, bầu chính phủ và thẩm phán
+ Thủ tướng có quyền yêu cầu giải tán Hạ viện
Cơ quan hành pháp + Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ: Quốc vương
+ Oman theo chế độ quân chủ, cha truyền con nối
- Cơ quan hành pháp đứng đầu là thủ tướng Anh – nội các
+ Do nữ hoàng Anh bổ nhiệm
+ Điều phối hoạt động của tất cả các cơ quan chính phủ
+ Đưa ra các sáng kiến lập pháp hoặc ban hành các văn bản luật pháp sinh
+ Quyền đệ trình lên Nữ hoàng giải tán quốc hội.
- Hạ viện có thể bắt chính phủ từ chức ( bỏ phiếu tín nhiệm)
Cơ quan tư pháp Tòa án Tối cao - Cơ quan tư pháp được sắp xếp từ Tòa án địa phương =>  tòa án cấp cao/Tòa án hoàng gia => Tòa án thượng thẩm => Tòa án tối cao
- Chức năng: 
+ Xét xử các vụ án ở mọi lĩnh vực 
+ Bảo vệ án luật được tuyên đồng thời cũng có chức năng lập pháp bằng các phán quyết mới 
- Cơ quan tư pháp có thể bị sa thải ( cả 2 viện đề xuất và được nữ hoàng chấp nhận)
 


 
Bài viết đã cung cấp nội dung về các hình thức chính thể quân chủ. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các nguồn tài liệu khác như sách giáo khoa, bài giảng của giảng viên, website của các cơ quan pháp luật,... để có thêm kiến thức về môn học nhé!!