Trình bày các thành phần kinh tế và mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay? Vì sao kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo?

Ngày: 26/05/2024
Nền kinh tế Việt Nam tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế quốc doanh (KTQD) đóng vai trò chủ đạo, hoạt động dựa trên sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, có vai trò định hướng phát triển, đảm bảo an ninh kinh tế, điều tiết thị trường và thực hiện công bằng xã hội. Hãy cùng Ôn thi sinh viên  tìm hiểu nhé!

1. Các thành phần kinh tế và vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh

- Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ còn đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế và mỗi thành phần có đặc điểm riêng của nó.
- Thành phần kinh tế quốc doanh (KTQD) bao gồm các xí nghiệp quốc doanh, các nông trường quốc doanh, thương nghiệp quốc doanh.
Thành phần kinh tế quốc doanh dựa trên sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất (TLSX). Kinh tế quốc doanh có số lượng vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật mạnh hơn hẳn các thành phần kinh tế khác: số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế và công nhân kỹ thuật lành nghề đông đảo, kinh tế quốc doanh có khả năng liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, kinh tế quốc doanh nấm các ngành, các khâu và các sản phẩm then chốt của nền kinh tế quốc dân. Với những đặc điểm đó, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế và định hướng phát triển các thành phần kinh tế.
- Thành phần kinh tế tập thể (KTTT) bao gồm các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ. Kinh tế tập thể dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất (trừ ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân). Đây là thành phần kinh tế tuy trình độ hoá lực lượng sản xuất, tổ chức và quản lý sản xuất còn thấp hơn kinh tế quốc doanh nhưng sản xuất với lượng hàng hoá rất lớn cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng đời sống xã hội. Sản phẩm của kinh tế tập thể trong nông, lâm, thổ sản và thuỷ sản là nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp chế biến và là nguồn lương thực thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng đời sống xã hội.
- Thành phần kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất và quan hệ bóc lột sức lao động làm thuê. Dưới CNXH sự tồn tại thành phần kinh tế tư bản tư nhân là một tất yếu khách quan. Nhà tư bản được phép hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kỹ thuật, sử dụng năng lực tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh để tạo ra của cải vật chất làm giàu cho nền kinh tế XHCN. Trong thời kỳ quá độ, kinh tế tư bản tư nhân có thể liên doanh với Nhà nước XHCN bằng nhiều hình thức như kinh tế tư bản nhà nước.

- Thành phần kinh tế cá thể dựa trên hình thức sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất và lao động trực tiếp của bản thân người lao động. Kinh tế cá thể có đặc điểm kỹ thuật thủ công, năng suất lao động thấp, sản xuất nhỏ phân tán. Đây là thành phần kinh tế hoạt động trên phạm vi rộng trong phạm vi cả nước, có mặt ở các vùng kinh tế, sản xuất trong nhiều lĩnh vực.Trong cơ chế cạnh tranh thường bị phân hoá. Khi có chính sách kinh tế đúng, kinh tế cá thể có khả năng đóng góp nhiều lợi ích cho xã hội như tiền vốn, sức lao động, kinh nghiệm truyền thống sản xuất... Tuy nhiên nhà nước cũng cần có những biện pháp quản lý thị trường chặt chẽ để hạn chế và khắc phục tính tự phát của nó.
- Ngoài các thành phần kinh tế chủ yếu trên đây, nền kinh tế trong thời kỳ quá độ còn có kinh tế gia đình. Đây là bộ phận kinh tế có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động trong điều kiện các thành phần kinh tế chưa giải quyết được thoả mãn nhu cầu. Nhà nước ta chủ trương duy trì và phát triển bộ phận kinh tế gia đình vừa thực hiện chủ trương tự do sản xuất kinh doanh theo pháp luật vừa thực hiện quyền của công dân về kinh tế theo mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. 

2. Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân thời kỳ quá độ 

Các thành phần kinh tế có mối quan hệ vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn
- Tính thống nhất thể hiện ở chỗ là các thành phần kinh tế đều hoạt động trong cùng một hệ thống phân công lao động xã hội. Sự hoạt động của mỗi thành phần kinh tế đều hướng vào việc thực hiện mục tiêu chung của nền kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu đời sống tiêu dùng của nhân dân. Sự phát triển của các thành phần kinh tế là quá trình thực hiện sự kết hợp các lợi ích kinh tế xã hội, tập thể và người lao động ngày càng cao hơn.


 

- Tính mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế là ở chỗ: do lợi ích lâu dài giữa các thành phần kinh tế khác nhau, mỗi thành phần kinh tế có lợi ích riêng. Giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể mâu thuẫn với kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể, đây là mâu thuẫn giữa các thành phần trong nội bộ nền kinh tế. Ngay trong nội bộ thành phần kinh tế cũng có mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp với nhau. Quá trình phát triển mạnh mẽ nền sản xuất xã hội, quá trình phát triển sức sản xuất, cải tiến kỹ thuật, công nghệ, đổi mới tổ chức và quản lý kinh tế, thực hiện mạnh mẽ sự phân công lao động sẽ khắc phục được tính mâu thuẫn giữa các thành phần.


Trên đây là toàn bộ nội dung kinh tế thành phần! Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, ghé ngay website Ôn thi sinh viên để tìm cho mình lộ trình ôn tập phù hợp nhé!!
Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT