Tóm tắt Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày: 05/11/2024
Đại hội IV Đảng Cộng sản Việt Nam, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976 tại Hà Nội, là sự kiện quan trọng đánh dấu giai đoạn phát triển mới của đất nước sau khi thống nhất. Bài viết sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về nội dung, mục tiêu và những bài học từ Đại hội IV. Bài viết này Ôn thi sinh viên sẽ tóm tắt lại toàn bộ sự kiện của Đại hội bằng những nội dung chính nhé!!
 

I. Giới thiệu chung về Đại hội IV 

Thời gian, địa điểm Diễn ra từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976 tại Hà Nội
Tham dự đại hội có tất cả 1008 đại biểu chính thức, thay mặt cho 1.550.000 đảng viên của cả hai miền đất nước, cùng với sự có mặt của nhiều Đảng cộng sản và các tổ chức quốc tế khác. 
Tổng bí thư Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 101 uỷ viên chính thức và 32 uỷ viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm có 14 uỷ viên chính thức và 3 uỷ viên dự khuyết. 
Bối cảnh Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV diễn ra trong bối cảnh cuộc Kháng chiến chống Mỹ đã đạt được thắng lợi, hai miền Nam Bắc thống nhất sau hơn 20 năm chia cắt 
Chủ đề Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH
Bài học Mềm dẻo linh hoạt trong chỉ đạo chiến lược cách mạng, tùy vào tình hình cụ thể để đưa ra nhiệm vụ chiến lược phù hợp.
 

II. Quan điểm Đại hội IV 

1. Quan điểm chỉ đạo trong phát triển kinh tế

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN. 
- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp 
- Kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới

>>> Xem thêm: Tóm tắt Đại hội VI Lịch sử Đảng 

- Vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. 
- Kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ, phân công, hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế XHCN, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi 
- Làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học-kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc

2. Quan điểm chỉ đạo trong lĩnh vực chính trị

- Nắm vững chuyên chính vô sản: Nắm vững đường lối của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, xây dựng Nhà nước vững mạnh; tập hợp các tầng lớp nhân dân đông đảo chung quanh giai cấp công nhân. 
- Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa là xây dựng xã hội nước ta thành một xã hội. Trong đó, người làm chủ chân chính là cộng đồng xã hội, là tập thể nhân dân lao động có tổ chức, mà nòng cốt là liên minh công nông, và do giai cấp công nhân lãnh đạo. 
- Xây dựng chế độ làm chủ tập thể về chính trị Là thiết lập quyền lực của nhân dân lao động lấy liên minh công nông làm nòng cốt và do giai cấp công nhân lãnh đạo sau khi lật đổ ách thống trị của bọn áp bức, bóc lột; là xây dựng các mối quan hệ đúng đắn giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân để bảo đảm cho nhân dân lao động thật sự làm chủ xã hội, hiểu rõ và biết sử dụng quyền lực chính trị của mình.
- Bảo đảm quyền công dân và quyền tự do cá nhân, đi đôi với việc đòi hỏi mỗi công dân, mỗi cá nhân phải làm đầy đủ nghĩa vụ đối với xã hội, đối với Nhà nước, đối với tập thể Chẳng hạn như: nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng các quy tắc của đời sống tập thể, v.v.. 
- Bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ, quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

3. Quan điểm chỉ đạo trong lĩnh vực văn hóa xã hội

Phát triển giáo dục, văn hoá, y tế, cải cách giáo dục, đào tạo cán bộ, thanh toán hậu quả của chủ nghĩa thực dân mới. 
Xây dựng một hệ thống mới về quản lý kinh tế trong cả nước.

>>> Xem thêm: Tổng hợp trắc nghiệm lịch sử Đảng có đáp án

4. Quan điểm chỉ đạo trong lĩnh vực Đối ngoại

- Trong giai đoạn mới, chúng ta cần ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi 
- Chính sách đối ngoại nhất quán của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới là tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, làm hết sức mình để góp phần làm cho lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa Mác-Lênin ngày càng thắng lợi rực rỡ

5. Quan điểm chỉ đạo trong lĩnh vực Quốc phòng an ninh

- Xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. 
- Luôn luôn coi trọng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội, bảo đảm cho đất nước luôn luôn sẵn sàng và đủ sức đập tan mọi hành động xâm lược và mọi hoạt động phản cách mạng. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Nhiệm vụ xây dựng và củng cố quốc phòng là nhiệm vụ của toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chuyên chính vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chừng nào còn chủ nghĩa đế quốc trên thế giới thì chúng ta còn phải chú ý đầy đủ hiện đại hoá lực lượng quốc phòng và khả năng phòng thủ của đất nước. 
- Trong giai đoạn mới, các lực lượng vũ trang có hai nhiệm vụ: luôn luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và tích cực làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế. Trên tinh thần đó, phải thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự và chế độ quân đội làm nghĩa vụ xây dựng kinh tế; phải ra sức phát triển công nghiệp quốc phòng. 
- Bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội là một trong những công tác lớn ở vùng mới giải phóng miền Nam. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu hoạt động của bọn gián điệp đế quốc, tư bản; kịp thời và kiên quyết trấn áp bọn phá hoại hiện hành; đập tan mọi mưu mô ngóc đầu dậy của các giai cấp bóc lột và của bọn phản động; ra sức đấu tranh chống các tội phạm khác; tích cực bài trừ các tệ nạn xã hội; ngăn ngừa và làm giảm tới mức thấp nhất các tai nạn xã hội. 
- Xây dựng công an nhân dân thành một lực lượng vũ trang sắc bén, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, có lực lượng chuyên trách chính quy, hiện đại, vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, có trình độ khoa học, kỹ thuật khá, được trang bị chuyên môn cần thiết, có lực lượng bán chuyên trách vững mạnh, có cơ sở quần chúng rộng khắp.
- Giáo dục nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho quần chúng nhân dân, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và trật tự, an toàn xã hội. Củng cố, tăng cường các cơ quan kiểm sát, tòa án và tư pháp; cải tiến và phối hợp tốt các hoạt động giữa các ngành công an nhân dân, kiểm sát nhân dân và toà án nhân dân. 

IV. Các Nghị Quyết, Chỉ Thị chủ yếu của Đảng trong kỳ Đại hội, nội dung cơ bản

- Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Lao động Việt Nam về đổi tên Đảng
- Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam về Điều lệ Đảng
- Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng về Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980)
- Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng về Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III trình tại Đại hội

IV. Kết quả đạt được Đại hội IV

- Sau 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu: xóa bỏ giai cấp bóc lột, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xây dựng được cơ sở bước đầu của nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. 
- Đại hội lần IV của Đảng là đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, khẳng định và xác định đường lối đưa cả nước tiến lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn
- Kế hoạch 5 năm 1976-1980 do Đại hội đề ra đã đạt nhiều thành tựu trong khôi phục kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế. Tầng lớp tư sản mại bản ở miền Nam bị xóa bỏ. 
- Cả nước hoà bình độc lập, thống nhất đang tiến lên chủ nghĩa xã hội với nhiều thuận lợi cơ bản: tinh thần cách mạng đang lên sau khi giành thắng lợi vĩ đại, nhân dân ta cần cù thông minh, sáng tạo, tha thiết với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có Đảng Cộng sản lãnh đạo, có sự ủng hộ chí tình của các nước xã hội chủ nghĩa và có những điều kiện về lao động, tài nguyên phong phú…

 
 
Nếu bạn vẫn còn lo lắng về học phần Lịch sử Đảng thì đừng ngại ngần Click vào ô màu đỏ ở trên để nhận thêm nhiều tài liệu và bài giảng (có tài liệu học thử FREE) nhé! Chúc các bạn học tốt!
Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT