Tóm tắt Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày: 18/12/2023

Đại hội VI của Đảng là một trong những đại hội có ý nghĩa quan trọng nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phát triển nhanh và bền vững.  Bài viết này Ôn thi sinh viên sẽ tóm tắt lại toàn bộ sự kiện của Đại hội bằng những nội dung chính nhé!!
 

I. GIỚI THIỆU CHUNG

 
Thời gian, địa điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà
Nội từ ngày 15 đến 18-12-1986. 
Số lượng người tham gia Dự đại hội có gần 1129 đại biểu thay mặt cho gần 2 triệu Đảng viên cả nước và 32 đoàn đại biểu quốc tế đến tham dự. Đại hội đã thông qua các văn kiện chính trị quan trọng khởi xướng đổi mới toàn diện, bầu Ban chấp hành Trung ương gồm 124 ủy viên chính thức, bầu Bộ chính trị gồm 13 ủy viên chính thức; bầu đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư Đảng.
Bối cảnh chung
  • Đại hội VI diễn ra trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đang phát triển, xu thế đối thoại trên thế giới đang dần thay thế xu thế đối đầu. Đổi mới đã trở thành xu thế của thời đại.
  • Hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng, khó khăn nghiêm trọng. 
  • Phong trào độc lập dân tộc phát triển mạnh; phong trào không liên kết trở thành lực lượng chính trị rộng lớn có vai trò ngày càng quan trọng. 
  • Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải tổ sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đang bị các đế quốc và thế lực thù địch bao vây cấm vận và ở tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. 
  • Lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng đều khan hiếm; lạm phát tăng từ 300% năm 1985 lên hơn 774% năm 1986. 
  • Các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, vượt biên trái phép diễn ra quá phổ biến. Đổi mới đã trở thành tình hình bức thiết của đất nước.

II. MỤC TIÊU

Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiến lên phía trước

Ðại hội xác định: 
- Ðảng phải trưởng thành về lãnh đạo chính trị, phát triển và cụ thể hóa đường lối, đề ra những giải pháp đúng đắn đối với những vấn đề mới của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. 
- Ðể tăng cường sức chiến đấu và năng lực tổ chức thực tiễn của mình, Ðảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới tổ chức; tư duy lý luận
- Đổi mới đội ngũ cán bộ; Đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác làm việc, giữ vững các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, Tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước. 
- Quyết định bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể trong Ðiều lệ Ðảng cho phù hợp tình hình mới.
- Ðổi mới toàn diện thật sự là ý Ðảng, lòng dân. Nghị quyết Ðại hội VI vào cuộc sống là quá trình thể nghiệm, tìm tòi, từng bước cụ thể hóa, phát triển và tổ chức thực hiện những định hướng lớn. 

- Ðảng và Nhà nước vừa tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội cấp bách, giữ vững ổn định chính trị, vừa thực hiện đổi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội. 
- Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Đại hội VI của Đảng là Đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, đánh dấu ngoặt phát triển mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

III. NHIỆM VỤ ĐỂ RA

1. Rút ra 4 bài học kinh nghiệm quý báu sau 10 năm phát triển KT XHCN
- Một là, Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” 
- Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan
- Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới
- Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa 
2. Vạch ra phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển KT-XH giai đoạn 1986- 1990
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần KT. Đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp, chuyển sang hạch toán, kinh doanh, kết hợp kế hoạch với thị trường 
Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là: 
- Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy; bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng ba chương trình kinh tế lớn là lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

 

- Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực, có hiệu quả các chính sách xã hội.
- Đề cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc phòng, an ninh, bảo đảm chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ Tổ quốc, kiên quyết đánh thắng chiến tranh
phá hoại nhiều mặt của địch. 

Nhiệm vụ đối ngoại
- Góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; 
- Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới. 
- Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ gìn hòa bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và trên thế giới. Tăng cường quan hệ đặc biệt với ba nước Đông Dương

IV. KẾT QUẢ

- Tình hình kinh tế và đời sống nhân dân dần được cải thiện, sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới tăng lên
- Đến cuối năm 1988, chế độ phân phối theo tem phiếu đã được xóa bỏ. Lương thực, từ chỗ thiếu triền miên, năm 1988 phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo.
- Đến năm 1990 đã đáp ứng được nhu cầu, có dự trữ và xuất khẩu. Hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi. 
- Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, mở rộng hơn trước. 
- Tình hình đất nước ổn định và thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và cách mạng Campuchia
 
 

V. CÁC DẤU MỐC QUAN TRỌNG

  • 1986: Độc canh lúa nước, thiếu lương thực. Tăng trưởng GDP 3,4%
  • 8/1987: Hội nghị Trung Ương III ra Nghị quyết về đổi mới cơ chế quản lý KT. Từng bộ phận của cơ chế cũ được xóa bỏ, cơ chế mới từng bước được thực hành
  • 1988: Trong nông nghiệp, Nghị quyết 10 (khoán 10) của Bộ Chính trị nhanh chóng đi vào cuộc sống. Về công nghiệp, ngành dầu khí bắt đầu khai thác những tấn dầu đầu tiên
  • 1989 – 1990: VN lần đầu tiên xuất khẩu gạo (1,4 triệu tấn). Giá trị sản lượng công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng năm 1990 tăng khoảng 60% so với năm 1985
  • 1991: Tăng trưởng GDP 5,8%. Lương thực đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu. Lực lượng sản xuất xã hội bước đầu được giải phóng, động viên nhân dân tích cực tham gia sản xuất kinh doanh. Các mặt xã hội và đời sống nhân dân có nhiều tiến bộ.

VI. Ý NGHĨA

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng ta. Thành công của Đại hội đã mở ra một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới.
- Là đại hội mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, là Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết bền lâu. Đường lối đổi mới của Đại hội VI đã mở đường cho đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Đánh dấu sự trưởng thành của Đảng về bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo của Đảng. Đảng đã nhìn vào sự thật, vào những sai lầm khuyết điểm và đổi mới xu thế mới của thời đại.
- Là Đại hội: “trí tuệ - dân chủ - đoàn kết và đổi mới”
 

 
Nếu bạn vẫn còn lo lắng về học phần Lịch sử Đảng thì đừng ngại ngần Click vào ô màu đỏ ở trên để nhận thêm nhiều tài liệu và bài giảng (có tài liệu học thử FREE) nhé! Chúc các bạn học tốt!

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT