TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Review kinh nghiệm học
1, Tổng quan môn học
“Hạt lúa người ta gọi là cái khẳng định, nhưng khi hạt lúa nó được gieo nảy mầm và lên cây lúa, thì cây lúa là cái phủ định của hạt lúa và cây lúa lại tiếp tục vận động phát triển đến một lúc nào đó nó trổ bông những bông lúa , thì bông lúa ấy lại là cái phủ định của phủ định thông qua cái phủ định trung gian là phủ định và so với cái phủ định lần 1 là cái khẳng định. Cái bông lúa lúc này với cái hạt lúa chính là cái phủ định của phủ định”
Chắc hẳn các bạn đã nghe đâu đó câu nói đầy tính trừu tượng và mất thời gian suy ngẫm này từ các anh chị của mình hay trên những video tiktok. Chính xác thì câu nói này các bạn sẽ được gặp trong môn học Triết học Mác – Lênin – một trong những môn lý luận chính trị mà các bạn sẽ bắt buộc phải hoàn thành trên đại học. Đó là môn học khó với rất nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau mang tính hàn lâm và trừu tượng trong một cuốn giáo trình dày cộp. Là môn học đòi hỏi tính tư duy cao, tuy nhiên đối với những sinh viên vừa mới chân ướt chân ráo bước vào cánh cổng đại học thì việc tiếp cận không dễ dàng chút nào, ít người được điểm cao. Ai điểm cao môn này  thường rất được ngưỡng mộ, tôn làm “sư phụ”. Thực ra, học tốt môn Triết học không phải khó,  chỉ cần có phương pháp học đúng đắn thì học Triết sẽ trở nên dễ dàng và có khả năng đạt được kết quả cao cho môn học.
Theo giáo trình trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chúng ta sẽ phải học 3 phần nội dung chính:
Chương 1: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học
II. Triết học mác - lênin và vai trò của triết học mác - lênin trong đời sống xã hội
Chương 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
I. Vật chất và ý thức
II. Phép biện chứng duy vật
III. Lý luận nhận thức
Chương 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
I. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
II. Giai cấp và dân tộc
III. Nhà nước và cách mạng xã hội
IV. Ý thức xã hội
V. Triết học về con người
Học và ôn tập kiến thức Triết học Mác Lênin tại đây
2, Review đề thi
Đề thi cuối kỳ: Xem tại đây
Môn học này sẽ được đánh giá với 10% điểm chuyên cần, 40% điểm giữa kỳ, 50% điểm cuối kỳ
Đề thi giữa kỳ
Thi giữa kỳ có thể có nhiều hình thức: bài thuyết trình nhóm hoặc bài tiểu luận. Thường các thầy cô sẽ lấy điểm bài tiểu luận để làm điểm 40%.
Đề tài tiểu luận sẽ được thầy cô đưa trước từ đầu năm để mọi người có thời gian chuẩn bị, cũng có thể lựa chọn đề tài bên ngoài những đề tài mà thầy cô đưa miễn là nó phù hợp nội dung môn học.
Đề thi cuối kỳ
Hình thức thi: Trắc nghiệm trên máy tính
Số câu: 80 câu/50 phút
Nội dung thi: Trải dài tất cả các chương từ chương 1 đến chương 3
Cần tập trung chú ý những nội dung quan trọng:
-  Vật chất, ý thức, mối quan hệ vật chất và ý thức
-  2 nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
- các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
- các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
-  Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
-  Giai cấp và đấu tranh giai cấp
Kinh nghiệm thi:
Ôn kỹ kiến thức cơ bản của từng chương, từng phần nhỏ, đầu tư thời gian cho việc học.
Đọc kỹ đề vì có những đáp án đọc qua rất giống nhau
Có thể học theo những keyword, từ khóa quan trọng
Phân bổ thời gian làm bài hợp lý
Tham khảo đề thi từ những năm trước để quen dạng đề
3, Kinh nghiệm học tập
  • Đầu tiên cần nắm rõ những phần kiến thức mà mình phải học, có được hình dung ban đầu về môn học đó và sự liên kết giữa các phần.
  • Tham khảo slide môn học vì kiến thức đã được biên soạn cô đọng, dễ hiểu nhất cho sinh viên, đọc thêm giáo trình để bổ sung kiến thức
  • Cần phát huy tính tự học, chuẩn bị trước nội dung bài học trước khi lên lớp, khi lên lớp là lúc ôn lại kiến thức mình đã biết, kiến thức sẽ được nhớ lâu hơn. Lên Đại học, tự học là kỹ năng cần thiết và gần như quan trọng nhất để việc học diễn ra thuận lợi và đạt kết quả như mong muốn.
  • Note lại những ví dụ minh họa mà thầy cô nhắc đến, từ ví dụ đó hiểu rõ hơn về kiến thức môn học
  • Tích cực tham gia xây dựng bài, tương tác với thầy cô để việc học hiệu quả hơn. Vì là môn học có nhiều từ ngữ chuyên ngành mới lạ nên cần chú ý lắng nghe bài giảng trên lớp, ghi chép cẩn thận, có thể viết tay, dùng phần mềm máy tính hoặc sơ đồ tư duy, … miễn là bạn cảm thấy dễ hiểu.
  • Trước lúc thi, cố gắng tự tạo đề cương ôn tập để có cái nhìn hệ thống tổng quát, cô đọng về nội dung môn học. Việc làm đề cương môn học buộc chúng ta phải nghiền ngẫm, suy nghĩ để rút ra những nội dung cơ bản nhất, sắp xếp và chia thành ý lớn, ý nhỏ một cách hợp lý, lôgic. Chính vì vậy, việc làm đề cương môn học không chỉ giúp chúng ta hiểu bài mà còn giúp chúng ta nhớ những nội dung cơ bản của bài học, khi vào phòng thi các bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều bởi hiểu kỹ lưỡng và trọn vẹn kiến thức.
  • Các bạn có thể hình thành các nhóm học tập để trao đổi, tranh luận với nhau, nói cho nhau nghe. Những người hiểu rõ vấn đề nên chủ động giảng cho người khác nghe, như vậy tốt cả cho người nghe lẫn người nói, bởi khi nói cho người khác nghe, hoặc giảng cho người khác thì chắc chắn sẽ nhớ được nội dung sâu sắc và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, một việc quan trọng đối với người nghiên cứu triết học.
  • Trong quá trình học tập, nghiên cứu nếu có điều gì không hiểu sinh viên nên trao đổi trực tiếp với giảng viên trong  các buổi học.
Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM ĐẠT HỌC BỔNG ( CẢ CHÍNH QUY VÀ CHẤT LƯỢNG CAO)
Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC TOÁN CHO CÁC NHÀ KINH TẾ
Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC KINH TẾ VI MÔ 
Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ 
Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Tham khảo: REVIEW CÁCH LÀM BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN
Tham khảo: NHỮNG KÊNH THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO SINH VIÊN