Sau khi đã tóm tắt lý thuyết trọng tâm của một trong những chương vô cùng quan trọng "cung-cầu" chúng ta hãy vận dụng những lý thuyết đó để cùng làm bài tập nhé.
1, Đường cầu biểu diễn sự thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi.
2, Theo luật cầu, khi giá giảm, lượng cầu hàng hóa tăng. Đường cầu có độ dốc âm.
3, Các yếu tố ngoài giá thay đổi làm cho đường cầu dịch chuyển.
4, Các yếu tố làm đường cầu dịch chuyển bao gồm: thu nhập, thị hiếu, kỳ vọng của người tiêu dùng, giá của hàng hóa thay thế hoặc bổ sung và số lượng người mua.
5, Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, cầu đối với một hàng hóa bình thường tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải.
6, Khi giá cả hiện tại thấp hơn giá cân bằng, xảy ra hiện tượng thiếu hụt, điều này dẫn đến tự điều chỉnh tăng giá.
7, Khi trần giá được đặt cao hơn mức cân bằng do thị trường quy định, chính sách đặt giá sẽ không có tác động tới thị trường.
8, Một ví dụ cho sàn giá là quy định về tiền lương tối thiểu. Khi tiền lương tối thiểu được đặt thấp hơn mức lương cân bằng trên thị trường lao động tự do, chính sách sẽ không có ảnh hưởng tới thị trường.
9, Khi chính phủ đánh thuế trên mỗi sản phẩm vào người bán, giá cân bằng tăng, sản lượng giảm.
10, Người tiêu dùng kì vọng giá hàng hóa X sẽ tăng trong tương lai, cầu về hàng hóa X trong hiện tại sẽ tăng.
1, Đường cầu thị trường và đường cầu khác nhau như nào?
Đường cầu thị trường là cầu của cả thị trường về 1 sản phẩm tại các mức giá khác nhau, đường cầu thì có thể là cầu của cá nhân, cầu của 1 nhóm người hoặc cầu thị trường
2, Dịch chuyển với di chuyển đường cầu khác nhau như nào?
Dịch chuyển đường cầu sang trái hoặc sang phải so với đường ban đầu. Còn di chuyển là sự vận động trên chính đường cầu đó, gây ra bởi sự thay đổi của giá chính sản phẩm đó.
Xem thêm: Tổng hợp lý thuyết kinh tế vi mô
Xem thêm phần 3 tại đây
Xem thêm: Đề thi Kinh tế vi mô
Xem thêm: Tổng hợp các khóa học và luyện thi Kinh tế vi mô
Theo dõi fanpage Ôn thi sinh viên để tham gia các buổi livestream chữa bài kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô TẠI ĐÂY