Tổng hợp lý thuyết cốt lõi và hướng dẫn giải bài tập Cung - Cầu vi mô phần 1

Ngày: 19/04/2022

 Lý thuyết cốt lõi và hướng dẫn giải
bài tập Cung - Cầu vi mô phần 1

Kinh tế vi mố, cung cầu

I. Cầu

1. Một số khái niệm

  • Cầu: muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau.
  • Lượng cầu: muốn mua và có khả năng mua tại mức giá xác định.

2. Phương trình hàm cầu: 

QD = a - bP

 3. Luật cầu:

Giá giảm => cầu tăng

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận động và dịch chuyển của đường cầu.

- Sự vận động dọc theo đường cầu: thay đổi giá

- Sự vận động dọc theo đường cầu:

  • Thu nhập
  • Thị hiếu
  • Dân số và quy mô của thị trường
  • Giá hàng hóa liên quan
  • Kì vọng

II. Cung:

1. Một số khái niệm

  • Cung: muốn bán và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau
  • Lượng cung : muốn và có khả năng bán tại mức giá xác định

2. Phương trình hàm cung

QS = a + bP

3. Luật cung:

 giá tăng => cung tăng

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận động và dịch chuyển của đường cung.

- Sự vận động dọc theo đường cung: thay đổi giá.

- Sự dịch chuyển theo đường cung:

  • Công nghệ sản xuất cải thiện
  • Số lượng người sản xuất
  • Giá của các yếu tố đầu vào ( chi phí sản xuất )
  • Thuế
  • Trợ cấp
  • Kì vọng

* Trạng thái cân bằng thị trường:

  • Dư thừa hàng hóa, giá giảm: Ở mức gía cao hơn giá cân bằng thì lượng cung lớn hơn lượng cầu (còn gọi là dư cung), thị trường sẽ dư thừa HH, DV.
  • Điểm cân bằng: là giao điểm của đường cung và đường cầu.

  • Thiếu hụt hàng hóa, giá tăng: Ở mức giá thấp hơn  giá cân bằng thì lượng cầu lớn hơn lượng cung (còn gọi là dư cầu) thì thị trường sẽ thiếu hụt HH, DV.

Đồ thị cân bằng thị trường
Xem thêm:  Tóm tắt công thức kinh tế vi mô
Xem thêm:  Các dạng bài tập kinh tế vi mô

III. Sự can thiệp của chính phủ:

- Thuế: Khi chính phủ đánh thuế thì đường cung sẽ dịch sang trái một lượng đúng bằng lượng thuế t trên đơn vị sản phẩm và ngược lại.
Tác động của thuế đến đường cung

- Trợ cấp: Khi chính phủ trợ cấp thì đường cung sẽ dịch phải một lượng đúng bằng lượng trợ cấp t trên một đơn vị sản phẩm và ngược lại.
Tác động của trợ cấp chính phủ đến đường cung

- Giá trần: Giá trần là mức giá thấp hơn mức giá cân bằng. Chính phủ đặt ra giá trần để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Biểu đồ giá trần

Giá sàn, dư thừa
-Giá sàn: Giá sàn là mức giá cao hơn mức giá cân bằng. Chính phủ đặt ra giá sàn để bảo vệ lợi ích của người sản xuất.

Bài viết đã cung cấp các kiến thức lý thuyết cốt lõi chủ đề cung-cầu trong kinh tế vi mô, hãy xem thêm các tài liệu khác và luyện giải các bài tập và đề thi của môn học để nắm vững kiến thức, đạt kết quả cao ở môn học này nhé! 

Xem thêm phần 2 tại đây
Xem thêm: 
Tài liệu kinh tế vi mô
Xem thêm:  Đề thi kinh tế vi mô mới nhất
Xem thêm:  Các khóa học và luyện thi Kinh tế vi mô

Theo dõi fanpage Ôn thi sinh viên để tham gia các buổi livestream chữa bài kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô TẠI ĐÂY
Subcribe Youtube Ôn thi sinh viên để xem bài giảng kinh tế vi mô miễn phí TẠI ĐÂY
Chúc các bạn thi tốt!!!