Những điều cần phải nhớ khi học môn Kế toán tài chính 2 (Chương 4,5,6,7)

Ngày: 18/05/2022

Những lưu ý cần nhớ khi học môn Kế toán tài chính 2 trường Đại học kinh tế Quốc dân ( NEU), các em dùng để tham khảo học tập. Trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi sai sót, các góp ý, phản hồi và hỏi đáp đăng bài trực tiếp tại group Góc ôn thi NEU Shares , đội ngũ Admin sẽ hỗ trợ học tập 24/7

Ảnh group facebook:

Góc ôn thi NEU Shares

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN NỢ NGẮN HẠN, DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ NỢ TIỀM TÀNG

I. KHÁI NIỆM

Nợ phải trả: nghĩa vụ phát sinh từ một giao dịch, sự kiện đã xảy ra trong quá khứ của DN.
Nợ ngắn hạn: là những khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh thông thường hoặc có thời hạn thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày lập BCTC.
Khoản phải trả nhà cung cấp: số tiền doanh nghiệp còn nợ đơn vị khác khi mua hàng hóa, dịch vụ
Thương phiếu phải trả ngắn hạn: một văn bản cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai của một doanh nghiệp này với một doanh nghiệp khác
Nợ dài hạn đến hạn trả: dài hạn được chuyển từ Nợ dài hạn sang Nợ ngắn hạn do đến hạn thanh toán trong năm tài chính tiếp theo.
Khoản vay ngắn hạn được tái tài trợ: Việc tái tài trợ các khoản vay ngắn hạn chỉ mang tính dự kiến, dựa vào ý định chủ quan của doanh nghiệp => Khoản vay ngắn hạn này có thể được xếp vào Nợ ngắn hạn hoặc Nợ dài hạn tùy thuộc vào điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng vay.
Cổ tức phải trả: số tiền mà doanh nghiệp nợ các cổ động theo quyết định chia cổ tức của doanh nghiệp.
Khách hàng ứng trước và các khoản ký quỹ: khoản ứng trước và ký quỹ nhằm đảm bảo việc thực hiện một thỏa thuận hoặc một hợp đồng hoặc một dịch vụ đã cam kết trong tương lai

II. NỢ TIỀM TÀNG

Khái niệm: một nghĩa vụ có thể xảy ra từ sự kiện, giao dịch đã xảy ra trong quá khứ hoặc từ các sự kiện, giao dịch không chắc chắn trong tương lai
Việc đánh giá và ghi nhận nợ tiềm tàng phụ thuộc vào xác suất xảy ra của sự kiện:
Kết quả Xác xuất Ghi nhận kế toán
Khá chắc chắn >= 90% Lập dự phòng
Có thể chắc chắn xảy ra 51 à 89% Lập dự phòng
Có thể xảy ra 5 à 50% Yêu cầu công bố thông tin
Ít có khả năng xảy ra < 5% Không yêu cầu công bố thông tin
 
Theo IAS 37:
Nguyên tắc ghi nhận   Nợ tiềm tàng:
  • Đơn vị không được ghi nhận nợ tiềm tàng
  • Khoản nợ tiềm tàng phải được trình bày trên báo cáo tài chính, trừ khi khả năng xảy ra sự giảm sút lợi ích kinh tế đối với đơn vị là thấp
  • Các khoản nợ tiềm tàng thường phát sinh ngoài dự tính, vì vậy đơn vị cần thường xuyên đánh giá về khả năng xảy ra sự giảm sút về lợi ích kinh tế: nếu khả năng này là chắc chắn, cần ghi nhận khoản dự phòng liên quan.

III. CÔNG THỨC PHÂN TÍCH NỢ NGẮN HẠN

- Hệ số thanh toán hiện hành: = Tổng TS ngắn hạn/Tổng Nợ ngắn hạn
- Hệ số thanh toán nhanh = (Tiền + các khoản đầu tư ngắn hạn + Giá trị thuần các khoản phải thu ngắn hạn)/Tổng Nợ ngắn hạn

IV. CÁC CHUẨN MỰC NÊN ĐỌC THAM KHẢO VÀ TRA CỨU
IAS 1 và IAS 37

>> Xem thêm: Giải bài tập giáo trình chương 4 kế toán tài chính 2 năm 2022

CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN NỢ DÀI HẠN

I. KẾ TOÁN PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU

* Giá phát hành bằng mệnh giá:
Nợ TK Tiền
      Có TK Trái phiếu phải trả
* Giá phát hành thấp hơn mệnh giá: trái phiếu chiết khấu
* Giá phát hành cao hơn mệnh giá: trái phiếu phụ trội
Đều nên lập bảng phân bổ.chiết khấu hoặc phụ trội.
=> Nếu giá phát hành thấp hơn mệnh giá thì doanh nghiệp ghi nhận tăng chi phí tiền lãi và ngược lại, nếu giá phát hành cao hơn mệnh giá thì doanh nghiệp ghi giảm chi phí tiền lãi.

II. KẾ TOÁN THƯƠNG PHIẾU PHẢI TRẢ DÀI HẠN

* Phát hành theo mệnh giá
- Phát hành thương phiếu
Nợ TK Tiền
       Có TK Thương phiếu phải trả
- Chi phí tiền lãi
Nợ TK Chi phí lãi vay
       Có TK Tiền
* Phát hành khác mệnh giá: Thương phiếu không ghi lãi:
+ Phát hành thương phiếu
Nợ TK Tiền
       Có TK Thương phiếu phải trả
+ Chi phí tiền lãi
Nợ TK Chi phí lãi vay
       Có TK Thương phiếu phải trả
* Phát hành khác mệnh giá: Thương phiếu ghi lãi:
+ Phát hành thương phiếu
Nợ TK Tiền
      Có TK Thương phiếu phải trả
+ Chi phí tiền lãi
Nợ TK Chi phí lãi vay
      Có TK Thương phiếu phải trả
      Có TK Tiền
- Thương phiếu cho tài sản, hàng hóa, dịch vụ:
+ Khi phát hành thương phiếu
Nợ TK Hàng hóa, dịch vụ
       Có TK Thương phiếu phải trả
+ Chi phí tiền lãi
Nợ TK Chi phí tiền lãi
       Có TK Thương phiếu phải trả

III. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ ĐÁO HẠN CÁC KHOẢN NỢ DÀI HẠN

* Đáo hạn các khoản nợ dài hạn trước hạn bằng tiền:
Nợ TK Trái phiếu phải trả : Giá ghi sổ
Nợ TK Lỗ do đáo hạn nợ : Chênh lệch
      Có TK Tiền : Giá mua
* Đáo hạn các khoản nợ dài hạn bằng tài sản hoặc chứng khoán khác:
Nợ TK Trái phiếu phải trả : Giá ghi sổ
Nợ TK Lỗ do chuyển nhượng: Chênh lệch (hoặc Có TK Lãi do chuyển nhượng)
       Có TK Tài sản : Giá mua
* Đáo hạn các khoản nợ dài hạn bằng việc thay đổi điều khoản hợp đồng:
- Giảm lãi suất
- Gia hạn thời gian trả nợ
- Xóa bớt khoản lãi lũy kế
- Giảm số nợ danh nghĩa

IV. CÁC CHUẨN MỰC NÊN ĐỌC THAM KHẢO VÀ TRA CỨU
IAS 1 & IAS 37

>> Xem thêm: Giải bài tập giáo trình chương 5 kế toán tài chính 2 năm 2022

CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

I. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CỔ PHIẾU QUỸ
1. Mua cổ phiếu quỹ
*Nghiệp vụ mua cổ phiếu quỹ làm giảm vốn chủ sở hữu => Tài khoản Cổ phiếu quỹ có kết cấu ngược
Nợ TK Cổ phiếu quỹ: Giá mua
     Có TK Tiền
2. Bán cổ phiếu quỹ
Nợ TK Tiền: Gía bán
Có TK Cổ phiếu quỹ: Giá mua
Nợ/ Có TK Thặng dư vốn cổ phần – CP quỹ: Phần chênh lệch
3. Hủy bỏ cổ phiếu quỹ
Nợ TK Vốn cổ phần – CP phổ thông: Mệnh giá cổ phiếu
Nợ TK Thặng dư vốn cổ phần – CP phổ thông: Phần chênh lệch
Có TK Cổ phiếu quỹ: Giá phát hành 
 
II. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CỔ TỨC

*Trả cổ tức bằng tiền
- Tại ngày HĐQT công bố mức cổ tức
Nợ TK Lợi nhuận giữ lại: Số cổ tức công bố
Có TK Cổ tức phải trả
- Tại ngày DN chốt danh sách cổ đông hiện hữu đủ điều kiện nhận cổ tức
Không ghi nhận định khoản kế toán
- Tại ngày chi trả cổ tức
Nợ TK Cổ tức phải trá
Có TK Tiền

*Trả cổ tức bằng tài sản
- Tại ngày HĐQT công bố mức cổ tức, DN xác định lại GTHL của tài sản dự kiến
dùng để trả cổ tức. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của TS và GTHL ghi nhận là lãi/lỗ
Bút toán 1: Đánh giá lại giá trị tài sản theo GTHL
Nợ TK Chứng khoán đầu tư, hàng hóa, máy móc thiết bị…: Phần chênh lệch giữa GTHL và giá trị còn lại của tài sản
Có TK Lãi/Lỗ chưa thực hiện (Thu nhập)
Bút toán 2: Ghi nhận nghiệp vụ công bố trả cổ tức bằng tài sản
Nợ TK Lợi nhuận giữ lại: GTHL của tài sản
Có TK Cổ tức bằng tài sản phải trả
- Tại ngày thanh toán cổ tức
Nợ TK Cổ tức bằng tài sản phải trả: GTHL của tài sản
Có TK Chứng khoán đầu tư, hang hóa, máy móc thiết bị…

*Trả cổ tức để hoàn lại

- Cổ tức được trả không dựa trên lợi nhuận giữ lại mà DN sử dụng số tiền các cổ đông
góp vốn để trả cổ tức. Bản chất là DN hoàn lại tiền đầu tư đã nộp cho các cổ đông
- Vào ngày công bố cổ tức
Nợ TK Lợi nhuận giữ lại: Cổ tức
Nợ TK Thặng dư vốn cổ phần (chi tiết loại cổ phần): Giá trị cổ tức để hoàn lại
Có TK Cổ tức phải trả: Tổng số tiền trả cổ tức
- Vào ngày trả cổ tức
Nợ TK Cổ tức phải trả: Tổng số tiền trả cổ tức
Có TK Tiền
 
*Trả cổ tức bằng cổ phiếu

- Cổ tức bằng cổ phiếu
+ Tại ngày công bố trả cổ tức bằng cổ phiếu
Nợ TK Lợi nhuận giữ lại: Mệnh giá x số lượng cổ phiếu phát hành để trả cổ tức
Có TK Cổ tức phân phối – cổ phiếu phố thông
+ Tại ngày trả cổ tức
Nợ TK Cổ tức phân phối – cổ phiếu phổ thông
Có TK Vốn cổ phần – cổ phiếu phổ thông

III. PHÂN TÍCH VỐN CHỦ SỞ HỮU

* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Returns on equity - ROE)
  • Đo khả năng sinh lời của DN từ góc nhìn của cổ đông phổ thông
  • Tính số đồng lãi trên một đồng vốn đầu tư của cổ đông
ROE = (Lợi nhuận thuần – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/Vốn chủ sở hữu trung bình
*Tỷ lệ trả cổ tức:
Tỷ lệ trả cổ tức = Giá trị cổ tức bằng tiền mặt/Lợi nhuận thuần
*Giá trị sổ sách cổ phần
- Là khoản mỗi cổ phần sẽ được nhận nếu công ty bị giải thể, tài sản thanh lý theo đúng giá trị đang được hạch toán trên BCTC
Giá trị sổ sách trên 1 cổ phần = Giá trị VCSH của cổ đông phổ thông/Số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

IV. TÀI LIỆU ĐỌC THÊM

Intermediate Accounting: IFRS edition, 3rd edition, Wiley, chapter 15
>> Xem thêm: Giải bài tập giáo trình kế toán tài chính 2 chương 6 NEU, 2022

CHƯƠNG 7: KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ CHỨNG KHOÁN PHA LOÃNG VÀ THU NHẬP TRÊN MỘT CỔ PHẦN

I. KHÁI NIỆM

Chứng khoán pha loãng là những công cụ tài chính có khả năng chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và khiến cho tỉ lệ sở hữu công ty của các cổ đông hiện tại giảm xuống, làm giảm lợi nhuận trên một cổ phần do sự gia tăng số lượng cổ phần phổ thông sau chuyển đổi
  • Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của cùng một tổ chức phát hành theo các điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành
  • Trái phiếu chuyển đổi là một công cụ tài chính phức hợp: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu được xác định là phần còn lại của giá trị hợp lý trái phiếu chuyển đổi sau khi trừ giá trị hợp lý cấu phần nợ phải trả
Giá trị cấu phần Nợ (PV) PV = ∑ MG/(1 + i)n + ∑ Lãi /(1 + i)n
Trong đó:
  • MG: là mệnh giá của trái phiếu i là lãi suất trên 1 kỳ hạn thanh toán
  • n: là số kỳ hạn
  • Lãi: là lãi trái phiếu trong một kỳ (chỉ sử dụng trong trường hợp lãi trái phiếu chuyển đổi trả cuối kỳ
-->Giá trị cấu phần vốn chủ sở hữu = Giá trị trái phiếu chuyển đổi – Giá trị cấu phần Nợ

Cổ phiếu ưu đãi cho phép cổ đông nắm giữ nó được hưởng ưu đãi hơn cổ phiếu phổ thông Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi là loại cổ phiếu có lãi suất cố định trong đó nhà đầu tư có thể lựa chọn chuyển đổi chúng thành một lượng cổ phiếu phổ thông của công ty phát hành sau một khoảng thời gian nhất định đã được thoả thuận trước từ khi mua, hoặc là vào một ngày nào đó trong tương lai

Bảo lãnh cổ phiếu (Warrants) là một loại chứng khoán cho phép người nắm giữ có thể mua được cổ phiếu của công ty phát hành ra nó với giá xác định trong một khoảng thời gian nhất định

Quyền chọn cổ phiếu là công cụ tài chính mà nó cho phép người sở hữu nó có quyền mua cổ phiếu phổ thông theo một giá nhất định và trong một khoảng thời gian xác định trước.  
  • Quyền chọn mua cổ phiếu của cổ đông (Share Right)  
  • Quyền chọn mua cổ phiếu của người lao động  
  • Quyền mua cổ phiếu cũng có thể được dành cho các đối tác ngoài doanh nghiệp như nhà cung cấp, nhà tư vấn, các luật sư…
II. THU NHẬP TRÊN MỘT CỔ PHẦN CƠ BẢN - EPS

Công thức:
EPS cơ bản = (Lợi nhuận sau thuế TNDN – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/ Số bình quân cổ phần phổ thông lưu hành

EPS pha loãng = (Lợi nhuận sau thuế TNDN - Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi)/ (Số bình quân cổ phần phổ thông lưu hành + Số cổ phần phổ thông được chuyển đổi từ chứng khoán khác)

III. TÀI LIỆU ĐỌC THÊM

Fundamental of Financial Management, 4th edition, Chapter 1

>> Xem thêm Giải bài tập giáo trình kế toán tài chính 2 chương 7 neu 2022
>> Xem thêm các khóa học khác chuyên ngành kế toán kiểm toán tại Ôn thi sinh viên HL