Những điều cần phải nhớ khi học môn Kế toán tài chính 2 (Chương 1,2,3)

Ngày: 18/05/2022

Những lưu ý cần nhớ khi học môn Kế toán tài chính 2 trường Đại học kinh tế Quốc dân ( NEU), các em dùng để tham khảo học tập. Trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi sai sót, các góp ý, phản hồi và hỏi đáp đăng bài trực tiếp tại group Góc ôn thi NEU Shares , đội ngũ Admin sẽ hỗ trợ học tập 24/7

Ảnh group facebook:

Góc ôn thi NEU Shares

 

CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM TSCĐHH

a) Khái niệm

- Là những tài sản đáp ứng tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ và là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể.

- Là những loại tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài (thường là trên 1 năm), được DN đầu tư, nắm giữ hình thành nên cơ sở vật chất kĩ thuật của DN nhằm thu được các lợi ích kinh tế trong tương lai.

b) Đặc điểm

- TSCĐHH được DN đầu tư, nắm giữ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, không phải để bán.

- TSCĐHH được sử dụng lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và bị giảm dần về mặt giá trị cùng như giá trị sử dụng trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- TSCĐHH có hình thái vật chất cụ thể.

II. CÔNG THỨC NGUYÊN GIÁ TSCĐHH

  • Công thức chung :

Nguyên giá TSCĐHH

=

Giá mua (Giá nhập khẩu)

+ Thuế NK và thuế không hoàn lại

+  Các chi phí trước sử dụng

CKTM và giảm giá TS mua

  • Trong đó:

  • Giá mua (mua trong nước) hoặc giá nhập khẩu ( NK TSCĐHH) thuế NK và các khoản thuế không được hoàn lại, loại trừ chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua.

  • Các chi phí phát sinh liên quan đến việc đưa TSCĐHH vào trạng thái sẵn sàng sử dụng theo dự kiến của DN. Các chi phí thuộc loại này bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, các khoản phí liên quan đến xác nhập quyền sở hữu tài sản.

a) Nguyên giá của đất đai

  • Công thức:

Nguyên giá đất đai  = Giá mua   + Chi phí bao gói   +  Chi phí phát sinh  -  Khoản thu  +  Khoản nợ nhận trả thay + Khoản chi cải tạo đất

Trong đó:

  • Giá mua

  • Chi phí bao gói: quyền sở hữu đất đai, phí thuê luật sư, phí hồ sơ

  • Các chi phí phát sinh để đất đai sẵn sàng trong điều kiện sử dụng theo dự kiến như: chi phí phá bỏ công trình xây dựng cũ, chi phí phân loại, chi phí san lấp, chi phí thoát nước, chi phí làm sạch.

  • Khoản thu bất kỳ từ việc phá dỡ, thanh lý công trình xây dựng cũ trên đất

  • Khoản nợ nhận trả thay cho bất kỳ quyền lưu giữ, thế chấp nào liên quan đến bất động sản.

  • Khoản chi cải tạo đất mà tuổi thọ không xác định.

b) Nguyên giá của nhà cửa:

-        Bao gồm: tất cả các chi phí cần thiết, hợp lý đã bỏ ra liên quan trực tiếp đến việc mua, xây dựng nhà cửa.

-        Các chi phí cấu thành: CP NVL, CP nhân công, CP sản xuất chung phát sinh, phí dịch vụ chuyên môn, giấy phép xây dựng

c) Nguyên giá của máy móc, thiết bị

-        Bao gồm: tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình mua sắm và chuẩn bị cho máy móc, thiết bị trong trạng thái sẵn sàng sử dụng.

-        CP cấu thành: (+) giá mua hoặc giá nhập khẩu, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, chi phí bảo hiểm thiết bị trong quá trình vận chuyển, chi phí chuẩn bị lắp đặt (chuẩn bị nền móng chuyên dụng, chi phí lắp đặt, chạy thử. ( ) khoản thu phát sinh như phế liệu thu hồi, tiền bán sản phẩm sản xuất thử

d) Nguyên giá của tài sản tự xây dựng:

CP NVL trực tiếp và CP nhân công trực tiếp: liên quan đến tài sản nào ghi nhận trực tiếp cho tài sản ấy.

CP gián tiếp được xử lý theo một trong hai phương án sau:

  • Phương án 1: Không tính CP sxc cố định vào nguyên giá của tài sản xây dựng.
  • Phương án 2: tính một tỷ lệ trong tổng chi phí sản xuất chung vào quá trình xây dựng

III. KHOẢN CHI LŨY KẾ BÌNH QUÂN GIA QUYỀN

  • DN tính trọng số khoản chi cho xây dựng TS theo thời gian (năm dương lịch hoặc kỳ kế toán) mà DN phát sinh chi phí lãi vay cho xây dựng TS

  • Khoản chi lũy kế bình quân gia quyền = Khoản chi phát sinh CP lãi vay × Kỳ vốn hóa

  • Thời gian kỳ vốn hóa tính từ ngày chi tiêu đến ngày dừng vốn hóa lãi vay hoặc ngày kết thúc năm tài chính (tùy thời điểm nào xảy ra trước)

IV. CÁC CHUẨN MỰC NÊN ĐỌC THAM KHẢO VÀ TRA CỨU

IAS 16 và IAS 23

>> Giải bài tập chương 1 giáo trình kế toán tài chính 2 NEU 2022

CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, GIẢM GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

I. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

II. SUY GIẢM GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
* Giải thích các vấn đề kế toán liên quan đến suy giảm tài sản

  • Tài sản của đơn vị được ghi nhận theo giá mua của nghiệp vụ tại thời điểm mua.
  • Nếu tài sản có sự giảm giá trị, khi đó sẽ phát sinh chi phí giảm giá trị của tài sản và giá trị ghi sổ sẽ được ghi giảm xuống bằng với giá trị có thể thu hồi của tài sản.
Theo IAS 36
a) Ghi nhận sự suy giảm
Dấu hiệu:
Bên ngoài:
  • Sự sụt giảm quan trọng giá thị trường của tài sản, sự thay đổi đáng kể ảnh hưởng không tốt cho đơn vị trong môi trường công nghệ , thị trường, kinh tế và luật pháp.
  • Tăng tỷ lệ lãi suất hoặc tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của thị trường, giá trị ghi sổ của tài sản thuần cao hơn vốn thị trường 
Bên trong:
  • Sự hỏng hóc, lỗi thời của tài sản
  • Tài sản không cần dùng, hoạt động kinh tế của tài sản đã và đang trở nên tồi tệ
Khi công ty không thể thu hồi giá trị còn lại (GTCL) của tài sản thông qua việc sử dụng hoặc bán tài sản dài hạn thì tài sản đó bị suy giảm.
Cách phát hiện:
  • Nếu GTCL > số tiền có thể thu hồi : Tổn thất suy giảm
  • Nếu GTCL < số tiền có thể thu hồi : Không có suy giảm
III. CÁC CHUẨN MỰC NÊN ĐỌC THAM KHẢO VÀ TRA CỨU
IAS 36

>> Giải bài tập chương 2 giáo trình kế toán tài chính 2 NEU 2022
 

CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TSCĐVH

1. Khái niệm:

Theo IAS 38, Tài sản cố định vô hình (TSCĐVH) là những tài sản phi tiền tệ không có hình thái vật chất nhưng có thể nhận diện được.
Và phải thỏa mãn các điều kiện sau:
  • Được kiểm soát bởi doanh nghiệp như là một kết quả từ các sự kiện trong quá khứ
  • Đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp trong tương lai
  • Có thể xác định được giá trị một cách đáng tin cậy.

2. Phân loại tài sản cố định vô hình

*Tài sản cố định vô hình liên quan đến marketing
Bao gồm các tài sản như: Nhãn hiệu, tên thương mại, tên tạp chí, báo, tên miền internet, các thỏa thuận không cạnh tranh hay độc quyền
*TSCĐVH có liên quan đến khách hàng
Ví dụ như: danh sách khách hàng, các đơn đặt hàng chưa thực hiện, các mối quan hệ với khách hàng (có và không có hợp đồng)
*TSCĐVH có liên quan đến nghệ thuật
Ví dụ như: Vở kịch, sản phẩm trí tuệ, sản phẩm âm nhạc, tranh ảnh, video và tài liệu nghe nhìn.
*TSCĐVH có liên quan đến các hợp đồng
Vi dụ như: các thỏa thuận nhượng quyền và cấp phép, giấy phép xây dựng, quyền phát sóng, các hợp đồng dịch vụ và cung ứng.
*TSCĐVH có liên quan đến công nghệ
Ví dụ như: bằng phát minh công nghệ và các bí quyết kinh doanh được cấp phép bởi Văn phòng đăng ký nhãn hiệu thương mại và bằng sáng chế tại các quốc gia

II. LỢI THẾ THƯƠNG MẠI

    Lợi thế thương mại: phản ánh các lợi ích kinh tế trong tương lai phát sinh từ các tài sản khác được mua trong một thương vụ hợp nhất kinh doanh mà không thể xác định và ghi nhận riêng biệt được.
 
Lợi thế thương mại (Goodwill) Bất lợi thương mại (Bargain Purchase)
  • Đo lường bằng sự chênh lệch giữa giá mua hoạt động kinh doanh cao hơn giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể nhận diện được mua.
  • Lợi thế thương mại được xem như TSCĐVH có tuổi đời vô hạn.
  • Không được phép khấu hao Lợi thế thương mại.
  • Điều chỉnh giá trị ghi sổ của Lợi thế thương mại khi nó được đánh giá là giảm giá trị.
  • Đo lường bằng sự chênh lệch giữa giá mua thấp hơn giá trị hợp lý của tài sản thuần của bên bị mua
  • Được ghi nhận là thu nhập bởi bên mua.

a) Ghi nhận lợi thế thương mại
TH hợp nhất hoàn toàn công ty con vào công ty mẹ
Nếu giá mua > GTHL của TS thuần à phần chênh lệch chính là lợi thế thương mại
Trường hợp có bất lợi thương mại (lợi thế thương mại âm) khi giá mua < tổng GTHL của tài sản thuần của bên bị mua và phần chênh lệch được ghi nhận là thu nhập bởi bên mua.
TH bên mua chỉ sở hữu một phần bên bị mua
Lợi thế thương mại được xác định khi khoản A lớn hơn B
  • A: Tổng cộng giá trị khoản thanh toán phải trả (giá mua), phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát tại bên bị mua và vốn chủ sở hữu của bên mua tại bên bị mua đã nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch hợp nhất.
  • B: GTHL tài sản thuần của bên bị mua
Ghi nhận lợi thế thương mại từng phần: Ghi nhận 1 phần giá trị lợi thế thương mại từ giao dịch hợp nhất kinh doanh
Ghi nhận lợi thế thương mại toàn phần: LTTM được tính toán đầy đủ vì phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát tại công ty con được ghi nhận ở GTHL

III. CÁC CHUẨN MỰC NÊN ĐỌC THAM KHẢO VÀ TRA CỨU
IAS 36, IAS 38, IAS 23
IFRS 3

>> Giải bài tập chương 3 giáo trình kế toán tài chính 2 NEU 2022
>> Xem thêm khóa EBOOK KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 ( Câu hỏi trắc nghiệm, bài tập tự luận các chương; đề thi giữa kỳ và cuối kỳ năm 2022)
>> TÀI LIỆU THAM KHẢO: Một số chuẩn mực IAS, tài liệu kế toán Việt Nam, Bài tập luyện tập trên SAPP