CHƯƠNG 2: KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH - KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 - NEU

Ngày: 30/03/2022
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 Chương 2:
Kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình
(2022)
 
Bài viết dưới đây gồm 3 phần: 
- Công thức tính khấu hao cho 3 pp
- Giải bài tập giáo trình kế toán tài chính 2 NEU (2020)
- Bài học kinh nghiệm: Những lỗi sai thường hay mắc phải và cách khắc phục.
Kế toán tài chính 2 NEU

>> Xem Đáp án sách bài tập chương 1 Kế tóa tài chính 2 NEU. Xem ngay
>> Xem Đáp án sách bài tập chương 3 Kế tóa tài chính 2 NEU. Xem ngay
>> Xem Đáp án sách bài tập chương 4 Kế tóa tài chính 2 NEU. Xem ngay
>> Xem Ebook Kế tóa tài chính 2 NEU. Xem ngay

I. CÔNG THỨC TÍNH KHẤU HAO

+PP sản lượng: 

Khấu hao năm = GTHL * Công suất thực tế/Công suất thiết kế

+PP đường thẳng: 

Mức khấu hao = GTHL /Thời gian sử dụng hữu ích

+PP khấu hao tổng số thứ tự năm

  •  Mức khấu hao hàng năm = Giá trị hữu ích của TS * Tỷ lệ khấu hao hàng năm

  • Tỷ lệ khấu hao hàng năm = Số năm sử dụng còn lại của TSCĐ/ Tổng số năm

+PP số dư giảm dần: 

Mức khấu hao hàng năm = Tỷ lệ khấu hao nhanh * Giá trị còn lại

 

II. GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG 2 GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2- 2020

Bài 2.1: Công ty Thành Hưng mua xe tải để vận chuyển hàng hoá vào ngày 1/1/N, trị giá CU600,000. Giá trị thu hồi ước tính CU10,000, thời gian sử dụng hữu ích 6 năm.

            Yêu cầu:

1.     Tính khấu hao TSCĐ trong năm N theo phương pháp đường thẳng

2.     Giả sử thời gian sử dụng hữu ích của xe tải là 200,000 km. Quãng đường xe chạy năm N và N+1 lần lượt là: 30,000km và 40,000km. Tính khấu hao TSCĐ năm N và N+1

3.     Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp tổng số năm và số dư giảm dần

4.     Giả sử Công ty mua xe vào ngày 12/1/N. Hãy xác định mức khấu hao TSCĐ năm N

Giải:

1/

Mức khấu hao năm = GTHL của TSCĐ/ Thời gian sử dụng hữu ích

= (600,000-10,000)/6 = 98,333.3

2/

Khấu hao năm = GTHL của tài sản * Công suất thực tế/Công suất thiết kế

Năm

Chi phí khấu hao

KH lũy kế

N

88,500

88,500

N+1

118,000

206,500

3/

Bảng tính khấu hao theo tổng số năm

Năm sử dụng TS

Cơ sở tính khấu hao

Tỷ lệ

Chi phí khấu hao năm

KH lũy kế

1

590,000

6/21

168,571

168,571

2

590,000

5/21

140,476

309,047

3

590,000

4/21

112,381

421,428

4

590,000

3/21

84,286

505,714

5

590,000

2/21

56,190

561,904

6

590,000

1/21

28,091

590,000

Cộng: 21

 

100%

590,000

 

 

Bảng tính khấu hao theo số dư giảm dần

Năm

GTCL đầu năm

Tỷ lệ KH

Chi phí KH

KH lũy kế

GTCL cuối năm

1

600,000

1/3

200,000

200,000

400,000

2

400,000

1/3

133,333

333,333

266,667

3

266,667

1/3

88,889

422,222

177,778

4

177,778

1/3

59,259

481,481

118,519

5

118,519

1/3

39,506

520,987

70,013

6

79,013

1/3

26,338

547,325

52,675

4/

Mức khấu hao năm N = GTHL của TSCĐ/ Thời gian sử dụng hữu ích

= 590,000*354/(6*365)= 95,370

Kiến thức cần biết: IAS16

Giá trị phải khấu hao của một tài sản phải được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. [IAS 16.50] 

Chi phí khấu hao cho từng kỳ phải được ghi nhận vào báo cáo lãi hoặc lỗ trừ khi chi phí này được tính vào giá trị còn lại của một tài sản khác. [IAS 16.48] 

Khấu hao bắt đầu khi tài sản sẵn sàng để sử dụng và tiếp tục cho đến khi tài sản được hết ghi nhận, ngay cả khi nó không hoạt động. [IAS 16.55] 

Bài 2.2: Công ty Thành mua thiết bị sản xuất ngày 01/01/N với giá CU500,000.

     Thiết bị sản xuất có các bộ phận được định giá như sau:

                                                                                             Đơn vị tính: CU

Bộ phận

Chi phí

Giá trị thu hồi ước tính

Thời gian sử dụng hữu ích

A

300,000

20,000

10 năm

B

100,000

10,000

5 năm

C

100,000

8,000

8 năm

 

       Yêu cầu: Tính khấu hao của thiết bị sản xuất năm N

Giải:

Bảng tính khấu hao các thành phần của thiết bị sản xuất

Thành phần

Giá trị sử dụng hữu ích

Thời gian sử dụng hữu ích

Khấu hao

A

280,000

10 năm

28,000

B

90,000

5 năm

18,000

C

92,000

8 năm

11,500

Tổng

462,000

 

57,500

Bút toán ghi nhận

Nợ TK Chi phí khấu hao         57,500

       Có TK Khấu hao TSCĐ   57,500

Bài 2.3. Công ty Hải Tiến mua một nhà xưởng vào ngày 01/01/N. Thời gian sử dụng hữu ích 5 năm. Giả sử tài sản được trích khấu hao theo ba phương pháp: (1) phương pháp đường thẳng, (2) phương pháp tổng số năm và (3) phương pháp số dư giảm dần (Khấu hao nhanh hai lần). Kết quả khấu hao của các phương pháp như sau:

                                                                                                  Đơn vị tính: CU

Năm

Phương pháp đường thẳng

Phương pháp tổng số năm

Phương pháp số dư giảm dần

1

18,000

30,000

40,000

2

18,000

24,000

24,000

3

18,000

18,000

14,400

4

18,000

12,000

8,640

5

18,000

6,000

2,960

Cộng

90,000

90,000

90,000

 

      Yêu cầu:

1.     Xác định nguyên giá TSCĐ

2.     Xác định giá trị thu hồi ước tính (nếu có) với từng phương pháp khấu hao

3.     Phương pháp nào tạo ra khoản chi phí cao nhất trong năm đầu tiên?

4.     Phương pháp nào tạo ra khoản phí cao nhất trong năm thứ 4?

5.     Phương pháp nào tạo ra giá trị còn lại cao nhất cho tài sản vào cuối năm thứ ba?

6.     Nếu tài sản được bán vào cuối năm thứ ba, phương pháp nào sẽ mang lại tổn thất thấp nhất khi xử lý tài sản?

7.     Giả sử tài sản được mua và đưa vào sử dụng ngày 10/6/N, hãy xác định mức khấu hao trong năm N và năm N+1 của tài sản theo ba phương pháp khấu hao trên

Giải:

1/ GTHL của TSCĐ = Thời gian sử dụng hữu ích* mức KH năm(PP đường thẳng) = 90,000

Cách 1:

Nguyên giá của TSCĐ = Mức khấu hao năm 1 (pp số dư giảm dần)/ Tỷ lệ KH nhanh

= 40,000 / 40% = 100,000

Cách 2:

Gọi giá trị nguyên giá tài sản cố định là X => giá trị thu hồi ước tính là: X-90,000

Theo phương pháp số dư giảm dần với tỷ lệ khấu hao nhanh là Y ta có:

       40,000 = X*Y

--> 24,000= (X - 40,000)*Y

=> X=100,000 ; Y=0,4

Vậy nguyên giá của tài sản cố định là 100,000 CU

2/

+ PP đường thẳng:

Giá trị thu hồi ước tính = Nguyên giá – GTHL của TS = 100,000 – 90,000 = 10,000

+ PP tổng số năm: Giá trị thu hồi ước tính = 10,000

3/

PP tạo ra khoản chi phí cao nhất trong năm đầu tiên: PP số dư giảm dần (40,000)

4/

PP tạo ra khoản chi phí cao nhất trong năm thứ tư: PP đường thẳng (18,000)

5/

Giá trị còn lại vào cuối năm thứ 3:

* Phương pháp đường thẳng là: 100,000 – 18,000*3= 46,000

* Phương pháp tổng số năm là: 100,000- (30,000+ 24,000 +18,000)=28,000

*Phương pháp số dư giảm dần là: 100,000 – (40,000 +24,000+14,400)=21,600

-->PP tạo ra giá trị còn lại cao nhất cho TS vào cuối năm thứ 3 là PP đường thẳng

6/

PP số dư giảm dần vì giá trị còn lại tính theo pp này là nhỏ nhất.

7/

Ta có bảng sau:

Năm

Phương pháp khấu hao đường thẳng

Phương pháp khấu hao tổng số năm

Phương pháp số dư giảm dần

N

90,000*200/(5*360

=10,000

30,000*200/360 = 16,667

40,000 *200/360 = 22,222

N+1

18,000

30,000*160/360 +24,000* 200/360

=26,667

40,000*160/360+24,000*200/360

= 31,111

Phương pháp tổng số năm và số dư giảm dần 

Năm

Khấu hao theo tổng số năm

Khấu hao giảm dần

1

(90,000 × 5/15) = 30,000

(100,000 x 40%) = 40,000

2

(90,000 × 4/15) = 24,000

60,000 x 40% = 24,000

Hệ số điều chính là 0.4/0.2=2

Bài 2.4. Ngày 01/06/N, Công ty FLC mua TSCĐ với giá CU900,000. Thời gian sử dụng hữu ích 10 năm, giá trị thu hồi ước tính là CU10,000, công suất sản xuất 300,000 sản phẩm và thời gian làm việc là 50,000 giờ. Trong năm N, Công ty sử dụng máy móc trong 5,600 giờ và sản lượng sản xuất thực tế 30,000 sản phẩm

      Yêu cầu:

       Từ thông tin đã cho, hãy tính phí khấu hao cho năm N theo từng phương pháp sau:

-       Đường thẳng;

-       Đơn vị đầu ra;

-       Tổng số năm;

-       Số dư giảm dần (hai lần)

Giải:

+ Phương pháp đường thẳng

Mức khấu hao năm N = (900,000- 10,000)*7/(10*12) = 51,917

+ Phương pháp đơn vị đầu ra:

Công suất thực tế = Sản lượng sp thực tế/ Số giờ sx thực tế = 30,000/5.6 = 5.36 (sp/h)

Công suất thiết kế = 6 (sp/h)

Khấu hao năm = GTHL của TS * Công suất thực tế/Công suất thiết kế

= 890,000 *5.36/6 = 794,643

+ Phương pháp tổng số năm

Mức khấu hao năm 1 = 890,000 * 10/55 = 161,818

Khấu hao năm N = 161,818 * 7/12 = 94,394

+ Phương pháp số dư giảm dần

Tỷ lệ khấu hao = 1/10 * 2 = 0.2

Mức khấu hao năm 1= 900,000 *20% = 180,000

Khấu hao năm N = 180,000 * 7/12 = 105,000

Bài 2.5. Ngày 1/9/N, Công ty FLC mua một TSCĐ với giá CU510,000. Giá trị thu hồi ước tính là CU20,000. Thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm và giờ làm việc ước tính là 20,000 giờ

        Yêu cầu: Tính khấu hao TSCĐ theo dữ liệu sau:

1.     Khấu hao đường thẳng năm N

2.     Phương pháp hoạt động cho năm N+1, giả sử Công ty sử dụng 1,000 giờ máy

3.     Khấu hao năm N+1 theo phương pháp tổng số

4.     Khấu hao năm N+1 theo phương pháp số dư giảm dần (hệ số 2)

Giải:

1/

Mức khấu hao năm N = (510,000 -20,000)* 4/(5*12) = 32,667

2/

Khấu hao năm N = (510,000 -20,000) * 1,000/20,000 = 24,500

3/

Chi phí khấu hao năm 1 = 490,000*5/15 = 163,333

Chi phí khấu hao năm 2 = 490,000 *4/15 = 130,667

Khấu hao năm N+1 = 163,333*8/12 + 130,667 *4/12 = 152,444

4/

Chi phí khấu hao năm 1 = 510,000 *40% = 204,000

Chi phí khấu hao năm 2 = 306,000 *40% = 122,400

Khấu hao năm N+1 =  204,000*8/12 + 122,400*4/12 = 176,800

 >> Luyện tập các bài tương tự 
Chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm các môn học khác tại group facebook. Tham gia ngay

tài liệu NEUGắn tag: kttc2

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Phương pháp số dư giảm dần:

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ đường thẳng x hệ số điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh
(lần)
Đến 4 năm ( t <,= 4 năm) 1,5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t <,= 6 năm) 2,0
Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5
 

Phương pháp tổng số thứ tự năm:

Ví dụ đối với tính Tỉ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao: Nếu một tài sản cố định có thời gian sử dụng là 5 năm, tỉ lệ khấu hao hàng năm được tính như sau:

Chú ý: 15* = 1 + 2 + 3 + 4 + 5
Tương tự với 6 năm sẽ là: 
21* = 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6

Chúc các bạn học tập và ôn thi hiệu quả!
 
>> Xem thêm: Chương 3: Kế toán tài sản cố định vô hình

>> Xem thêm: Tài liệu các môn học khác tại Onthisinhvien.com

 

Nguồn: Team Ôn thi sinh viên