REVIEW VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG (SINH VIÊN NĂM NHẤT NEU CẦN BIẾT)
“ CÓ NIỀM ĐAM MÊ ĐẾM BÁC HỒ HẢ?”
>> Thông tin quan trọng cần biết (sinh viên năm nhất NEU) - trước khi bắt đầu đi học
>> TOP 4 ngân hàng đáng làm nhất tại Việt Nam năm nay
>> Dự đoán điểm trúng tuyển trường đại học Kinh tế quốc dân 2020
>> Góc lừa đảo sinh viên năm nhất 2020
>> Cộng đồng hỗ trợ học tập sinh viên năm nhất NEU
>> Chinh phục học bổng 18,5 triệu đồng kỳ 1 năm nhất NEU
>> Review ngành Marketing cần biết khi là sinh viên năm nhất NEU
>> Review ngành Kiểm toán cần biết khi là sinh viên năm nhất NEU
1. Ủa thế chứ học ngân hàng thì còn ra làm cái gì nữa????
- Ngành Ngân hàng do Bộ môn Ngân hàng thương mại phụ trách. Sinh viên sẽ được nghiên cứu sâu về các hoạt động nghiệp vụ và quản trị của ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, quản lý rủi ro tài chính và phương thức tài trợ các dự án...
- Ngân hàng- tài chính là một ngành khá rộng, nó liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Có thể nói đây là một ngành gốc rễ trong kinh tế và hầu như tất cả các ngành khác đều phải thân thiện, hiền hòa bắt tay với người bạn này.
- Địa bàn hoạt động của sinh viên ngân hàng không chỉ bó gọn ở các ngân hàng mà còn phân bố ra các doanh nghiệp, công ty bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán,… với các chức vụ như:
- Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kế toán; kế toán viên phòng thanh toán quốc tế,
- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ; Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn
- Chuyên viên tài trợ thương mại; nhân viên kinh doanh ngoại tệ
- Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp; Chuyên viên định giá tài sản;
- Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp,…
2. Học Ngân hàng- tài chính ra dễ thất nghiệp lắm
- Phải nói là điều này hơi… đúng bởi đây là một ngành rất cạnh tranh với lượng cử nhân đông đảo (gần 30000 người) tốt nghiệp hàng năm. Nhưng dù vậy vẫn nhiều tổ chức tín dụng thiếu nhân lực và đặc biệt hiệp định thương mại tự do EVFTA sắp tới mang những nhà cung cấp dịch vụ tín dụng từ châu Âu xa xôi đến Việt Nam, chắc chắn sẽ mở rộng thêm địa bàn cho các “banker” tương lai.
- Cơ hội việc làm 👏
Sinh viên ngành Ngân hàng sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí tại các cơ quan đơn vị khác nhau như:
► Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng, trung gian thanh toán phi ngân hàng; công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ;
► Các cơ quan quản lý Nhà nước về Tài chính - Ngân hàng như: Ngân hàng Nhà nước, Bộ/Sở Tài chính; Phòng Tài chính.
► Các doanh nghiệp với các vị trí liên quan đến quản lý tài chính, thanh toán, quản lý ngân quỹ
► Công ty công nghệ tài chính (Fintech), các công ty khởi nghiệp (Startup) với các vị trí quản lý tài chính, dịch vụ ngân hàng, thiết kế các sản phẩm công nghệ tài chính
3. Nghe nói Ngân hàng- tài chính ở NEU ok ha?
Vâng, hãy đến với NEU, cô nàng kinh tế nhà cạnh 2 anh chàng kỹ thuật vạm vỡ trên đường Giải Phóng, cùng kinh nghiệm nửa thế kỷ đào tạo chuyên ngành Ngân hàng- tài chính.
3.1 Điểm chuẩn:
Là một ngành truyền thống, dù điểm chuẩn không cao chót vót như một số ngành hot, người bạn của chúng ta nhiều năm qua vẫn giữ cho mình một đầu vào không phải dễ dàng bước qua:
- Ngân hàng: Sinh viên được học về các nghiệp vụ quản trị của ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng,...
- Tài chính công: cung cấp kiến thức liên quan đến hoạt động tài chính ở những khu vực công
- Tài chính doanh nghiệp: cung cấp cho sinh viên những hiểu biết các quy định của nhà nước về hệ thống tài chính và thị trường tài chính nói chung, đặc biệt là về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, dự án và tư vấn tài chính
- Đầu tư tài chính (BFI): đào tạo cử nhân nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về Tài chính – Ngân hàng, đặc biệt về lĩnh vực đầu tư các công cụ tài chính, quản trị danh mục đầu tư.
- Công nghệ tài chính (Fintech): cung cấp kiến thức nền tảng về kinh tế, quản lý và quản trị, kiến thức chuyên ngành; về tài chính kết hợp với kiến thức về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
3. Thời gian đào tạo
- Ngân hàng: 129 tín
- Tài chính công: 128 tín
- Tài chính doanh nghiệp: 127 tín
- Đầu tư tài chính (BFI): 128 tín
- Công nghệ tài chính (Fintech): 131 tín
3.4 Học phí
- Ngân hàng và Tài chính công: 505.000/ tín
- Tài chính doanh nghiệp: 565.000/ tín Mỗi năm trường mình có thể tăng học phí tối đa 10%.
- Đầu tư tài chính (BFI): 43.000.000/ năm
- Công nghệ tài chính (Fintech): 46.000.000/ năm
Hệ thống sẽ dựa trên nền tảng kiến thức của Trường thêm vào đó là sự đóng góp bổ sung của chính các bạn sinh viên (chúng tôi sẽ tuyển các bạn sinh viên có thành tích học tập tốt, có khả năng truyền cảm hứng và truyền đạt kiến thức để xây dựng các bài giảng online với hình thức là các video …) để xây dựng những khóa học vừa phong phú về kiến thức lại vừa gần gũi dưới góc độ tiếp cận của các bạn sinh viên
Ngoài việc cung cấp cho sinh viên một giảng đường mọi lúc mọi nơi, Hệ thống Ôn thi Sinh viên còn tạo ra một diễn đàn trao đổi kiến thức, các nhóm có thể bổ trợ, hỗ trợ cho nhau và hơn hết Hệ thống còn hướng tới là nơi cung cấp cho các sinh viên những kỹ năng tư duy để chuẩn bị hành trang sau khi ra trường.
- Trước hết đó là tấm bằng tốt với các kiến thức thực sự
- Nơi rèn luyện các chứng chỉ tiếng Anh (IELTS, TOEIC), tin học (IC3 và MOS)…
- Sự năng động và sáng tạo.
>> Xem thêm: Góc cảnh báo lừa đảo sinh viên nên đề phòng
Góc học bổng trường NEU