Kiến thức trọng tâm chương 2 Kinh tế Vi mô

Ngày: 27/03/2023

Ôn tập các kiến thức trọng tâm chương 2 Kinh tế Vi mô cùng Onthisinhvien.com

Vi mô là môn học có thể sẽ gây nhiều bỡ ngỡ cho các bạn sinh viên khi bước vào năm nhất. Chính vì vậy, sau đây sẽ là một chuỗi các bài viết tổng hợp kiến thức quan trọng khi đi thi để giúp các bạn nắm vững kiến thức hơn. Trong quá trình tổng hợp không tránh khỏi những sai sót, các bạn có thể gửi câu hỏi về group của các trường, các Admin học tập sẽ hỗ trợ bạn giải đáp.

Chương 2: Lý thuyết Cung - Cầu

A.Giới thiệu một số khái niệm

1.Thị trường

- Là bất cứ cơ chế nào cho phép người mua và người bán có được thông tin và thực hiện trao đổi với nhau

- Trong cơ chế thị trường, người mua và người bán tự đưa ra các quyết định dựa trên việc phân tích lợi ích và chi phí cơ hội của mình

2. Cơ chế giá 

- Việc trao đổi hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế thị trường được thực hiện thông qua các mức giá được thiết lập trên thị trường

B. Cầu

1. Khái niệm Cầu và Lượng cầu

- Cầu: Là số lượng hàng hóa / dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau, trong một khoảng thời gian nhất định

- Lượng cầu: Là lượng hàng hóa / dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại 1 mức giá nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định

2. Biểu cầu và đường cầu: 

Price of salmon 
(per pound)
Pounds of salmon demanded
(per month)
$20.00 0
$17.50 1
$15.00 2
$12.50 3
$10.00 4
$7.50 5
$5.00 6
$2.50 7
$0.00 8

 

3. Hàm cầu:

  • Biểu diễn dưới dạng biểu thức toán học

    • QD = f (P)

  • Trường hợp đặc biệt: Hàm cầu tuyến tính

    • QD = a - bP

4. Yếu tố làm vận động theo chiều dọc và dịch chuyển đường cầu

-Yếu tố làm vận động dọc theo đường cầu: Giá hàng hóa (P):

  • Luật cầu: Người tiêu dùng sẽ mua hàng hóa / dịch vụ nhiều hơn nếu như giá của hàng hóa / dịch vụ đó giảm xuống

  • Thay đổi giá hàng hóa gây ra vận động dọc theo đường cầu

- Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu:

  • Thu nhập (I)

    • Hàng hóa bình thường: Cầu tăng khi thu nhập tăng (I tăng với=> D dịch sang phải và ngược lại)

    • Hàng hóa cấp thấp: Cầu giảm khi thu nhập tăng (I tăng => D dịch sang trái và ngược lại

  • Giá hàng hóa liên quan (Px,Py)

    • Hàng hóa thay thế: Những hàng hóa có cùng giá trị sử dụng hoặc thỏa mãn cùng một nhu cầu  (Px tăng => D dịch sang phải)

    • Hàng hóa bổ sung: Những hàng hóa sử dụng cùng nhau (Py tăng => D dịch sang trái)

  • Số lượng người tiêu dùng (N)

    • Quy mô thị trường: Mối quan hệ thuận chiều (Số lượng người tham gia vào thị trường tăng => D dịch sang phải)

  • Thị hiếu (T)

    • Bao gồm: Sở thích, ý thích của người tiêu dùng với sản phẩm, dịch vụ

    • Phụ thuộc: Tuổi tác, giới tính, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, quảng cáo...

  • Kỳ vọng (E): 

    • Dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu trong tương lai

    • Bao gồm: các kỳ vọng về thu nhập, giá hàng hóa, giá hàng hóa liên quan

C. Cung

1. Khái niệm Cung và Lượng cung:

- Cung: Là số lượng hàng hóa / dịch vụ mà người bán muốn bán hoặc có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định

- Lượng cung: Là lượng hàng hóa / dịch vụ mà người bán muốn bán hoặc có khả năng bán ở một mức giá nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định

 Cung biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá 

2. Biểu cung và đường cung
- Biểu cung: 

Price of salmon
(per pound)
Pounds of salmon supplied 
(per month)
$20.00 800
$17.50 700
$15.00 600
$12.50 500
$10.00 400
$7.50 300
$5.00 200
$2.50 100
$0.00 0

- Đường cung:

3. Hàm cung

  • Biểu diễn cung dưới dạng biểu thức toán học

    • Qs = f (P)

  • Trường hợp đặc biệt: Hàm cung tuyến tính

    • Qs = a + bP

4. Yếu tố làm vận động theo chiều dọc và dịch chuyển đường cung

- Yếu tố làm vận động dọc theo đường cung: Giá hàng hóa (P)

  • Luật cung: Nhà sản xuất sẽ bán nhiều hàng hóa / dịch vụ hơn nếu như giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đó tăng lên

  • Thay đổi giá hàng hóa gây ra sự vận động dọc theo đường cong

- Yếu tố làm dịch chuyển đường cung:

  • Công nghệ sản xuất

    • Cải tiến công nghệ giúp tăng năng suất, giảm chi phí => tăng lượng cung tại mỗi mức giá

  • Giá các yếu tố đầu vào

    • Ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất (Giá yếu tố đầu vào tăng => Chi phí sản xuất tăng => Cung giảm và dịch chuyển về bên trái)

  • Số lượng người sản xuất

    • Đường cung thị trường là tổng hợp các đường cung cá nhân của từng người sản xuất

    • Số lượng người sản xuất càng nhiều thì cung hàng hóa càng nhiềunhiều

  • Chính sách thuế và trợ cấp

    • Việc thay đổi mức thuế ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất do đó ảnh hưởng đến cungcung

  • Kỳ vọng (E): Dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến cung trong tương lai

    • Kỳ vọng về nhu cầu thị trường

    • Kỳ vọng về thay đổi chính sách

D. Cân bằng thị trường

1. Khái niệm

  • Cân bằng thị trường: Là trạng thái trong đó không có sức ép làm cho giá và sản lượng thay đổi

  • Giá cân bằng: Là mức giá tại đó lượng cung bằng với lượng cầu

  • Sản lượng cân bằng: Là lượng hàng hóa trao đổi tại mức giá cân bằng

2. Sự điều chỉnh của thị trường

  • Thị trường có khả năng tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng

3. Dư thừa

  • Là trạng thái khi mức giá trên thị trường cao hơn mức giá cân bằng, dẫn đến lượng cung lớn hơn lượng cầu

  • Khi dư thừa xảy ra sẽ có sức ép làm giảm mức giá trên thị trường

4. Thiếu hụt

  • Là trạng thái khi mức giá trên thị trường thấp hơn mức giá cân bằng, dẫn đến lượng cầu lớn hơn lượng cung

  • Khi thiếu hụt xảy ra sẽ có sức ép làm tăng mức giá trên thị trường

E. Chính sách 

1. Chính sách Thuế và Trợ cấp

  • Thuế đối với người bán 

    • Người bán chịu mức thuế $0,5 trên một đơn vị sản phẩm

  • Thuế đối với người mua

    • Người mua chịu mức thuế 0,5 đồng trên một đơn vị sản phẩm

2. Chính sách kiểm soát giá

  • Giá trần:

    • Là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do chính phủ ấn định

    • Chỉ có tác dụng khi nó nhỏ hơn mức giá cân bằng của thị trường

    • Ví dụ: Kiểm soát giá thuê nhà,....

  • Giá sàn:

    • Là mức giá thấp nhất đối với một mặt hàng nào đó do chính phủ ấn định

    • Chỉ có tác dụng khi nó lớn hơn mức giá cân bằng của thị trường

    • Ví dụ: Tiền lương tối thiểu,...