Thị trường là gì? Khái niệm trạng thái cân bằng thị trường và sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường
Ngày: 12/06/2024
Thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người mua và người bán. Trạng thái cân bằng thị trường là khi lượng cung bằng lượng cầu và giá cả ở mức cân bằng. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu nhé!

1. Thị trường là gì?
Thị trường là một tập hợp những người mua và những người bán, tương tác với nhau, dẫn đến khả năng trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Thuật ngữ thị trường dùng để chỉ nơi cầu và cung tương tác với nhau. Cầu và cung là hai nhân tố chính để thị trường hoạt động.
2. Trạng thái cân bằng thị trường
- Lượng cân bằng: Là lượng hàng hóa, dịch vụ mà tại đó lượng cung bằng lượng cầu.
- Giá cân bằng: Là mức giá mà tại đó lượng cung bằng lượng cầu.
- Điểm cân bằng: Trên đồ thị cung cầu, điểm cân bằng chính là giao điểm của đường cung và đường cầu.
- Thiếu hụt hàng hóa, giá sẽ tăng: Ở mức giá thấp hơn giá cân bằng thì lượng cầu lớn hơn lượng cung (còn gọi là dư cầu) thì thị trường sẽ thiếu hụt hàng hóa, dịch vụ. → Khi có sự thiếu hụt hàng hóa hoặc dịch vụ, người bán sẽ tăng giá. → Giá tăng thì lượng cung sẽ tăng lên và lượng cầu giảm xuống. → Giá sẽ tiếp tục tăng cho đến khi đạt tới mức giá cân bằng để lượng cung bằng lượng cầu.
Kết luận: Thị trường thiếu hụt hàng hóa, dịch vụ thì giá hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng.
- Dư thừa hàng hóa, giá sẽ giảm: Ở mức giá cao hơn giá cân bằng thì lượng cung lớn hơn lượng cầu (còn gọi là dư cung), thị trường sẽ dư thừa hàng hóa, dịch vụ. → Khi có sự dư thừa hàng hóa, dịch vụ, người bán sẽ giảm giá. → Giá giảm thì lượng cung sẽ giảm xuống và lượng cầu tăng lên. → Giá sẽ tiếp tục giảm cho đến khi đạt tới mức giá cân bằng để lượng cung bằng lượng cầu.
Kết luận: Thị trường dư thừa hàng hóa, dịch vụ thì giá hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm.
- Giá cân bằng: Là mức giá mà tại đó lượng cung bằng lượng cầu.
- Điểm cân bằng: Trên đồ thị cung cầu, điểm cân bằng chính là giao điểm của đường cung và đường cầu.
- Thiếu hụt hàng hóa, giá sẽ tăng: Ở mức giá thấp hơn giá cân bằng thì lượng cầu lớn hơn lượng cung (còn gọi là dư cầu) thì thị trường sẽ thiếu hụt hàng hóa, dịch vụ. → Khi có sự thiếu hụt hàng hóa hoặc dịch vụ, người bán sẽ tăng giá. → Giá tăng thì lượng cung sẽ tăng lên và lượng cầu giảm xuống. → Giá sẽ tiếp tục tăng cho đến khi đạt tới mức giá cân bằng để lượng cung bằng lượng cầu.
Kết luận: Thị trường thiếu hụt hàng hóa, dịch vụ thì giá hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng.
- Dư thừa hàng hóa, giá sẽ giảm: Ở mức giá cao hơn giá cân bằng thì lượng cung lớn hơn lượng cầu (còn gọi là dư cung), thị trường sẽ dư thừa hàng hóa, dịch vụ. → Khi có sự dư thừa hàng hóa, dịch vụ, người bán sẽ giảm giá. → Giá giảm thì lượng cung sẽ giảm xuống và lượng cầu tăng lên. → Giá sẽ tiếp tục giảm cho đến khi đạt tới mức giá cân bằng để lượng cung bằng lượng cầu.
Kết luận: Thị trường dư thừa hàng hóa, dịch vụ thì giá hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm.

Xem thêm: Cầu và lượng cầu là gì? Tìm hiểu các khái niệm cầu, quy luật cầu và các yếu tố dịch chuyển đường cầu
3. Sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường
3.1. Cầu thay đổi, cung không đổi
- Cầu tăng: Cầu tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải, thị trường thiếu hụt hàng hóa, giá sẽ tăng và cân bằng ở mức giá và lượng cao hơn trước.
- Cầu giảm: Cầu giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái, thị trường dư thừa hàng hóa, giá sẽ giảm và cân bằng ở mức giá và lượng thấp hơn trước.
3.2. Cung thay đổi, cầu không đổi: Cung tăng; Cung giảm.
- Cung tăng: Cung tăng, đường cung dịch chuyển sang phải, thị trường dư thừa hàng hóa, giá sẽ giảm và cân bằng ở mức giá thấp hơn và lượng cao hơn.
- Cung giảm: Cung giảm, đường cung dịch chuyển sang trái, thị trường thiếu hụt hàng hóa, giá sẽ tăng và cân bằng ở mức giá cao hơn và lượng thấp hơn.
3.3. Cung và cầu đồng thời thay đổi: Cầu tăng, cung tăng; Cung giảm, cầu tăng; Cầu giảm, cung tăng; Cầu giảm, cung giảm.
- Cung giảm, cầu tăng: Điểm cân bằng ban đầu là E0, có mức giá P0, lượng Q0; Cung giảm, đường cung dịch chuyển sang trái, từ đường S0 sang đường S1; Cầu tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải, từ đường D0 sang đường D1; Điểm cân bằng mới là E1 (là giao điểm của đường cung S1 và đường cầu D1), có mức giá P1, lượng Q1.
3.4. Mối quan hệ nhân quả giữa cung, cầu và giá
Sự tương tác giữa cung và cầu quyết định lượng căn bằng và giá cân bằng; Cung và cầu phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau; Khi 1 và/hoặc nhiều yếu tố trên thay đổi thì Cung và/hoặc cầu thay đổi làm thay đổi lượng cân bằng và giá cân bằng.
- Cầu tăng: Cầu tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải, thị trường thiếu hụt hàng hóa, giá sẽ tăng và cân bằng ở mức giá và lượng cao hơn trước.
- Cầu giảm: Cầu giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái, thị trường dư thừa hàng hóa, giá sẽ giảm và cân bằng ở mức giá và lượng thấp hơn trước.
3.2. Cung thay đổi, cầu không đổi: Cung tăng; Cung giảm.
- Cung tăng: Cung tăng, đường cung dịch chuyển sang phải, thị trường dư thừa hàng hóa, giá sẽ giảm và cân bằng ở mức giá thấp hơn và lượng cao hơn.
- Cung giảm: Cung giảm, đường cung dịch chuyển sang trái, thị trường thiếu hụt hàng hóa, giá sẽ tăng và cân bằng ở mức giá cao hơn và lượng thấp hơn.
3.3. Cung và cầu đồng thời thay đổi: Cầu tăng, cung tăng; Cung giảm, cầu tăng; Cầu giảm, cung tăng; Cầu giảm, cung giảm.
- Cung giảm, cầu tăng: Điểm cân bằng ban đầu là E0, có mức giá P0, lượng Q0; Cung giảm, đường cung dịch chuyển sang trái, từ đường S0 sang đường S1; Cầu tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải, từ đường D0 sang đường D1; Điểm cân bằng mới là E1 (là giao điểm của đường cung S1 và đường cầu D1), có mức giá P1, lượng Q1.
3.4. Mối quan hệ nhân quả giữa cung, cầu và giá
Sự tương tác giữa cung và cầu quyết định lượng căn bằng và giá cân bằng; Cung và cầu phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau; Khi 1 và/hoặc nhiều yếu tố trên thay đổi thì Cung và/hoặc cầu thay đổi làm thay đổi lượng cân bằng và giá cân bằng.
4. Sự can thiệp của chính phủ
Trong HTKT hỗn hợp, để thay đổi số lượng và giá cả 1 hàng hóa, dịch vụ nào đó, chính phủ có thể can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp sau: Giá trần (giá tối đa); Giá sàn (giá tối thiểu); Thuế; Trợ cấp.
4.1. Giá trần: (Ví dụ: giá điện, giá xăng, lãi suất cho vay)
- Khái niệm: Giá cao nhất để bán hàng hóa, dịch vụ do chính phủ quy định.
- Đặc điểm: Thấp hơn giá cân bằng trên thị trường tự do.
- Mục đích: Để bảo vệ người mua, được áp dụng khi cung nhỏ hơn cầu.
- Hệ quả của giá trần:
+ Lượng cầu lớn hơn lượng cung → thiếu hụt hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;
+ Một số người mua không mua được hàng hóa, dịch vụ ở mức giá trần mà phải mua trên thị trường chợ đen ở mức giá cao hơn giá trần.
+ Ở mức giá trần một số người bán sẽ giảm sản lượng → nguồn lực bị lãng phí.
+ Người bán không có động cơ cải thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ → hàng hóa, dịch vụ có chất lượng thấp.
4.2. Giá sàn: (Ví dụ: giá lúa tối thiểu)
- Khái niệm: Giá thấp nhất để mua hàng hóa, dịch vụ do chính phủ quy định.
- Đặc điểm: Cao hơn giá cân bằng trên thị trường tự do.- Mục đích: Để bảo vệ người bán, được áp dụng khi cung lớn hơn cầu.
- Hệ quả của giá sàn:
+ Lượng cung lớn hơn lượng cầu → dư thừa hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;
+ Một số người bán không bán được hàng hóa, dịch vụ ở giá sàn mà phải bán trên thị trường tự do ở mức giá thấp hơn giá sàn;
+ Ở mức giá sàn, một số người mua không mua hàng → hàng hóa, dịch vụ không được tiêu thụ hết → nguồn lực bị lãng phí.
4.3. Thuế
- Mục đích của việc đánh thuế:
+ Tạo nguồn thu cho ngân sách hoạt động của chính phủ;
+ Phân phối lại thu nhập và/hoặc hạn chế việc sản xuất, tiêu dùng một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó.
- Đánh thuế làm giá tăng lên và lượng giao dịch giảm xuống: Giả sử chính phủ thu thuế người bán 1 khoản thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra → người bán sẽ cộng tiền thuế vào giá bán → giá bán tăng lên → đường cung dịch chuyển sang trái → số lượng hàng hóa, dịch vụ giao dịch trên thị trường sẽ nhỏ hơn và giá cân bằng sẽ cao hơn khi không có thuế.
- Người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế:
+ Khoản thuế người mua chịu = Giá CB sau khi có thuế - Giá CB trước khi có thuế
+ Khoản thuế người bán chịu = Giá CB trước khi có thuế - (Giá bán sau khi có thuế - thuế phải nộp)
4.4. Trợ cấp
- Mục đích của việc trợ cấp: Chính phủ trợ cấp để hỗ trợ cho sản xuất hoặc tiêu dùng một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó.
- Trợ cấp giá giảm xuống và lượng giao dịch tăng lên: Giả sử chính phủ hỗ trợ người bán 1 khoản trợ cấp s trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra → người bán sẽ trừ tiền trợ cấp vào giá bán → giá bán giảm xuống → đường cung dịch chuyển sang phải → số lượng hàng hóa, dịch vụ giao dịch trên thị trường sẽ lớn hơn và giá cân bằng sẽ thấp hơn khi không có trợ cấp.
- Người mua và người bán cùng chia hưởng khoản trợ cấp:
+ Khoản trợ cấp người mua hưởng = Giá CB trước khi có trợ cấp - Giá CB sau khi có trợ cấp;
+ Khoản trợ cấp người bán hưởng = Giá bán sau khi có trợ cấp – (Giá CB trước khi có trợ cấp - trợ cấp)
4.1. Giá trần: (Ví dụ: giá điện, giá xăng, lãi suất cho vay)
- Khái niệm: Giá cao nhất để bán hàng hóa, dịch vụ do chính phủ quy định.
- Đặc điểm: Thấp hơn giá cân bằng trên thị trường tự do.
- Mục đích: Để bảo vệ người mua, được áp dụng khi cung nhỏ hơn cầu.
- Hệ quả của giá trần:
+ Lượng cầu lớn hơn lượng cung → thiếu hụt hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;
+ Một số người mua không mua được hàng hóa, dịch vụ ở mức giá trần mà phải mua trên thị trường chợ đen ở mức giá cao hơn giá trần.
+ Ở mức giá trần một số người bán sẽ giảm sản lượng → nguồn lực bị lãng phí.
+ Người bán không có động cơ cải thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ → hàng hóa, dịch vụ có chất lượng thấp.
4.2. Giá sàn: (Ví dụ: giá lúa tối thiểu)
- Khái niệm: Giá thấp nhất để mua hàng hóa, dịch vụ do chính phủ quy định.
- Đặc điểm: Cao hơn giá cân bằng trên thị trường tự do.- Mục đích: Để bảo vệ người bán, được áp dụng khi cung lớn hơn cầu.
- Hệ quả của giá sàn:
+ Lượng cung lớn hơn lượng cầu → dư thừa hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;
+ Một số người bán không bán được hàng hóa, dịch vụ ở giá sàn mà phải bán trên thị trường tự do ở mức giá thấp hơn giá sàn;
+ Ở mức giá sàn, một số người mua không mua hàng → hàng hóa, dịch vụ không được tiêu thụ hết → nguồn lực bị lãng phí.
4.3. Thuế
- Mục đích của việc đánh thuế:
+ Tạo nguồn thu cho ngân sách hoạt động của chính phủ;
+ Phân phối lại thu nhập và/hoặc hạn chế việc sản xuất, tiêu dùng một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó.
- Đánh thuế làm giá tăng lên và lượng giao dịch giảm xuống: Giả sử chính phủ thu thuế người bán 1 khoản thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra → người bán sẽ cộng tiền thuế vào giá bán → giá bán tăng lên → đường cung dịch chuyển sang trái → số lượng hàng hóa, dịch vụ giao dịch trên thị trường sẽ nhỏ hơn và giá cân bằng sẽ cao hơn khi không có thuế.
- Người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế:
+ Khoản thuế người mua chịu = Giá CB sau khi có thuế - Giá CB trước khi có thuế
+ Khoản thuế người bán chịu = Giá CB trước khi có thuế - (Giá bán sau khi có thuế - thuế phải nộp)
4.4. Trợ cấp
- Mục đích của việc trợ cấp: Chính phủ trợ cấp để hỗ trợ cho sản xuất hoặc tiêu dùng một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó.
- Trợ cấp giá giảm xuống và lượng giao dịch tăng lên: Giả sử chính phủ hỗ trợ người bán 1 khoản trợ cấp s trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra → người bán sẽ trừ tiền trợ cấp vào giá bán → giá bán giảm xuống → đường cung dịch chuyển sang phải → số lượng hàng hóa, dịch vụ giao dịch trên thị trường sẽ lớn hơn và giá cân bằng sẽ thấp hơn khi không có trợ cấp.
- Người mua và người bán cùng chia hưởng khoản trợ cấp:
+ Khoản trợ cấp người mua hưởng = Giá CB trước khi có trợ cấp - Giá CB sau khi có trợ cấp;
+ Khoản trợ cấp người bán hưởng = Giá bán sau khi có trợ cấp – (Giá CB trước khi có trợ cấp - trợ cấp)
Hiểu rõ về thị trường, trạng thái cân bằng thị trường và sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường là nền tảng quan trọng để phân tích thị trường. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về học phần này hãy thi thử ngay trắc nghiệm vi mô để củng cố kiến thức nhé!!

💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT