Cầu và lượng cầu là gì? Tìm hiểu các khái niệm cầu, quy luật cầu và các yếu tố dịch chuyển đường cầu
Ngày: 12/06/2024
Cầu là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nó thể hiện nhu cầu của người mua đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cầu, lượng cầu, quy luật cầu và các yếu tố tác động đến sự thay đổi của đường cầu. Hãy cùng Ôn thi sinh viên. tìm hiểu nhé!
1. Cầu và thị trường
- Cầu: Cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua sẵn lòng mua tương ứng với các mức giá khác nhau. Thuật ngữ cầu dùng để chỉ hành vi của người mua. Người mua đại diện cho cầu
- Thị trường: Thị trường là một tập hợp những người mua và những người bán, tương tác với nhau, dẫn đến khả năng trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Thuật ngữ thị trường dùng để chỉ nơi cầu và cung tương tác với nhau. Cầu và cung là hai nhân tố chính để thị trường hoạt động.
- Thị trường: Thị trường là một tập hợp những người mua và những người bán, tương tác với nhau, dẫn đến khả năng trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Thuật ngữ thị trường dùng để chỉ nơi cầu và cung tương tác với nhau. Cầu và cung là hai nhân tố chính để thị trường hoạt động.
2. Cầu và lượng cầu
- Cầu (Demand, D): được sử dụng để diễn tả hành vi của người mua thông qua mối quan hệ giữa giá cả (Price, P) và lượng cầu (QD).
- Lượng cầu (Quantity Demand, QD): số lượng một loại hàng hóa, dịch vụ mà người mua sẵn lòng mua ở mỗi mức giá khác nhau, trong một thời kỳ nhất định.
- Quy luật cầu:
+ Với giả thiết các yếu tố khác không đổi: Khi giá giảm thì lượng cầu tăng lên; khi giá tăng thì lượng cầu giảm xuống (Mối quan hệ giữa P và QD là nghịch biến).
+ Hàm số cầu: QD = aP + b ; Với a = ΔQD / ΔP.
+ Đường cầu:
**Trượt dọc trên đường cầu xảy ra khi lượng cầu (lượng mua) thay đổi do giá hàng hóa, dịch vụ thay đổi:
- Lượng cầu (Quantity Demand, QD): số lượng một loại hàng hóa, dịch vụ mà người mua sẵn lòng mua ở mỗi mức giá khác nhau, trong một thời kỳ nhất định.
- Quy luật cầu:
+ Với giả thiết các yếu tố khác không đổi: Khi giá giảm thì lượng cầu tăng lên; khi giá tăng thì lượng cầu giảm xuống (Mối quan hệ giữa P và QD là nghịch biến).
+ Hàm số cầu: QD = aP + b ; Với a = ΔQD / ΔP.
+ Đường cầu:
**Trượt dọc trên đường cầu xảy ra khi lượng cầu (lượng mua) thay đổi do giá hàng hóa, dịch vụ thay đổi:
- Giá tăng, lượng cầu giảm (trượt từ A đến C);
- Giá giảm, lượng cầu tăng (trượt từ A đến B).
** Dịch chuyển của đường cầu xảy ra khi cầu (sức mua) của hàng hóa, dịch vụ thay đổi do các yếu tố khác thay đổi (không phải do yếu tố giá hàng hóa, dịch vụ):
- Cầu tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải;
- Cầu giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái.
3. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu
- Giá hàng hóa liên quan: QD
+ Hàng hóa thay thế: Khi giá của một loại hàng hóa A tăng (giảm) mà cầu của hàng hóa B tăng (giảm) thì A và B là 2 hàng hóa thay thế nhau.
+ Hàng hóa bổ sung: Khi giá của một loại hàng hóa C tăng (giảm) mà cầu của hàng hóa D giảm (tăng) thì C và D là 2 hàng hóa bổ sung nhau.
+ Hàng hóa thay thế: Khi giá của một loại hàng hóa A tăng (giảm) mà cầu của hàng hóa B tăng (giảm) thì A và B là 2 hàng hóa thay thế nhau.
+ Hàng hóa bổ sung: Khi giá của một loại hàng hóa C tăng (giảm) mà cầu của hàng hóa D giảm (tăng) thì C và D là 2 hàng hóa bổ sung nhau.
- Thu nhập của người mua:
+ Hàng hóa thông thường: Khi giá của một loại hàng hóa E không đổi, nếu thu nhập người mua tăng lên (giảm xuống) mà cầu của hàng hóa E tăng (giảm) thì E được gọi là hàng hóa thông thường.
+ Hàng hóa thứ cấp: Khi giá của một loại hàng hóa F không đổi, nếu thu nhập người mua tăng lên (giảm xuống) mà cầu của hàng hóa F giảm (tăng) thì F được gọi là hàng hóa thứ cấp.
- Thị hiếu (sở thích) của người mua: Khi người mua ưa thích (ghét bỏ) một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó thì cầu về hàng hóa, dịch vụ đó sẽ tăng (giảm). Ví dụ: khi người mua ưa thích xe tay ga thì cầu về xe tay ga tăng lên.
- Quy mô thị trường: Khi số lượng người mua một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó tăng (giảm) thì cầu về hàng hóa, dịch vụ đó sẽ tăng (giảm). Ví dụ: cầu về lương thực thực phẩm tại TPHCM tăng lên do số lượng người nhập cư tăng lên.
- Kỳ vọng của người mua: Khi người mua dự đoán rằng tương lai có thể thay đổi thì hành vi của họ ở hiện tại sẽ thay đổi. Ví dụ: người dân đổ xô mua xăng do kỳ vọng gía xăng tăng lên.
- Thời tiết:
+ Mùa nóng: Cầu về quạt máy, máy lạnh, du lịch biển, …, tăng.
+ Mùa lạnh: Cầu về chăn điện, máy sưởi, du lịch các nước nhiệt đới,…, tăng. tăng.
- Quy định của Chính phủ:
+ CP hạn chế sở hữu xe máy: Người dân đổ xô mua xe máy → Cầu xe máy
+ CP tăng lệ phí: trước bạ, phí GTĐB: Người dân hạn chế mua ô tô → Cầu về ô tô giảm.
+ CP tăng thuế sử dụng đất đối với người sở hữu BĐS thứ hai: Người dân hạn chế mua BĐS thứ hai → Cầu về BĐS giảm.
Sau bài viết này liệu bạn đã phân biệt được 2 khái niệm này chưa ta?? Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về học phần này hãy thi thử ngay trắc nghiệm vi mô để củng cố kiến thức nhé!!
Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT
Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT