Thị trường là gì? Các chủ thể thị trường và phân tích sơ đồ chu chuyển kinh tế

Ngày: 23/01/2024
Thị trường là nơi mà người mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Chủ thể thị trường là những cá nhân, tổ chức hoặc các đơn vị kinh tế mà tham gia vào quá trình mua bán trên thị trường. Cùng đọc bài viết dưới đây để Ôn thi sinh viên chỉ cho bạn sự khác biệt nhé!
 

1. Khái niệm thị trường

Có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường. Đầu tiên, thị trường được hiểu là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa, có nghĩa thị trường cũng là chợ, nơi người bán và người mua trao đổi hàng hóa. Nhưng quá trình trao đổi, thương mại của con người ngày càng trở nên phong phú và đa dạng, vì thế khái niệm về thị trường cũng được mở rộng. 
- Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng, ta có: thị trường yếu tố sản xuất và thị trường hàng hóa tiêu dùng. 
- Nếu căn cứ vào tính chất kinh tế ta có các loại: 
  • Thị trường cạnh tranh hoàn toàn. 
  • Thị trường cạnh tranh độc quyền. 
  • Thị trường độc quyền hoàn toàn,… 
Trên mỗi thị trường đều có những người tham gia mua hoặc bán, đó chính là hai lực của thị trường, tạo thành quan hệ cầu – cung trên thị trường. 

2. Chủ thể kinh tế của thị trường

Chủ thể kinh tế của thị trường là những người tham gia mua hoặc bán trên thị trường. Một cách tổng quát, chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường gồm có: các hộ gia đình, các doanh nghiệp, chính phủ và người nước ngoài. Lưu ý rằng, người nước ngoài được hiểu có thể là chính phủ nước ngoài, cũng có thể là các doanh nghiệp, các hộ gia đình nước ngoài.

a) Chủ thể kinh tế thứ nhất: Hộ gia đình
Hộ gia đình là nơi cung ứng các yếu tố sản xuất cho các doanh nghiệp như sức lao động, tài sản cho thuê, vốn, những sáng kiến kinh doanh, kinh nghiệm quản lý.
Đồng thời, hộ gia đình là nơi tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu dùng mà các doanh nghiệp đã sản xuất.
b) Chủ thể kinh tế thứ hai: Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp sử dụng các yếu tố sản xuất do các họ gia đình cung ứng để tiến hành hoạt động sản xuất của mình, tạo ra sản phẩm dịch vụ cung ứng cho thị trường.
c) Chủ thể kinh tế thứ ba: Chính phủ
Chính phủ có thể chi tiêu trực tiếp để mua các loại hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cung ứng các loại hàng hóa dịch vụ công cộng cho xã hội (như: đường xá, công viên, bến bãi, bệnh viện, trường học, văn phòng làm việc của chính phủ trung ương và địa phương, …)
Ngoài ra, chính phủ còn tham gia vào nền kinh tế với tư cách người điều tiết nền kinh tế bằng hệ thống luật pháp và những công cụ khác.
d) Chủ thể kinh tế thứ tư: Nước ngoài
Nước ngoài có thể tham gia vào nền kinh tế với hai tư cách, là người mua cũng có thể là người bán. Từ đó, tạo nên hai dòng giá trị: 
- Giá trị hàng xuất khẩu: đây là lượng chi tiêu nước ngoài mua hàng sản xuất trong nước, nên nó sẽ thành thu nhập của các doanh nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu. 
- Giá trị hàng nhập khẩu: ngược với xuất khẩu, đây là lượng chi tiêu trong nước để mua hàng của nước ngoài. Khi đó, nước ngoài là người bán. 
Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa, các tổ chức quốc tế ngày càng có nhiều ảnh hưởng chi phối nền kinh tế trong nước, tác động đến hệ thống luật pháp, thuế, … của mỗi quốc gia

3. Sơ đồ chu chuyển kinh tế



Sơ đồ chu chuyển kinh tế

Giải thích thêm về mô hình:
- Hai chủ thể chính là: các hộ gia đình và các doanh nghiệp. 
- Hai thị trường mà hai chủ thể này hoạt động là: thị trường yếu tố sản xuất và thị trường sản phẩm. 
- Trước hết, hãy hình dung, các hộ gia đình là người chủ sở hữu các yếu tố sản xuất của nền kinh tế nên họ sẽ cung ứng các yếu tố này cho thị trường yếu tố sản xuất. Đổi lại, họ có thư nhập từ việc cung ứng các yếu tố sản xuất, hình thành nên thu nhập của hộ gia đình (mà ta gọi là tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê,…). 
- Có thu nhập các hộ gia đình sẽ mua hàng hóa trên thị trường sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình. Đương nhiên, khi mua hàng, họ phải trả tiền cho thị trường này. 
- Các doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu và cầu của thị trường sẽ giải quyết được 3 vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế là: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào?Từ đó, với vốn đầu tư ban đầu, các doanh nghiệp sẽ mua, thuê các yếu tố sản xuất cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên thị trường yếu tố sản xuất, để về kết hợp, sử dụng theo những quy trình công nghệ nhất định, tạo ra sản phẩm, bán trên thị trường sản phẩm. khi tiêu thụ sản phẩm, họ sẽ thu được tiền, ta gọi đó là doanh thu.

Như vậy, trên thị trường sản phẩm, hộ gia đình là người mua, doanh nghiệp là người bán. Trên thị trường yếu tố sản xuất, hộ gia đình là người bán, doanh nghiệp là người mua. 

Nếu bạn đang gặp khó khăn với các học phần kinh tế học, hãy ghé thăm website Ôn thi sinh viên để cập nhật những tin tức bổ ích và nhận tài liệu, bài giảng full các môn học nhé!


Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT