REVIEW VỀ NGÀNH KIỂM TOÁN (SINH VIÊN NĂM NHẤT NEU CẦN BIẾT)

Ngày: 28/09/2020
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ KIỂM TOÁN
Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng cần có bộ phận Kế toán – Kiểm toán, và đây cũng là 1 trong những bộ phận quan trọng nhất của doanh nghiệp. Dù đã xuất hiện từ nhiều năm trước, nhưng cho đến hiện nay ngành Kế toán - Kiểm toán vẫn còn nguyên sự hấp dẫn. Kế toán – Kiểm toán luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng để một doanh nghiệp vận hành trơn tru vì sản phẩm của bộ máy này sẽ phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp đó, giúp các nhà quản trị đưa ra nhiều quyết định đúng đắn. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và các cuộc cách mạng về công nghiệp, nhu cầu về các dịch vụ tài chính như Kế toán hay Kiểm toán đang không ngừng tăng cao. Cuộc cách mạng 4.0 có thể làm giảm nhu cầu về nhân lực ở các ngành lao động khác, nhưng với ngành Kế - Kiểm, điều này càng đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao và có kinh nghiệm, sự hiểu biết về ngành.
Kiểm toán là một trong những ngành “truyền thống” tại NEU với bề dày chuyên môn luôn luôn nằm trong top đầu ở Hà Nội hiện nay, trang bị đầy đủ nhất cho các bạn học sinh, sinh viên những kiến thức chuyên môn nhất mà sau này làm việc sẽ cần áp dụng rất nhiều. Kiểm toán là ngành lâu đời ở NEU nên kinh nghiệm với kiến thức là nổi bật hoàn toàn so với các trường kinh tế khác. Đặc biệt, các môn tính toán, môn chuyên ngành thì đều là thầy cô giỏi và có kinh nghiệm lâu năm giảng dạy. Môi trường học tập thì khá đa dạng, có những bạn khá trầm, thích tập trung vào học nhưng cũng có những bạn năng động, thích tham gia nhiều hoạt động khác nhau.
  1. Kiểm toán là gì?
  • Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin tài chính được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.
  • Nói một cách dễ hiểu hơn thì Kiểm toán là công việc kiểm tra lại sổ sách kế toán, xác minh tính trung thực và đúng pháp luật hay không dựa vào các tài liệu và bằng chứng có liên quan, chứng thực lợi nhuận của công ty, phân tích tình hình tài chính, xem xét tính khách quan tài chính...
 
  1. So sánh kế toán và kiểm toán
  • Giống nhau:
+ Cả hai đều thuộc lĩnh vực về kế toán tài chính.
+ Đều làm việc trên những con số và dữ liệu từ nhiều đối tượng cung cấp, và sau đó tổng hợp lại thành một báo cáo tài chính để thuyết trình với người yêu cầu báo cáo.
+ Có kế toán thì mới có kiểm toán, kiểm toán cũng là từ cái gốc kế toán mà ra. Kiểm toán viên làm việc trên các số liệu do kế toán cung cấp và mục tiêu cuối cùng là đưa ra ý kiến đánh giá các thông tin mà kế toán đã lập ra.
  • Khác nhau:

>> Tham gia ngay group hỏi đáp, chia sẻ tài liệu ôn thi NEU cùng các mentor đạt A+ các môn
  1. Các loại kiểm toán
  • Kiểm toán nhà nước là gì?
  • Kiểm toán nhà nước chính là người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tính đúng đắn và hợp pháp của các số liệu đưa đến từ kế toán và xác nhận chúng.
  • Thực hiện việc quyết toán đối với các đơn vị sử dụng kinh phí được cấp từ cơ quan nhà nước.
  • Kiểm toán độc lập là gì?
  • Đó là loại kiểm toán được thực hiện từ những người kiểm toán viên tại các công ty hay văn phòng chuyên phụ trách về mảng kiểm toán chuyên nghiệp.
  • Hoạt động này khá phổ biến tại Việt Nam và nhiều đất nước có nền kinh tế phát triển do đó, những hoạt động kiểm toán nói chung sẽ được gọi với cái tên kiểm toán độc lập.
  • Kiểm toán hoạt động là gì?
  • Đây chính là loại kiểm toán được thực hiện tại những chi nhánh nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn đất nước Việt Nam.
  • Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
  • Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của người kiểm toán viên độc lập tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán đối với những báo cáo tài chính được kiểm toán, qua đó kiểm tra, đánh về mức độ trung thực và chính xác của bản báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp.
  1. Ngành kiểm toán có thể học ở đâu?
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Ngoại thương
  • Học viện Tài chính
  • Học viện Ngân hàng
  • Đại học Thương Mại
  • Đại học Quốc gia Hà Nội  
  1. Công việc chính của kiểm toán viên
  • Lập kế hoạch kiểm toán:
  • Trên cơ sở phân tích mục tiêu, giới hạn và nguồn tài liệu đã thu thập được, nhân viên kiểm toán lên kế hoạch các công việc phải thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Xây dựng chương trình kiểm toán:
  • Xác định số lượng và thứ tự các bước kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.
  • Thu thập thông tin:
  • Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán như kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, kiểm kê, điều tra, trắc nghiệm…
  • Ghi chép:
  • Ghi chép các phát hiện, những nhận định về các nghiệp vụ, con số, các sự kiện v.v… để tích lũy bằng chứng khách quan cho kết luận kiểm toán.
  • Báo cáo:
  • Lập báo cáo, đưa ra những kết luận khái quát về báo cáo tài chính của đơn vị.
  1. Cơ hội việc làm
  • Đối với những ai học kinh tế hay đặc biệt là theo Kiểm toán thì chắc chắn phải biết đến BIG4 - tập hợp 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới: PWC, Deloitte, E&Y, KPMG. Đây đều là mơ ước của tất cả các sinh viên chuyên ngành Kiểm toán, không chỉ thế sinh viên của các ngành khác cũng rất muốn đấu tranh đó nhé. Cơ hội vào được BIG4 không hề dễ đâu nha.
  • Cán bộ kế toán, tài chính, kiểm toán trong các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, Cơ quan Kiểm toán nhà nước, các công ty kiểm toán độc lập hoặc làm kiểm toán nội bộ trong các đơn vị, các tập đoàn, ngân hàng thương mại…
  • Ngoài Kế toán viên, kiểm toán viên độc lập các bạn có thể lựa chọn các hướng đi như kiểm toán nội bộ, kiểm soát viên, kế toán môi trường, thanh tra kinh tế, chuyên gia kế toán quốc tế, thuế, quản lý tài chính… Có rất nhiều những chuyên gia trong các lĩnh vực như tài chính, thuế đều có xuất phát điểm từ Kế toán – Kiểm toán.
  • Có thể tự tạo lập công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán để tìm kiến cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân
  • Làm cán bộ nghiên cứu, giảng viên giảng dạy về kế toán, kiểm toán tại các Trường, Viện, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán.
 
  1. Những tố chất cần có để trở thành Kiểm toán viên
  • Tính độc lập, không bị phụ thuộc vào bất cứ khách hàng cũng như một số liệu tài chính nào
  • Tính thận trọng, chỉ công bố điều gì khi có đủ bằng chứng
  • Trung thực, trách nhiệm và có niềm đam mê
  • Khả năng diễn đạt gãy gọn, khúc chiết
  • Óc quan sát và tư duy phân tích cao
  • Chăm chỉ học hỏi
  • Giỏi tính toán, yêu thích những con số
  • Khả năng chịu đựng áp lực công việc.
--------------------------------------------------------------
Hệ thống Ôn thi Sinh viên là hình thức giáo dục mới, cung cấp cho sinh viên một giảng đường thứ 2 mà tại đó các bạn sinh viên có thể tự học tự nghiên cứu và kiếm tra ngay kết quả học tập của mình.
Hệ thống sẽ dựa trên nền tảng kiến thức của Trường thêm vào đó là sự đóng góp bổ sung của chính các bạn sinh viên (chúng tôi sẽ tuyển các bạn sinh viên có thành tích học tập tốt, có khả năng truyền cảm hứng và truyền đạt kiến thức để xây dựng các bài giảng online với hình thức là các video …) để xây dựng những khóa học vừa phong phú về kiến thức lại vừa gần gũi dưới góc độ tiếp cận của các bạn sinh viên
Ngoài việc cung cấp cho sinh viên một giảng đường mọi lúc mọi nơi, Hệ thống Ôn thi Sinh viên còn tạo ra một diễn đàn trao đổi kiến thức, các nhóm có thể bổ trợ, hỗ trợ cho nhau và hơn hết Hệ thống còn hướng tới là nơi cung cấp cho các sinh viên những kỹ năng tư duy để chuẩn bị hành trang sau khi ra trường.
Vậy hành trang đó là gì:
- Trước hết đó là tấm bằng tốt với các kiến thức thực sự
- Nơi rèn luyện các chứng chỉ tiếng Anh (IELTS, TOEIC), tin học …
- Sự năng động và sáng tạo.
>> Xem thêm: Góc cảnh báo lừa đảo sinh viên nên đề phòng
                        Góc học bổng trường NEU