Phân tích nội dung quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu quy luật này?

Ngày: 18/01/2024
Quy luật lượng - chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu trong bài viết này! NHẬN NGAY TÀI LIỆU ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC LENIN TẠI ĐÂY
 

1. Vị trí, vai trò của quy luật 

- Quy luật này chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật.
- Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.

2. Các khái niệm về quy luật, chất, lượng

- Quy luật: là những mối liên hệ khách quan, phổ biến, tất nhiên lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau
- Chất: là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải cái khác 
Ví dụ: Con người phân biệt được với các loài động vật khác ở tính có ý thức; Nước không màu không mùi không vị.
****Phân biệt chất với thuộc tính
- Chất là sự thống nhất các thuộc tính, còn thuộc tính là những trạng thái, tính chất cơ cấu nên sự vật. Ví dụ: Thuộc tính của viên phấn là dùng để viết, còn chất của viên phấn là được làm bằng thạch cao.
- Chất và thuộc tính có MQH chặt chẽ, không có chất nằm ngoài sự vật.
+ Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính cơ bản và không cơ bản. (Thuộc tính cơ bản là thuộc tính giúp ta phân biệt được chất của sự vật này với sự vật khác; thuộc tính không cơ bản không giúp ta phân biệt được chất của một sự vật cụ thể). Chất của sự vật được tạo nên từ những thuộc tính cơ bản của sự vật. Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật cũng thay đổi theo. Ví dụ: So sánh muối và đường
+ Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất mà còn có nhiều chất, tùy thuộc vào mối quan hệ cụ thể của chúng. Ví dụ: Sinh viên A trong mối quan hệ với gia đình là một người con hiếu thảo lễ phép. Khi đặt sinh viên A trong mối quan hệ với bạn bè, nhà trường thì “chất” của sinh viên A là một người bạn tốt bụng, chăm chỉ, học giỏi, hòa đồng. Như vậy, tùy thuộc vào việc đặt một đối tượng trong các mối quan hệ liên đới thì đối tượng, hiện tượng ấy có thể có nhiều chất khác nhau.

+ Chất của sự vật không những được quy định bởi những thuộc tính cấu thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các thuộc tính ấy.
Ví dụ: Kim cương và than chì giống nhau về thành phần hóa học (cấu tạo hoàn toàn từ carbon) nhưng cách liên kết giữa các nguyên tử khác nhau dẫn đến sự khác nhau về chất giữa chúng (kim cương có tính chất cứng, sáng còn than chì thì lại có tính chất mềm dẻo, dễ bị han gỉ) 
- Lượng dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, tổng số các bộ phận, đại lượng; ở trình độ quy mô và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Chiều cao, cân nặng của con người; một tấn thóc; vận tốc 20 km /h; quy mô lớn, nhỏ.

3. Mối quan hệ giữa chất và lượng (Nội dung quy luật chuyển hóa lượng – chất)

Mối quan hệ giữa các khái niệm cấu thành quy luật chỉ ra rằng, mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, chúng tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ, trong phạm vi độ đó, chất và lượng đã tác động lẫn nhau làm cho sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ lượng.
Ví dụ: Lớp A và B có cùng sĩ số, lớp A có 20 HSG, lớp B có 30 HSG. Khi xét về trình độ học tập của 2 lớp thì lớp B tốt hơn, 30 HSG là chất. Khi so sánh số HSG 2 lớp thì 30 HSG lớp B là lượng.
- Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất: Lượng là yếu tố động, luôn thay đổi (tăng hoặc giảm). Lượng biến đổi dần dần, tuần tự và có xu hướng tích lũy để đạt tới điểm nút. Tại điểm nút, diễn ra sự nhảy vọt, đó là quá trình biến đổi về chất của sự vật. Chất cũ mất đi, chất mới ra đời thay thế cho nó. Độ là khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hoá. Độ thể hiện sự thống nhất giữa chất và lượng.
Ví dụ: 0 < t < 100oC nước vẫn ở thể lỏng.
- Sự thay đổi về lượng của sự vật vẫn tiếp tục diễn ra, khi tới điểm nút sẽ dẫn đến sự chuyển hóa về chất của sự vật.
+ Điểm nút là khái niệm dùng để chỉ thời điểm (điểm giới hạn) mà tại đó sự tích lũy về lượng đã đủ dẫn đến sự chuyển hóa (thay đổi) về chất của sự vật.
Ví dụ: 0 và 100oC là điểm nút 
+ Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ sự chuyến hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển của sự vật và là sự khởi đầu cho một giai đoạn vận động, phát triển mới của sự vật ấy.
****Các hình thức bước nhảy: 
+ Bước nhảy toàn bộ - là những bước nhảy làm cho tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố của sự vật, hiện tượng thay đổi. 
Ví dụ : Chiến thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn, đất nước bước sang thời kỳ mới.
+ Bước nhảy cục bộ - là loại bước nhảy chỉ làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận của sự vật, hiện tượng đó. 
Ví dụ : Dù xã hội đã hiện đại, bình đẳng nhưng 1 phần nhỏ vẫn chưa thay đổi, tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ,…
+ Bước nhảy đột biến - khi chất của sự vật, hiện tượng biến đổi mau chóng ở tất cả mọi bộ phận cơ bản của nó. 
+ Bước nhảy dần dần - là quá trình thay đổi về chất diễn ra do sự tích luỹ dần những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ, làm cho sự vật, hiện tượng biến đổi chậm. 
Ví dụ : Quá trình học tập tích lũy từ từ cho đủ số tín chỉ để đủ điều kiện sang học kỳ mới là bước nhảy  dần dần. Trường hợp học vượt cấp là bước nhảy đột biến.
- Sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng
+ Chất là yếu tố ổn định, khi lượng thay đổi trong phạm vi độ, chất chưa có biến đổi căn bản.

+ Chất đổi sẽ xảy ra hiện tượng nhảy vọt tại điểm nút 
+ Biến đổi về chất diễn ra nhanh chóng, đột ngột, căn bản, toàn diện. Chất cũ (sự vật cũ) mất đi, chuyển hóa thành chất mới (sự vật mới) 
+ Chất đổi sinh ra SV mới, mang lượng mới => tiếp tục biến đổi
=> Quy luật lượng đổi - chất đổi không chỉ nói lên một chiều là lượng đổi dẫn đến chất đổi mà còn có chiều ngược lại, là khi chất mới đã ra đời, nó lại tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất với lượng, thể hiện ở chỗ sự tác động của chất mới về quy mô, trình độ, nhịp điệu v.v… đối với lượng mới tạo nên tính thống nhất giữa chất mới với lượng mới.

4. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa lượng - chất 

- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải biết từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật.
- Khắc phục tư tưởng vội vàng, nôn nóng c甃̀ng như tư tưởng bảo thủ, trì trệ (vội vàng thực hiện bước nhảy khi chưa tích lũy đủ về lượng hoặc không dám thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy đủ về lượng).
- Khi đã tích lũy về lượng thì phải quyết tâm thực hiện bước nhảy kịp thời, chuyển sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất.
- Trong hoạt động thực tiễn, cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy: tùy điều kiện cụ thể mà chúng ta lựa chọn hình thức bước nhảy cho phù hợp.
- Do chất của sự vật còn bị quy định bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên trong thực tiễn cần có phương pháp phù hợp để tác động đến phương thức liên kết nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng tốt đẹp
****Quy luật này được vận dụng trong thực tiễn cách mạng ở Việt Nam rất sinh động:
- Trong cách mạng chống thực dân, đế quốc, Đảng ta đã xây dựng lực lượng cách mạng dần dần, từ nhỏ đến lớn, từ những trận đánh nhỏ đến trận đánh lớn, từ đánh du kích đến trận đánh chính quy. Quá trình phát triển của phong trào cách mạng được biến đổi dần dần. 
Ví dụ: 
+ Trong kháng chiến chống thực dân Pháp: từ chiến thắng Việt Bắc Thu-Đông (1947), chiến thắng biên giới (1950), chiến thắng Hòa Bình, Tây Bắc (1952-1953), cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) làm chấn động địa cầu. Sự biến đổi dần dần về quân sự đã tạo ra sự biến đổi về chất. Thực dân Pháp phải đầu hàng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Đất nước ta bước sang giai đoạn mới thay đổi hẳn về chất.
+ Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam: từ chiến thắng chiến tranh đặc biệt (1961-1965) đến chiến tranh cục bộ (1965-1968), chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa (1969 - 1973) của đế quốc Mỹ và cuối cùng chúng ta đã mở chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng miền Nam, đỉnh cao của nó là chiến dịch "Hồ Chí Minh" (ngày 30.4.1975). 
- Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế đất nước, chúng ta cũng ứng dụng phương pháp luận của qui luật lượng chất. Phải xây dựng cơ sở vật chất từ đầu, phải tích lũy và tận dụng sức mạnh của các thành phần kinh tế, phát động sức mạnh của toàn dân, của các nguồn lực kinh tế của đất nước để tạo nên sức mạnh to lớn của nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, nền kinh tế nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu to lớn. Tổng thu nhập GDP đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch.
=> Kết luận: Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại chỉ rõ cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

 

Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT