Phân tích các điểm trọng tâm trong quan điểm quản trị marketing và quan điểm marketing đạo đức xã hội. Hãy lấy ví dụ về một doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam theo đuổi quan điểm marketing đạo đức xã hội

Ngày: 07/06/2024
Phân tích các điểm trọng tâm trong quan điểm quản trị marketing và quan điểm marketing đạo đức xã hội. Hãy lấy ví dụ về một doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam theo đuổi quan điểm marketing đạo đức xã hội. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu nhé!
 

1. Phân tích các điểm trọng tâm trong quan điểm quản trị marketing và quan điểm marketing đạo đức xã hội

Lý thuyết marketing hiện đại và ứng dụng nó là một quá trình gắn liền với việc tìm kiếm các phương pháp quản trị doanh nghiệp hướng ra thị trường. Những nguyên lý của marketing hiện đại còn được ứng dụng vào cả những hoạt động chính trị, xã hội. Cho đến nay người ta đã tổng kết từ trong thực tiễn có thể tồn tại 5 quan điểm quản trị marketing
 
Quan điểm Nội dung Trọng tâm Hạn chế
Quan điểm tập trung vào sản xuất - Quan điểm tập trung vào sản xuất là một trong những quan điểm chỉ đạo nhà kinh doanh sớm nhất và lâu đời nhất. 
- Quan điểm định hướng sản xuất cho rằng: Người tiêu dùng sẽ ưa thích nhiều sản phẩm được bán rộng rãi với giá hạ. Vì vậy những nhà quản trị cho rằng hoạt động sản xuất là hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc tăng quy mô sản xuất và mở rộng phạm vi tiêu thụ.
Sự thành công của doanh nghiệp theo quan điểm này là số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều với mức giá thấp  Chỉ áp dụng cho một số trường hợp khi cung chưa đáp ứng cầu, cạnh tranh chưa có hoặc việc hạ giá sản phẩm sẽ đem lại lợi thế cho doanh nghiệp về thị phần. Ngoài 2 trường hợp trên thì khó có thể đảm bảo sự thành công cho doanh nghiệp.
Quan điểm tập trung vào hoàn thiện sản phẩm hay định hướng công nghệ - Quan điểm này cho rằng: Người tiêu dùng luôn ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao, nhiều công dụng và tính năng mới. Vì vậy, để thành công các doanh nghiệp phải luôn tập trung mọi nguồn lực vào việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng hoàn hảo và thường xuyên cải tiến chúng thì khách hàng sẽ tự tới mua.  Sự thành công đối với một doanh nghiệp chính là vai trò dẫn đầu về chất lượng và đặc tính sản phẩm hiện có. Không đảm bảo chắc chắn thành công vì nhu cầu và thị hiếu khách hàng luôn thay đổi, chưa đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Doanh nghiệp dễ rơi vào định nghĩa thị trường quá hẹp.
Quan điểm tập trung vào bán hàng Quan điểm này khẳng định rằng: Người tiêu dùng thường bảo thủ đầy sức ỳ với thái độ ngần ngại, chần chừ khi ra quyết định mua sắm  Để thành công doanh nghiệp cần tập trung mọi nguồn lực vào khâu tiêu thụ, cố gắng vào việc thúc đẩy bán hàng và khuyến khích mua hàng. Chỉ phù hợp với những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm ít có tính biến đổi về chất lượng hoặc sản phẩm có nhu cầu thụ động như bảo hiểm. Chưa đảm bảo thành công nếu doanh nghiệp không tìm hiểu kỹ nhu cầu khách hàng
Quan điểm marketing - Quan điểm kinh doanh theo cách thức marketing là một triết lý kinh doanh xuất hiện muộn hơn so với ba quan điểm trên, vào đầu những năm 1950. 
- Khác biệt chính của quan điểm Marketing so với quan điểm bán hàng là quan điểm Marketing xuất phát từ thị trường mục tiêu, tập trung vào “Hiểu biết nhu cầu khách hàng”, và thực hiện Marketing Mix để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. 
- Qua đó có thể thấy quan điểm Marketing hiện đại đã có khác biệt lớn nhất so với quan điểm truyền thống đó là không phải trọng tâm xuất phát từ những gì mà doanh nghiệp có mà phải dựa trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Chìa khóa để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp là doanh nghiệp phải xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường (khách hàng) mục tiêu, từ đó tìm cách đảm bảo thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. 

>>> Xem thêm: NEU TỔNG ÔN QUẢN TRỊ MARKETING
 
Quan điểm Marketing đạo đức xã hội (Hay quan điểm marketing hướng đến sự kết hợp ba lợi ích: Người tiêu dùng; nhà kinh doanh và xã hội) - Là một quan điểm mới trong những năm gần đây. 
- Xuất phát từ lập luận là nếu như các doanh nghiệp chỉ chú ý tới lợi ích của riêng mình và lợi ích của khách hàng của họ thì có thể làm tổn hại đến lợi ích của người khác, của cộng đồng. Do đó dẫn đến hiện tượng như: huỷ hoại và gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, không chú ý đến các dịch vụ xã hội... Vì vậy quan điểm marketing hiện đại nhất đòi hỏi các công ty phải quan tâm đến cả lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Đó cũng chính là thể hiện sự quan tâm tới bản thân lợi ích của doanh nghiệp và khách hàng của họ. 
Xuất phát từ đó quan điểm marketing đạo đức - xã hội khẳng định rằng: Nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác định đúng nhu cầu, mong muốn và lợi ích của thị trường mục tiêu, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó một cách hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh, đồng thời bảo toàn và củng cố mức sống sung túc của toàn xã hội.  Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm theo quan điểm này thường dễ gặp rủi ro tài chính hoặc khó khăn trong việc mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp vì việc đảm bảo lợi ích cho xã hội đôi khi sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng chi phí đầu tư sản xuất, tăng giá thành sản phẩm, hay thậm chí phải đổi mới dây chuyền công nghệ. 
 

2. Ví dụ về một doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam theo đuổi quan điểm marketing đạo đức xã hội

Vinamilk là một trong những thương hiệu sữa lớn được hầu hết khách hàng biết đến. Được thành lập vào năm 1976, trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, đến nay Vinamilk đã gặt hái được những thành công nhất định trên chặng đường phát triển của mình.
 
Vinamilk: Trách nhiệm xã hội và câu chuyện văn hóa doanh nghiệp
Vinamilk với các hoạt động ý nghĩa

Vinamilk không chỉ nổi tiếng với chất lượng sản phẩm cao mà còn chú trọng vào các hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường. Công ty thường xuyên thực hiện các chiến dịch từ thiện, hỗ trợ giáo dục, và tham gia vào những hoạt động bảo vệ môi trường như giảm thiểu lượng rác thải và sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững. Điều này thể hiện cam kết của Vinamilk không chỉ làm ăn để kiếm lợi nhuận mà còn chịu trách nhiệm đối với cộng đồng và môi trường.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về môn học này. Để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa kỳ, bạn nên tham khảo thêm các tài liệu tham khảo cũng như luyện tập thường xuyên! Chúc các bạn học tốt!

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT