Phân biệt cầu, lượng cầu, cung và lượng cung, quy luật cung - cầu

Ngày: 11/11/2023
Cầu, lượng cầu, cung và lượng cung là những khái niệm cơ bản trong kinh tế vi mô. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng giữa chúng, cũng như các yếu tố tác động đến chúng. Cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu nhé!!

Phân biệt cầu, lượng cầu, cung và lượng cung trong kinh tế vi mô

I. Cầu là gì?

1. Khái niệm cầu và lượng cầu

Cầu Lượng cầu
Cầu D là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định và các yếu tố khác không đổ Lượng cầu (QD) là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại mỗi mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng các yếu tố khác không đổi…
VD: Bạn muốn ăn 2 bánh mì thì đó là lượng cầu, ăn xong tính tiền đi về chủ quán thấy bạn cute quá nên cho bạn thêm 1 cái nữa, bạn ăn luôn thì đó gọi là cầu. Bởi vì ban đầu bạn không tính ăn trứng thứ 3 nhưng khi được cho thì bạn mới ăn, điều này có nghĩa là đã có yếu tố khách quan tác động khiến cho cầu thay đổi

2. Quy luật cầu 

Giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ đó giảm đi và ngược lại

3. Các yếu tố tác động đến cầu

- Cầu thay đổi:

  • Cầu tăng: Lượng cầu tăng lên tại mỗi mức giá

  • Cầu giảm: Lượng cầu giảm xuống tại mỗi mức giá 


Sự dịch chuyển đường cầu
- Sự di chuyểndịch chuyển đường cầu:
  • Di chuyển (trượt dọc) trên đường cầu : sư thay đổi vị trí các điểm khác nhau trên cung một đường cầu. Do giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi.
  • Dịch chuyển đường cầu: đường cầu thay đổi sang vị trí mới (sang phải hoặc trái). Do các yếu tố ngoài giá bán thân hàng hóa thay đổi.
- Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu: : thu nhập, thị yếu, sở thích, kỳ vọng về thu nhập, kỳ vọng về giá cả, …
 

II. Cung là gì? 

1. Khái niệm cung và lượng cung

Cung Lượng cung
Cung S là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong 1 thời gian nhất định và giả định tất cả các yếu tố khác không đổi. Lượng cung là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng bán tại một mức giá xác định trong 1 thời gian nhất định và giả định rằng các yếu tố các không đổi.
VD: : Cung của một cửa hàng trứng là 4000 qua/ngày. Khi giá trứng trên thị trường là 2.000 VND/qua, lượng cung trứng 3.000 qua/ngày. Tuy nhiên, khi giá trứng là 3.500 VNĐ/qua, thì sản lượng cung cấp trên thị trường lên tới 4.500 qua/ngày


2. Quy luật cung 

Giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cung về hàng hóa hay dịch vụ đó cũng tăng lên và ngược lại.

3. Các yếu tố tác động đến cung

- Sự dịch chuyểndi chuyển trên đường cung:
  • Di chuyển (trượt dọc) trên đường cung: sư thay đổi vị trí các điểm khác nhau trên cung một đường cung.Do giá của hàng hóa bản thân đang xét thay đổi.
  • Dịch chuyển đường cung: đường cung thay đổi sang vị trí mới ( sang phải hoặc trái). Do các yếu tố ngoài giá bản thân hàng hóa thay đổi.
- Cung thay đổi: 
  • Cung tăng: lượng cung tăng lên tại mỗi mức giá
  • Cung giảm: lượng cung giảm xuống tại mỗi mức giá

Sự dịch chuyển đường cung
- Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung: tiến bộ về công nghệ, giá của các yếu tố đầu vào, kỳ vọng về giá cả, các chinh sách của chính phủ,…
Xem thêm: 
Tài liệu Kinh Tế Vi Mô (tất cả các trường)
Xem thêm: 
Các dạng bài tập kinh tế vi mô
Xem thêm: 
Đề thi Kinh tế vi mô
Ôn thi sinh viên
Theo dõi fanpage Ôn thi sinh viên để tham gia các buổi livestream chữa bài kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô TẠI ĐÂY 
Subcribe Youtube Ôn thi sinh viên để xem bài giảng kinh tế vi mô miễn phí TẠI ĐÂY


Sau bài viết này liệu bạn đã phân biệt được 4 khái niệm này chưa ta?? Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về học phần này hãy thi thử ngay trắc nghiệm vi mô để củng cố kiến thức nhé!!