Phân biệt các cặp quy phạm xã hội sau: quy phạm pháp luật với Điều lệ của doanh nghiệp, quy phạm pháp luật với Quy phạm đạo đức, quy phạm pháp luật với Tín điều tôn giáo, quy phạm pháp luật với Phong tục tập quán
Ngày: 05/01/2024
Quy phạm pháp luật, Điều lệ doanh nghiệp, Quy phạm đạo đức, Tín điều tôn giáo, Phong tục tập quán là những quy phạm xã hội phổ biến. Tuy nhiên, mỗi loại lại có những đặc điểm riêng, cần được phân biệt để hiểu rõ hơn về bản chất và vai trò của chúng trong đời sống xã hội. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu nhé!!

1. Phân biệt quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức
ĐIỂM GIỐNG NHAU | ||
- Đều là tập hợp những quy tắc xử sự chung, là khuôn khổ, khuôn mẫu, chuẩn mực hướng dẫn con người cách xử sự trong xã hội. Pháp luật được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể đã xác định được mà được đặt ra cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh. Căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức và pháp luật để các chủ thể biết mình được làm gì, không được làm gì khi ở một hoàn cảnh, điều kiện nhất định. - Có tính phổ biến và xu hướng để phù hợp với xã hội. Đạo đức và pháp luật đều mang tính quy phạm phổ biến, là khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của mỗi con người trong xã hội. Chúng có tác động đến hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống và chủ thể trong xã hội. - Là kết quả, là đúc kết của quá trình nhận thức, phản ánh sự tồn tại và phát triển của xã hội trong những giai đoạn khác nhau. Pháp luật và đạo đức vừa chịu sự chi phối, vừa tác động tới đời sống kinh tế xã hội. - Được thực hiện và điều chỉnh nhiều lần trong thực tế cuộc sống để phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong xã hội. Vì ban hành ra pháp luật và các chuẩn mực đạo đức không chỉ để điều chỉnh một mối quan hệ cụ thể mà là để điều chỉnh cả một hệ thống xã hội chung. |
||
ĐIỂM KHÁC NHAU | ||
Tiêu chí | Quy phạm pháp luật | Quy phạm đạo đức |
Cơ sở hình thành | Do nhà nước ban hành | Được đúc kết từ cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân và được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ |
Hình thức thể hiện | Hệ thống của văn bản quy phạm pháp luật: Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư, | Thể hiện thông qua dạng không thành văn như văn hoá truyền miệng, phong tục tập quán, ca dao, tục ngữ…và dạng thành văn như kinh, sách chính trị,… |
Các biện pháp bảo đảm thực hiện | Pháp luật thông qua bộ máy cơ quan như cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp để đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp quyền lực nhà nước, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. | Tự giác, răn đe thông qua tác động của dư luận xã hội, khen chê, lên án, khuyến khích,… Lương tâm con người. |
II. Phân biệt quy phạm pháp luật và điều lệ doanh nghiệp
ĐIỂM GIỐNG NHAU | ||
Đều là quy tắc xử sự chung | ||
ĐIỂM KHÁC NHAU | ||
Tiêu chí | Quy phạm pháp luật | Điều lệ doanh nghiệp |
Cơ sở hình thành | Nhà nước ban hành các quy tắc xử sự mới hoặc thừa nhận các quy tắc có sẵn nâng lên thành pháp luật | Chủ doanh nghiệp/ Hội đồng quản trị lập ra từ yêu cầu quản lí nhân viên của doanh nghiệp |
Phạm vi tác động | Tất cả mọi người trong xã hội | Những người hoạt động trong doanh nghiệp |
Các biện pháp bảo đảm thực hiện | Cưỡng chế, giáo dục, thuyết phục | Kỷ luật (Phạt tiền, kỷ luật, chuyển công tác, thôi việc,...) |
Mối quan hệ giữa QPPL và điều lệ doanh nghiệp | Quy phạm pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ, những điều DN không được làm và trách nhiệm pháp lí nếu vi phạm | Nằm trong sự kiểm soát của nhà nước và pháp luật, không được trái với pháp luật |
Hình thức | Hiến pháp, các bộ luật | Văn bản giấy, hợp đồng, bản nội quy |
III. Phân biệt quy phạm pháp luật và tín điều tôn giáo
ĐIỂM GIỐNG NHAU | ||
Tôn giáo và pháp luật đều sinh ra với tác dụng là những công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, chúng đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi con người, vì một xã hội trật tự, ổn định và phát triển. | ||
ĐIỂM KHÁC NHAU | ||
Tiêu chí | Quy phạm pháp luật | Tín điều tôn giáo |
Cơ sở hình thành | Do nhà nước ban hành. Thể hiện ý chí của chính quyền | Do sự thần thánh hóa, linh thiêng hóa các vấn đề của một số bộ phận người dân |
Tính thống nhất | Các quy định của pháp luật luôn phải được nhận thức và thực hiện, áp dụng chính xác, thống nhất trong phạm vi hiệu lực của nó. Chính xác đến từng chi tiết, từng mô hình hành vi | Các quy định của tôn giáo luôn trong trường hợp chung chung và không thống nhất |
Phạm vi | Rộng, có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong xã hội | Hẹp, áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt |
Sự điều chỉnh | Mang tính bắt buộc cưỡng chế | Mang tính tự nguyện |
Số lượng | Trong một đất nước chỉ tồn tại một hệ thống pháp luật duy nhất do Nhà nước ban hành | Trong một đất nước có thể có nhiều tôn giáo khác nhau |
Mục đích | Mục đích của pháp luật mang tính hiện thực | Tôn giáo là ngoài mục đích hiện thực, thường có lý tưởng cao xa hơn |
Cách thức và cơ chế điều chỉnh | Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành vi con người bằng cách quy định cho chủ thể tham gia các quan hệ đó các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. | Tôn giáo điều chỉnh hành vi của tín đồ của mình bằng cách quy định nghĩa vụ, bổn phận của họ, xác định cho họ những hành vi nên làm, không nên làm, cần phải làm, không được làm |
Tính xác định | Hầu hết những nghĩa vụ, bổn phận của tín đồ thường không mang tính xác định một cách chặt chẽ | Cho phép, bắt buộc hay cấm đoán luôn được xác định rất rõ ràng. Để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với chủ thể, Nhà nước quy định các biện pháp cưỡng chế sẽ được áp dụng trong bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật |
Xem thêm: Cách tra cứu văn bản quy phạm pháp luật

IV. Phân biệt quy phạm pháp luật và phong tục tập quán
ĐIỂM GIỐNG NHAU | ||
- Đều là quy tắc xử sự chung - Là những khuôn mẫu, chuẩn mực hướng dẫn cách xử sự cho con người khi tham gia vào quan hệ xã hội nhất định, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo những cách thức mà chúng đã nêu ra - Tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi con người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, của tập quán, có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp tập quán; hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái tập quán. - Pháp luật và tập quán đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh. - Pháp luật và tập quán đều được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, bởi vì chúng được ban hành không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể, một trường hợp cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là mọi trường hợp, khi điều kiện hoặc hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra - Đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội |
||
ĐIỂM KHÁC NHAU | ||
Tiêu chí | Quy phạm pháp luật | Phong tục tập quán |
Chủ thể ban hành | Nhà nước | Nhóm người, dân cư trong địa phương nhất định |
Quá trình hình thành và phát triển | Pháp luật được hình thành thông qua 3 con đường: +) Thừa nhận các quy tắc có sẵn nâng chúng lên thành pháp luật +) Thừa nhận cách giải quyết một vụ việc trong thực tế rồi lấy làm khuôn mẫu cho các sự việc khác +) Đặt ra các quy tắc xử sự mới |
Tập quán lúc đầu được hình thành một cách tự phát trong cộng đồng xã hội, là thói quen ứng xử có tính chất lặp đi lặp lại |
Thể hiện ý chí | Thể hiện ý chí của lực lượng cầm quyền | Thể hiện ý chí của một cộng đồng dân cư trong địa phương nhất định. |
Tính quy phạm phổ biến | Có tính quy phạm phổ biến | Chỉ tác động tới một bộ phận dân cư nhất định |
Tính hệ thống | Là một hệ thống các quy phạm | Không có tính hệ thống |
Hình thức | Có tính xác định về hình thức | Không có tính xác định về hình thức |
Phạm vi điều chỉnh | Có những quan hệ xã hội pháp luật điều chỉnh nhưng tập quán ko điều chỉnh | Có những quan hệ xã hội tập quán điều chỉnh nhưng pháp luật không điều chỉnh |
Biện pháp bảo đảm thực hiện | Giáo dục, tuyên truyền, cưỡng chế, ép buộc,…bằng quyền lực nhà nước | Chủ yếu dựa trên tinh thần tự giác của những con người, không bị buộc phải thực hiện hay có những biện pháp như cưỡng chế thực hiện. |
Bài viết đã cung cấp nội dung về các quy phạm xã hội phổ biến. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các nguồn tài liệu khác như sách giáo khoa, bài giảng của giảng viên,... để có thêm kiến thức về môn học nhé!!

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT