Tích lũy tư bản là gì? Nêu thực chất của tích luỹ tư bản và một số hệ quả của tích lũy tư bản Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Ngày: 09/01/2024
Tích lũy tư bản, trong kinh tế chính trị Mác - Lênin là việc biến một bộ phận giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, còn trong các lý luận kinh tế học khác, nó đơn giản là sự hình thành tư bản. Hãy cùng Ôn thi sinh viên  tìm hiểu nhé!

1. Tích lũy tư bản là gì?

Tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm (tư bản mới). Các giá trị thông qua đầu tư sẽ mang đến các giá trị mới được sinh ra. Nếu xét ở thời điểm này, nó được xem là tư bản mới. Nhưng khi sử dụng nó để thực hiện đầu tư, nó lại đóng vai trò là tích lũy tư bản. Thông thường, các giá trị thặng dư sẽ được sử dụng một phần để tham gia vào các tích lũy mới.

2. Bản chất của tích lũy cơ bản

a) Xuất phát từ lợi ích nhà tư bản mong muốn
Nhà tư bản mong muốn giàu lên với các nắm giữ lớn hơn cho giá trị thặng dư. Cho nên nhu cầu trong đầu tư luôn được thể hiện. Trong tính chất sản xuất hay kinh doanh, họ mua giá trị từ hàng hóa sức lao động của công nhân. Từ đó tiến hành công việc để tìm kiếm giá trị từ hàng hóa được tạo ra. Cũng chính các tính toán đó mà sau khi trừ các chi phí ban đầu, họ vẫn nhận về cho mình những giá trị thặng dư.
b) Tính liên tục và tái sản xuất
Các lợi ích ổn định có thể được tìm kiếm khi sản xuất hay kinh doanh được tiến hành ổn định. Nhà tư bản với nhu cầu trong tiêu dùng hay tích lũy cũng không dừng lại. Do đó mà tái sản xuất là bản chất của tích lũy tư bản. 
Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại không ngừng. Tính chất thực hiện hoạt động bên cạnh các lợi thế và tiềm năng mà nhà tư bản xác định. Đồng thời, với tham vọng tìm kiếm lợi ích, nhà tư bản cũng xây dựng chiến lược cho việc mở rộng quy mô. Điều này thể hiện với các đổi mới trong dây chuyền sản xuất, bằng việc thay thế các tư liệu sản xuất phù hợp. Các nhân công cũng cần thiết đáp ứng tiêu chí lao động ngày càng cao. Nó giúp cho các giá trị trả cho tiền lương được thực hiện hiệu quả. Từ đó mà giá trị thặng dư có thể kiếm về cho nhà tư bản là lớn hơn.

c) Hướng đến tái sản xuất mở rộng
Hình thức tiến hành của chủ nghĩa tư bản là tái sản xuất mở rộng. Trong tính chất sản xuất quan tâm đến nhiều yếu tố lâu dài và bền vững. Đây có thể là các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thặng dư. Tuy nhiên đều mang đến hiệu quả và thuận lợi cho nhà tư bản khi thu hút được nhiều nhu cầu hơn. Bao gồm: 
- Tái sản xuất ra của cải vật chất, quan hệ sản xuất. Mang đến các đảm bảo cho nhu cầu ổn định và phát triển của con người. Trong đó còn làm mới phù hợp và hiệu quả cho việc thu về giá trị thặng dư. 
- Tái sản xuất sức lao động của con người. Thông qua các máy móc hiện đại thay thế sức lao động. Cũng như khai thác về trình độ kỹ thuật nhiều hơn. Nhờ vậy mà sức lao động được sử dụng hiệu quả và đảm bảo hơn. 
- Tái sản xuất môi trường sống của con người. Phản ánh với các điều kiện sống được nâng cao. Bên cạnh việc sử dụng và khai thác, tác động đến môi trường. Khắc phục những tác động đến môi trường mang đến tính chất xanh, sạch, đẹp.

3. Một số hệ quả của tích lũy tư bản

1. Thứ nhất, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.
- Để hiểu được bản chất cấu tạo hữu cơ là gì, ta cần chú ý tới 2 khái niệm: cấu tạo kỹ thuật của tư bản và cấu tạo giá trị của tư bản.
- Ta cùng trở lại với quá trình sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Để sản xuất, nhà tư bản phải ứng trước tư bản để mua các yếu tố đầu vào gồm : mua tư liệu sản xuất và mua sức lao động của người công nhân. Cấu tạo của tư bản đầu vào có thể được xem xét bằng hình thái hiện vật và hình thái giá trị.

- Về hình thái hiện vật, cấu tạo của tư bản gồm tư liệu sản xuất (máy móc, nhà xưởng, nguyên, nhiên liệu) và sức lao động. Và tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết đó gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Nó hiện vật hóa bằng số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do một công nhân sử dụng trong một thời gian nhất định.

Ví dụ như: 1 máy dệt / 1 công nhân, 1000 kwh điện / 1 công nhân hoặc 100m vải/ 1 công nhân. Một điểm chú ý rằng, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học ; thì cấu tạo kỹ thuật của tư bản có xu hướng ngày càng tăng lên. Giả sử như ban đầu, tỷ lệ là 1 máy dệt/ 1 công nhân chỉ sử dụng, nhưng khi khi khoa học kỹ thuật phát triển, tự động hóa xuất hiện, 1 công nhân có thể xử lý 2 đến 3 máy dệt 1 lúc. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản có xu hướng ngày càng tăng lên là vì đó.

- Đó là xét về mặt hiện vật, còn xét về mặt giá trị, tức là ta gạt bỏ hình hiện vật sang 1 bên, giá tư bản ứng trước được chia thành 2 phần : Giá trị Tư bản bất biến (c) và giá trị tư bản khả biến (v). Khi đó, tỷ lệ giữa số lượng giá trị tư bản bất biến và số lượng giá trị tư bản khả biến để sản xuất gọi là cấu tạo giá trị của tư bản.
Ví dụ: Một lượng tư bản ứng trước là 100.000 $, trong đó giá trị tư bản bất biến © là 80.000 $ và giá trị tư bản khả biến (v) là 20.000$. Vậy tỷ lệ giữa giá trị tư bản bất biến và giá trị tư bản khả biến chính là cấu tạo giá trị của tư bản bằng : c/v = 80.000 / 20.000 = 4/1. 
Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cấu tạo giá trị của tư bản. Tỷ lệ 1 máy dệt /1 công nhân giá trị là 80.000 $/20.000$ thì khi tăng lên 2 máy dệt /1 công nhân đương nhiên có thể sẽ kéo theo tỷ lệ giá trị 160.000 $/20.000 $.
=> Bởi vậy, cấu tạo kỹ thuật quyết định cấu tạo giá trị và cấu tạo giá trị phản ánh cấu tạo kỹ thuật. Để biểu hiện mối quan hệ đó, C.Mác đưa ra phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản.
- Cấu tạo hữu cơ là cấu tạo giá trị do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật. Như vậy, cấu tạo hữu cơ bản chất là cấu tạo giá trị, nhưng mang ý nghĩa toàn diện hơn, nó phản ánh được mối quan hệ qua lại với cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
- Vậy tại sao lại nói, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản? Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, với tiến bộ của khoa học, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng, do đó cấu tạo giá trị của tư bản của tư bản cũng tăng lên, nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên. Tiến bộ của khoa học kỹ thuật có tác dụng tích cực làm tăng năng suất lao động xã hội và phát triển sản xuất, nhưng vô hình chung lại kéo theo một bộ phận người lao động bị thất nghiệp do máy móc thay thế.
2. Hệ quả thứ hai, tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản.
- Tích tụ và tập trung tư bản là gì ? Chúng ta hình dung, để mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản sẽ tái sản xuất mở rộng, tư bản hóa giá trị thặng dư tức là trích một phần giá trị thặng dư thu được đem trở lại đầu tư sản xuất cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Quá trình đó Mác gọi là tích tụ tư bản.

Ví dụ: năm thứ nhất , tư bản ứng trước 100.000 $ vào đầu tư. Năm thứ hai, tư bản thu được giá trị thặng dư và tiếp tục dùng 10.000 $ để tái sản xuất. Tư bản đầu tư tăng lên 110.000$. Năm thứ ba, tư bản đầu tư tăng lên 120.000 $

- Tương tự như vậy, dần dần tư bản cá biệt không ngừng lớn lên. Đó là quá trình tích tụ của tư bản. Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản, nó phản ánh quan hệ kinh tế - xã hội giữa người công nhân và nhà tư bản, giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Ngoài ra, để mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản có thể hợp nhất tư bản cá biệt thành một tư bản cá biệt lớn hơn, đó chính là quá trình tập trung tư bản.
Ví dụ như :
  • Tư bản cá biệt A : có tư bản đầu tư 100.000 $
  • Tư bản cá biệt B : có tư bản đầu tư 200.000 $
  • Tư bản cá biệt C : có tư bản đầu tư 300.000 $
Sự tập trung tư bản diễn ra, khi hợp nhất 3 tư bản cá biệt thành tư bản D có quy mô lớn hơn bằng 600.000 $.

Có thể thấy, sự khác biệt giữa tích tụ và tập trung tư bản là ở chỗ:
- Tích tụ tư bản làm cho tư bản cá biệt tăng lên và tư bản xã hội cũng tăng theo. Còn tập trung tư bản chỉ làm cho tư bản cá biệt tăng quy mô còn tư bản xã hội vẫn như cũ.
- Tích tụ và tập trung tư bản có sự tác động tương hỗ với nhau và đều góp phần tạo tiền đề để đẩy nhanh tích lũy.
3. Hệ quả thứ ba, Tích lũy tư bản làm bần cùng hóa người lao động làm thuê.
Ở hệ quả thứ nhất, ta thấy việc tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản (chính là việc sử dụng nhiều máy móc hơn) làm cho một bộ phận người lao động bị thất nghiệp và bần cùng hóa la động làm thuê. Do đó, quá trình tích lũy tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện sự tích lũy sự giàu sang về phía giai cấp tư sản; mặt khác tích lũy sự bần cùng về phía công nhân làm thuê. Bần cùng hóa thể hiện dưới hai hình thức là bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối.
 
  Bần cùng hóa tương đối Bần cùng hóa tuyệt đối
Khái niệm Bần cùng hóa tương đối là tỷ lệ thu nhập của giai cấp công nhân trong thu nhập quốc dân ngày càng giảm, còn tỷ lệ thu nhập của giai cấp tư bản ngày càng tăng.  Bần cùng hóa tuyệt đối thể hiện ở sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp công nhân làm thuê. Thể hiện rõ nét ở những người đang thất nghiệp, ở toàn bộ giai cấp công nhân khi tình hình kinh tế khó khăn (khủng hoảng, lạm phát, suy thoái…), ở công nhân trong các nước nghèo…
Ví dụ sau chu kỳ sản xuất, thu nhập của giai cấp tư bản tăng 5%, trong khi thu nhập của công nhân có thể chỉ tăng 2%. Mặc dù, có thể thể thu nhập của giai cấp công nhân tăng tuyệt đối nhưng tăng chậm hơn nhiều so với thu nhập giai cấp tư sản. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng.  thu nhập của người công nhân không tăng, nhưng lạm phát cao, tiền mất giá, nền kinh tế suy thoái. Tiền sinh hoạt trước đây 500 $ có thể tiêu dùng cho gia đình trong 1 tháng, nhưng khi tiền mất giá, thì 500$ không thể tiêu dùng được trong 1 tháng như trước nữa, chẳng hạn.


 
 
Trên đây là toàn bộ nội dung tích lũy tư bản! Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, ghé ngay website Ôn thi sinh viên để tìm cho mình lộ trình ôn tập phù hợp nhé!!


Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT